3629. Thâm nhập công ty cổ phần Kinh Đô, hé lộ những sự thật kinh hoàng!
11:27 | 17/09/2015
Trong vai những công nhân mùa vụ làm bánh trung thu tại Công ty Bánh kẹo Kinh Đô Miền Bắc (một công ty trực thuộc Công ty Cổ phần Kinh Đô), nhóm phóng viên và cộng tác viên của Báo Điện tử Tầm nhìn đã tận thấy những sự thật kinh hoàng; Đó là những cảnh tượng bẩn thỉu, ô uế, mất vệ sinh và... khó có thể tưởng tưởng lại có thể xảy ra trong quá trình sản xuất những sản phẩm bánh kẹo mang thương hiệu nức tiếng - Kinh Đô.
Bài 1: “Gia nhập” vào Kinh Đô
Để phục vụ nhu cầu bánh kẹo tăng cao trong mùa trung thu,Công ty Bánh kẹo Kinh Đô Miền Bắc (Km 22, thị trấn Bần, Hưng Yên) rầm rộ đăng tuyển nhân viên mùa vụ. Trong số những công nhân được nhận vào làm, có một 05 người là các phóng viên, cộng tác viên của Báo Điện tử Tầm nhìn được cử “thâm nhập” vào Kinh Đô theo chỉ đạo từ Ban Biên tập. Từ đây, chúng tôi được chứng kiến những cảnh tượng bẩn, mất vệ sinh trong các khâu sản xuất theo cách… không thể tin nổi!
Trúng tuyển
Theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng, những lao động muốn được nhận vào Kinh Đô phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Trên 18 tuổi, đã tốt nghiệp cấp 3, có sơ yếu lí lịch rõ ràng, có giấy khám sức khỏe… Hồ sơ phải được công chứng và có xác nhận của chính quyền địa phương. Các công đoạn tuyển dụng của Kinh Đô với nhóm công nhân thời vụ này bao gồm: nhận hồ sơ và phỏng vấn nhanh tại chỗ; đào tạo ban đầu (tối đa không quá 3 ngày) và làm một bài “thi” trên giấy để trả lời về những kiến thức đã học
Vượt qua một chút khó khăn ban đầu về chuyện… bằng cấp (do nhóm PV, CTV hầu hết đã tốt nghiệp đại học, rất khó để “lùng” lại được tấm bằng cấp 3), đến trước ngày 10/8/2015, lần lượt 5 trong tổng số 6 phóng viên của Tầm nhìn đã được Kinh Đô kí hợp đồng thời vụ, hợp đồng có thời hạn đến ngày 5/9/2015.
Dò “đường”
Nhằm phục vụ mục đích điều tra nên ngay từ khâu tuyển dụng, một phóng viên được cử xin việc sớm hơn so với cả nhóm để nghe ngóng tình hình và “định vị” thông tin cần khai thác sẽ ở bộ phận nào để sau đó tư vấn cho nhóm xin việc còn lại có thể xin vào được các bộ phận hợp lí nhằm phục vụ mục đích lấy tin. Theo đó, sau khi có những hiểu biết nhất định, chúng tôi đã khéo léo gợi ý được tham gia vào các khâu “có tiềm năng” phát hiện thông tin như kho hàng, đóng gói, trứng muối… để được trải nghiệm công việc công nhân làm bánh từ Kinh Đô bằng con mắt quan sát của những phóng viên điều tra. Nhóm Phóng viên, cộng tác viên cũng được “phát tán” ra ở tại các xóm trọ mà công nhân Kinh Đô thường hay trọ để tiện cho quá trình tác nghiệp, thu thập thông tin.
Nhóm phóng viên bắt đầu những ngày làm việc đầu tiên trong Kinh Đô bằng sự choáng ngợp bởi cường độ lao động. Thường thì mỗi ngày làm việc được phân ra làm hai ca, mỗi ca 12 tiếng, 1 tuần làm ca ngày, 1 tuần làm ca đêm. Ngay ở tuần đầu làm công nhân thời vụ của Kinh Đô, do cường độ lao động quá căng, một nữ PV của báo đã ngất tại nơi làm việc.
Khi tuần làm việc ban đầu kết thúc, niềm tin về một thương hiệu lớn có những vấn đề về việc không đảm bảo vệ sinh trong các khâu sản xuất dần bị lung lay bởi những thông tin thu thập được hầu như không có gì. Lần lượt một số các PV, CTV làm công nhân tại kho hàng, đóng gói và cookies dần rút khỏi vai trò là công nhân Kinh Đô theo hình thức.. bỏ việc.
Trong khi Ban Biên tập bắt đầu xem xét tới phương án rút toàn bộ quân số còn lại thì, đến lúc này, hàng nghìn quả trứng không rõ nguồn gốc cùng với những con giòi… “xuất hiện”; Cộng với việc các “mối quan hệ” với cộng đồng cán bộ, công nhân Kinh Đô thêm mở rộng, khăng khít; Các thông tin có giá trị đến ngày một tới tấp hơn; Những thông tin này xác lập sự có "vấn đề" trong các sản phẩm của thương hiệu Kinh đô này. Trọng tâm của quá trình điều tra được xác lập, nhóm PV và CTV quyết định "bám trụ" lại Kinh Đô. Và... từ đây, những sự thật kinh hoàng lần lượt xuất hiện trong các khuôn hình mà chúng tôi ghi nhận được trong quá trình lao động tại Kinh Đô.
Còn tiếp
Nhóm PV điều tra
---------------------------------------------
Chuyện giấu kín 40 năm quanh hàng bánh trung
thu Bảo Phương
Những người sống tại phố này chỉ mua bánh Bảo Phương khi cần làm quà biếu. Còn để ăn thì họ sẽ mua của hàng kế bên thương hiệu này.
Những người sống tại phố này chỉ mua bánh Bảo Phương khi cần làm quà biếu. Còn để ăn thì họ sẽ mua của hàng kế bên thương hiệu này.
Những ngày này, khách Hà
Nội muốn mua bánh trung thu Bảo Phương phải đi từ sớm và xếp hàng dài chờ tới
lượt như thời bao cấp. Thậm chí nhiều người phải chầu chực tới tận khuya mới
mua được. Có khách còn phải thuê người mua giúp với chi phí vài chục nghìn.
Vào giờ cao điểm, đoạn đường gần 3 cơ sở của
tiệm bánh này liên tục tắc. Không khí náo nhiệt, ồn ào ở đây bắt đầu từ đầu
tháng 7 cho đến hết rằm tháng 8 âm lịch.
![]() |
Khách hàng xếp hàng dài chờ mua bánh trung thu ở cửa hàng Bảo Phương. |
Theo chủ cửa hàng, trung
bình mỗi ngày, một cơ sở bán ra khoảng 2.000 chiếc bánh. Để đáp ứng điều này,
cơ sở phải thuê 60 công nhân làm việc cả ngày trong suốt mùa Trung thu. Một cơ
sở phải có 3 người đứng bán, 4 người đóng gói và gần 10 người làm nhân cũng như
tiếp bánh từ xưởng vào. Đó là chưa kể 8 người làm nhiệm vụ trông, dắt xe cho
khách cũng như đảm bảo an ninh.
Tại cửa hàng, bánh chất lên cao ngất nhưng liên
tục vơi. Mặc dù một cơ sở sản xuất vừa bị tạm đình chỉ hoạt động 2 ngày, do
không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng 2 cửa hàng khác của
thương hiệu này vẫn đông khách xếp hàng.
Đối diện đó là tiệm bánh trung thu của một
thương hiệu lớn nhưng im ắng. Đặc biệt, 2 cửa hàng kế bên, cũng có tuổi đời
trên 40 năm, khách cũng vắng hoe. Hơn chục nhân viên trong xưởng đang làm việc,
nhưng thao tác không vội vàng, gấp rút.
Bà chủ tên Nga ngồi đọc báo, cho biết, cửa hàng
Bảo Phương được mở từ lúc giải phóng thủ đô năm 1954, từ đời ông Phạm Vi Bảo.
Sau đó, con, cháu tách ra làm và lấy thương hiệu riêng. Riêng ông Định, con
trai lớn giữ tên cũ đến giờ.
Không tiết lộ về lượng bánh bán ra mỗi ngày,
nhưng bà Nga cho biết, hơn 40 năm nay, cửa hàng bà chỉ làm bánh trung thu
truyền thống, lượng khách mua vừa phải. Bánh tại các cửa hàng trên phố này có giá
ngang nhau, dao động 40.000-80.000 đồng một chiếc, tùy loại. Các nhà thống nhất
không giảm giá, cho dù đến một đồng nếu bánh còn dư đến rằm tháng 8.
Bà Nga cũng cho biết, cửa hàng không hạn chế số
lượng khách mua. "Khách mua càng nhiều thì càng tốt. Bánh có giá chung nên
người mua không sợ thiệt thòi. Mấy năm trở lại đây, mẫu mã, chất lượng bánh như
nhau, không có gì thay đổi cả", bà Nga nói.
Tại cửa hàng này, khách mua lẻ không nhiều, chủ
yếu đặt theo đơn hàng lớn. Song, điều đặc biệt là hàng xóm trên dãy phố ủng hộ
rất nhiệt tình.
Anh Thanh, nhà nằm giữa các tiệm bánh trung thu
truyền thống trên dãy phố Thụy Khuê, cho biết, anh thường mua ở hàng kế bên, là
hàng của bà Nga. "Từng nếm thử vị bánh của các bên, tôi thấy đều như nhau,
chẳng có gì khác biệt cả. Tội gì phải đứng xếp hàng chờ hàng tiếng đồng hồ để
mua được một cặp bánh", anh nói.
Ông Nguyễn Đoàn, sống gần đó cũng cho biết:
"40 năm ở phố này, tôi chưa ăn bánh Bảo Phương bao giờ. Vợ tôi mua biếu
xén thì sang hàng kế bên cho nhanh. Đâu cũng là hương vị bánh truyền
thống".
Còn bà Thủy, bán trà đá đầu phố Thụy Khuê, cho
biết, chỉ mua bánh trung thu của Bảo Phương khi đem biếu, nếu ăn thì mua ở hàng
bên cạnh. "Khách họ thích vì thương hiệu có từ lâu. Năm nào người mua cũng
xếp hàng dài nên thành 'sang chảnh'. Chứ tôi thấy, giá cả như nhau, cùng chung
một lò ra thì mua ở đâu cũng vậy", bà Thủy nói.
(Theo Zing)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/262934/chuyen-giau-kin-40-nam-quanh-hang-banh-trung-thu-bao-phuong.html
Nhận xét