3762. Trung Quốc: chính quyền đã gây ra vấn nạn an toàn thực phẩm như thế nào? (Phần 1)

Trung Quốc: chính   quyền đã gây ra vấn nạn an toàn thực phẩm như thế nào? (Phần 1)

Nguyên nhân sâu xa nào nằm sau các vụ bê bối
về an toàn thực phẩm đã bị phát hiện ở Trung Quốc
trong hơn 10 năm qua? (Ảnh: Pixabay)

Người Việt Nam từ lâu luôn lo ngại về chất lượng của các loại thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán và tiêu thụ rộng rãi trên khắp cả nước. Ngay tại Trung Quốc, người dân Trung Quốc cũng có mối lo tương tự về các sản phẩm ăn uống của chính họ.

Một cuộc khảo sát thường niên của tờ Nhật báo Thanh niên Trung Quốc (China Youth Daily) vào tháng 3 đã chỉ ra rằng an toàn thực phẩm là vấn đề mà người dân Trung Quốc lo lắng nhất trong số hàng loạt các vấn đề về “chất lượng cuộc sống”. Tại cuộc khảo sát này, 77,3% số người được hỏi nhận định rằng an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn nhất của họ.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi hàng loạt các vụ bê bối về an toàn thực phẩm đã bị phát hiện ở Trung Quốc trong hơn 10 năm qua, từ gạo nhiễm độc chất cadimi, đến các món ăn nhà hàng chứa đầy dầu ăn sản xuất từ nước cống, hay cá rô phi bị nhiễm khuẩn hình que salmonella.
Vậy, đâu là căn nguyên dẫn đến thực trạng các loại thực phẩm của Trung Quốc có chất lượng đáng lo ngại như vậy?

Các câu trả lời thường thấy là “do những người nông dân thiếu đạo đức”, hay “các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm chỉ chạy theo lợi”. Nhưng mấu chốt của vấn đề còn có gốc rễ sâu xa hơn thế. Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lãnh đạo là căn nguyên gây ra vấn đề này. Trong hơn 60 năm cầm quyền, ĐCSTQ đã áp chế người dân Trung Quốc và làm méo mó các giá trị truyền thống, thay thế đạo đức bằng tham nhũng, lừa dối và chủ nghĩa tư lợi. Với nhiều chính sách tai hại, ĐCSTQ đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động thương mại vô đạo đức, trong khi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm lại được quản lý lơi lỏng.
1. ĐCSTQ đã hủy hoại các giá trị đạo đức của xã hội Trung Quốc
Nền tảng đạo đức cùng văn hóa truyền thống của người dân Trung Quốc đã được kế thừa và phát triển trong suốt hơn 5.000 năm với các tín ngưỡng về Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo. Đạo giáo chú trọng chân, nói và làm đều chân thật, không gian dối. Phật giáo chú trọng thiện, làm điều gì cũng cần nghĩ đến người khác. Nho giáo coi trọng trung, thứ (vị tha), nhân, nghĩa. Dù có hình thức khác nhau, các tín ngưỡng này đều có chung một mục đích là khiến con người trở về với đức thiện.
Tuy nhiên, ĐCSTQ đã nhanh chóng hủy hoại tất cả các giá trị đạo đức trên thông qua hàng loạt các cuộc vận động đẫm máu cùng các thuyết giáo cách mạng nảy lửa.
Trong lịch sử Trung Quốc, ĐCSTQ là thể chế duy nhất đồng thời đàn áp cả ba tôn giáo chính của nước này: Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Ngay từ khi mới lên nắm quyền, ĐCSTQ đã tiến hành đập phá đền chùa, đốt kinh thư, phá hủy các tượng Phật, ép các tăng ni phải kết hôn, hoặc đẩy họ ra chiến trường để làm bia đỡ đạn. Sau đó, ĐCSTQ còn cài cắm Đảng viên vào trong các tôn giáo để phá hoại và thâu tóm từ bên trong.
Đồng thời, ĐCSTQ còn ra sức tuyên truyền cho thuyết vô thần: cho rằng không có Phật, không có Đạo, không có kiếp trước – kiếp sau, không có quả báo, những người có đức tin tôn giáo thì bị cho là ‘mê tín’ và bị đả kích thậm tệ. Các hoạt động đàn áp của ĐCSTQ đã khiến nhiều giá trị tinh hoa trong các tôn giáo bị thất truyền và làm méo mó, hủy hoại đức tin vào Thần, Phật của người dân, những điều vốn có tác dụng ước chế đạo đức con người.
ĐCSTQ cũng khiến người dân khiếp sợ và phải cam chịu phục tùng thông qua hàng loạt các cuộc vận động đẫm máu như Tam Phản, Ngũ Phản, Cách mạng Văn hóa, Đại Nhảy Vọt. Các giai tầng xã hội trong nhân dân Trung Quốc đều từng trở thành đối tượng đấu tranh của ĐCSTQ, từ địa chủ, tư bản, trí thức, những người có tư tưởng hữu khuynh và các nhóm người khác mà ĐCSTQ coi là “nhân tố đen”.
Vì sợ hãi, nhiều người đã phản bội cả gia đình, bạn bè và dán nhãn cho họ là “kẻ thù giai cấp”, cảnh tượng ‘con đấu tố cha mẹ’ hay ‘học sinh sỉ nhục, tra tấn giáo viên’ không phải là chuyện lạ trong các cuộc vận động này. Không ai dám nói lên sự thật vì lo sợ bị công khai làm nhục, tra tấn, hoặc bị giết. Vì sợ hãi, họ buộc phải nói những lời trái với lương tâm, phải quy thuận theo những điều dối trá, ngang ngược.
Hồng Vệ binh của Trung Quốc đang bêu riếu trước công chúng một người bị coi là “kẻ thù của nhân dân” trong cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)
Trải qua hàng chục năm với các cuộc vận động trên, việc sợ hãi chính quyền và quy thuận những lời dối trá đã trở thành điều tự nhiên đối với nhiều người dân Trung Quốc. Đó đã trở thành quy luật sinh tồn của họ – thuận theo thì sống, không thuận theo thì chết. Đồng thời, người dân đã mất dần ý thức cộng đồng, họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, không tin rằng đạo đức và lương tri là cần thiết cho cuộc sống. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người đã phải viện đến các phương kế phi đạo đức để đảm bảo sự sống còn của họ, kể cả việc sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
2. ĐCSTQ đẩy mạnh công nghiệp hóa nhưng thiếu quan tâm đến khía cạnh môi trường
Ông Mao Trạch Đông, Tổng Bí thư ĐCSTQ giai đoạn 1949-1976, đã đề cao chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa vật chất thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của chính quyền. Ông Mao từng nói: “Đấu với trời là niềm vui bất tận, đấu với đất là niềm vui bất tận, và đấu với người là niềm vui bất tận”. Tư tưởng này cùng tham vọng nhanh chóng trở thành một quốc gia siêu cường về công nghiệp của chính quyền Trung Quốc đã lý giải cho một tiến trình công nghiệp hóa lãng phí, thiếu kiểm soát và gây hủy hoại môi trường tại Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh như vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp của quốc gia này không thể tránh khỏi việc ô nhiễm. Giờ đây, không khí, nước và đất của Trung Quốc đều có chứa khói bụi công nghiệp và các hóa chất độc hại.
Nhà xưởng Ngọc Điền khách Bắc Kinh 100km về phía đông.
Dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc từ năm 2011 cho thấy hơn một nửa số hồ chứa nước của Trung Quốc đã bị ô nhiễmđến mức con người không thể sử dụng được. Theo Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Tài nguyên Đất đai của Trung Quốc, gần 1/5 đất nông nghiệp của Trung Quốc bị ô nhiễm bởi các hóa chất được dùng trong nông nghiệp và các kim loại nặng như cadimi và thạch tín.

Các dự án công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trung Quốc còn liên quan đến một mạng lưới đầy rẫy các doanh nhân và các Đảng viên tham nhũng, chỉ chạy theo lợi ích trước mắt, không quan tâm đến hậu quả lâu dài.

Họ đã lãng phí hàng tỷ đô la vào các dự án quy mô lớn, chẳng hạn Dự án Chuyển nước Nam-Bắc, dự án Đập Tam Hiệp, gây thiệt hại nặng nề đối với môi trường nhưng không đem lại lợi ích đáng kể nào cho người dân Trung Quốc. Trong khi đó, các dự án như vậy lại được chi từ chính tiền thuế của nhân dân.
3. ĐCSTQ đặt gánh nặng tài chính lên những người dân thường
Với lời hứa hẹn giao đất cho nông dân và bình đẳng cho mọi người, những người cộng sản Trung Quốc đã làm say mê tâm trí của hàng triệu người dân khi họ lần đầu tiên lên nắm chính quyền. Sau khi giết hại hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu địa chủ trong cuộc cải cách ruộng đất trên toàn quốc, họ đã phân phối lại đất đai, thành lập các hợp tác xã và công xã nhân dân. ĐCSTQ kêu gọi nông dân gia tăng sản xuất, sau đó tịch thu hầu hết nông sản của họ, khiến người nông dân không có mấy thu nhập.
Hàng chục năm qua, nông dân Trung Quốc vẫn có cuộc sống vô cùng khó khăn, nhiều người đã phải bỏ ra thành phố để tìm việc làm. Tuy nhiên, chính sách đăng ký hộ khẩu của Trung Quốc đã khiến họ gặp nhiều bất lợi khi làm việc ở các thành phố. Con cái của họ không được phép đăng ký học và hưởng các phúc lợi xã hội khác ở thành phố do không có hộ khẩu, nên nhiều người buộc phải bỏ lại con cái ở quê nhà. Ước tính có khoảng 61 triệu trẻ em bị bỏ lại trên khắp Trung Quốc. Như vậy, những người nông dân và con cái của họ đã bị buộc trở thành những công dân hạng hai của xã hội Trung Quốc.
Cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978 đã mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc, cho phép trao đổi buôn bán và sở hữu tư nhân, đem lại những thay đổi cho đời sống của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, những thay đổi này không tạo ra mức cải thiện công bằng cho tất cả người dân Trung Quốc; những người có dính dáng tới quyền lực thì gặt hái được rất nhiều của cải, trong khi quần chúng nhân dân chỉ được hưởng một số cải thiện nhỏ.
Trung Quốc đứng đầu các nước có chênh lệnh
giàu nghèo (Ảnh: chinadaily.com.cn)
Trong nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc đã cố tình định giá thấp đồng nhân dân tệ nhằm khiến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Từ tỷ giá 1,8 nhân dân tệ đổi 1 đô la Mỹ vào năm 1978, chính quyền Trung Quốc đã hạ xuống thành 8,7 nhân dân tệ tương đương 1 đô la Mỹ vào năm 1997, theo Brookings, một cơ quan nghiên cứu của Mỹ có trụ sở tại bang Washington. Trong một báo cáo vào năm 2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vẫn bị định giá ở mức thấp đáng kể so với đồng đô la Mỹ.
Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ giúp Trung Quốc có được mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng đồng thời cũng làm suy yếu sức mua từ thu nhập của công nhân và nông dân. Kết quả là, tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc ngày càng trở nên trầm trọng. Điều này được thể hiện qua hệ số bất bình đẳng thu nhập (hệ số Gini) đối với thu nhập trước thuế. Hệ số này đã tăng từ 0,28 vào năm 1980 lên đến 0,52 vào năm 2013.

Với tình trạng người giàu có mức tăng trưởng thu nhập lớn hơn, còn người nghèo lại có mức sống ít được cải thiện hơn, Trung Quốc hiện là “một trong những nước bất bình đẳng nhất trên thế giới”, theo một bài báo làm việc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Trong hoàn cảnh mức chênh lệch giàu nghèo nghiêm trọng như vậy, nhiều người Trung Quốc đã phải dùng đến các phương thức sản xuất thực phẩm vô đạo đức để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
(Còn tiếp phần 2)
Mai Lan biên dịch, tổng hợp



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.