4408. Lật chồng báo cũ: GĐ SỞ XÂY DỰNG THĂNG TIẾN NHỜ THẢM SÁT CÂY
Lật chồng báo
cũ: GĐ SỞ XÂY DỰNG THĂNG TIẾN NHỜ THẢM SÁT CÂY

Ô Lê Văn Dục - GĐ Sở Xây Dựng HN, sát thủ cây xanh đã từng đốn hạ không biết bao
nhiêu cây xanh trong suốt nấc thang quyền lực của mình.
Năm 2009, ô Lê Văn Dục đã ký lệnh ra tay thảm
sát hàng chục cây cổ thụ của HN khi còn là Phó Giám đốc Sở Giao thông Hà
Nội, bằng chứng còn lưu ở đây:
.
Hà Nội: Một dự án 'thảm sát' gần 80 cây
xanh
20
năm tuổi
Hàng chục cây xanh, trong đó có những cây có đường kính trên 50cm, cao trên
10m, được trồng hơn 20 năm đã bị chặt bỏ không thương tiếc để phục vụ một dự án
không cần thiết phải "chạm" đến cây xanh - cống hoá mương Nghĩa Đô.
Cuộc “thảm sát” bất ngờ
Trong 3 ngày gần cuối tháng 5/2009, khi Hà Nội đang giữa mùa nóng, người dân ra
đường tranh nhau từng bóng mát thì khoảng 80 cây xanh dọc mương Nghĩa Đô (cạnh
đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) đã bị triệt hạ một
cách chóng vánh.
![]() |
Chặt hạ xà cừ cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi.
Hàng trăm hộ dân thuộc các tổ 2, 34, 35, 36 thuộc phường Quan Hoa, quận Cầu
Giấy đến giờ vẫn còn xót xa hai hàng cây xanh cao ngang ngôi nhà 3 - 4 tầng,
chạy dọc bên đường Nguyễn Khánh Toàn (đoạn từ Công viên Nghĩa Đô đến sông Tô
Lịch) với những tán cây rộng cả chục mét.
Nay, hai bên vệ
đường chỉ còn trơ ra những gốc cây và ngổn ngang thân. Khi PV VietNamNet đến
thì vẫn còn nhiều cành cây chưa kịp dọn đi. Chỗ thì chỉ còn lại những cái hố
sâu, đường kính đến cả mét bởi người ta chặt cây xong rồi bứng luôn cả gốc…
Ảnh: Còn đây là hàng cây trước khi chặt
hạ, những tán cây to, những hàng cây xanh mướt cao ngang những ngôi nhà 3, 4
tầng
Ông Nguyễn Gia Thắng, Tổ phó tổ 36 xót xa chỉ cho chúng tôi xem những gốc cây
to đã bị đốn hạ: "Trước đây con phố này mát và xanh lắm. Cứ dăm bước là
gặp 1 cây vào loại cổ thụ, cao từ 15-20m, đường kính 50 – 60cm, sải tay một
người lớn ôm không hết...".
Ông Bùi Thái Dương, 66 tuổi, cư dân tổ 36 cho hay, nghe tin sẽ chặt bớt cây khu
này để làm mương từ một năm trước, người dân ở đây đã đấu tranh dữ lắm. Tưởng
mọi chuyện đã êm, ai dè, cuối tháng 5/2009, khi dự án cống hoá mương cơ bản
hoàn thiện thì họ lại “hạ thủ” một loạt cây xanh để chuẩn bị xây hạng mục khác,
khiến những người từng kiên quyết đấu tranh như ông cũng trở tay không kịp.
Chị Ngô Thị Tuyết Hoà thì xót xa: "Khi chặt cây thì phường, quận đều biết
nhưng họ nói họ là công ty nhà nước, có giấy phép chặt cây làm dự án nên chúng
tôi đành chịu".
Xin cắt tỉa, thành phố lại cho chặt?
Ngày 13/7/2007, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 2900, giao 14.053m2 đất tại
phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy cho Công ty Cổ phần xây lắp thương mại và dịch
vụ (địa chỉ số 136 Hoàng Quốc Việt) để thực hiện dự án cống hoá mương Nghĩa Đô.
Ảnh: Người dân bức xúc trước cảnh những
cây cổ thụ
bị đốn hạ nay chỉ còn lại gốc!
Trong quá trình giải phóng mặt bằng để thi công cống hoá, công ty đã có công
văn số 83 về việc xin tỉa cây và chặt di chuyển gửi Sở Giao thông Công Chính Hà
Nội.
Bản vẽ quy hoạch mặt bằng công trình này cũng cho thấy, chỉ một số lượng rất
nhỏ cây hai bên mương nằm trên chỉ giới thi công công trình cống hoá mương. Bởi
thế, dễ hiểu vì sao chủ đầu tư đã thận trọng chỉ xin phép cắt tỉa và chặt di
chuyển.
Thế nhưng, không hiểu tổ chuyên gia của Sở Giao thông Công chính khi đó sau một
hồi đánh giá hiện trạng, đã tham mưu như thế nào mà Phó Giám đốc Sở Lê Văn Dục
đã ký cho phép... chặt hạ 42 cây xà cừ, trong đó có nhiều cây đường kính thân
trên 50cm, cao từ 10-12m.
Ngay trong giấy phép số 219 này cũng đã thấy sự "nới tay" đến lạ lùng
đối với Công ty Cổ phần xây lắp thương mại và dịch vụ: "Căn cứ công văn
xin cắt tỉa cây", Sở lại quyết định "cho phép chặt hạ".
Có lẽ vì sự "xin một cho mười" này mà đơn vị được chủ đầu tư thuê
chặt cây đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của dân, dù cho, khi đem máy móc
đến chặt, họ đã có trong tay "ấn tín" là tấm giấy phép được chặt 42
cây do Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính lúc ấy là ông Lê Văn Dục ký.
Chắc cũng nhân sự "hào phóng" của sở chủ quản trong việc cấp phép
chặt cây lần trước nên 7 tháng sau đó, vào tháng 7/2008, công ty này lại mạnh
dạn làm đơn xin phép... tỉa cây tiếp.
Và không khác lần trước, trong giấy phép cho chặt cây số 196 ngày 22/9/2008
cũng do ông Lê Văn Dục (ông Dục, lúc bấy giờ, từ Phó Giám đốc Sở Giao thông
Công chính đã chuyển sang giữ chức Phó Giám đốc Sở Xây dựng) ký cho phép chặt
cây (chứ không phải tỉa).
Mặc dù có thêm giấy phép tiếp tục cho chặt cây xanh nhưng dự án ban đầu được
triển khai không lấy gì suôn sẻ, bởi người dân ở đây cho rằng hàng cây này không
hề cản trở dự án thi công mương Nghĩa Đô.
Giấy phép hết hạn, vẫn ngang nhiên thảm sát cây
Dân tưởng rằng mọi việc đã êm xuôi sau khi họ đồng loạt lên tiếng bảo vệ hàng
cây xanh, thì đến những ngày thượng tuần tháng 5/2009, Xí nghiệp Quản lý cắt
tỉa cây xanh (thuộc Công ty Công viên cây xanh) - đơn vị được chủ đầu tư thuê
chặt cây, với sự "yểm trợ" của chính quyền địa phương đã chóng vánh
chặt bỏ gần 80 cây xà cừ trước sự bất lực và giận dữ của người dân.
Ảnh: Gốc cây sót lại, có đường kính gần
70cm, với những đường vân,
chứng tỏ tuổi cây đã rất già!
Mặc dù chủ đầu tư đã 2 lần được cấp phép chặt cây, nhưng tính đến thời điểm
hàng chục cây xanh bị đốn hạ thì cả 2 giấy phép này đã... quá hạn từ lâu.
Giấy phép chặt cây lần thứ nhất số 219 do PGĐ Sở Giao thông Công chính, ông Lê
Văn Dục ký ngày 14/12/2007 nêu rõ thời gian thực hiện trong tháng 12/2007,
nghĩa là đã hết hạn gần 18 tháng.
Giấy phép cho chặt cây lần 2 số 196, ngày 22/9/2008 cũng do ông Lê Văn Dục ký
(lúc này ông Dục đã chuyển sang làm PGĐ Sở Xây dựng) cũng yêu cầu phải hoàn
thành chặt hạ trước ngày 30/9/2008, nghĩa là đã hết hạn 8 tháng.
Chưa kể, nếu cộng dồn cả 2 giấy phép (đã hết hạn) thì số cây được chặt cũng chỉ
54 cây, trong khi, con số mà người dân phản ánh trong vụ thảm sát cây xanh lên
đến 80 cây.
Chí Hiếu - Quỳnh Nga
(còn tiếp)
________
Còn
bây giờ, 2015, ô Dục làm theo lệnh của ô Quốc Hùng - Phó chủ tịch UBND Tp HN.
Theo: Tễu-blog
Nhận xét