Không có
gì để bàn cãi ở khía cạnh này, chúng ta đang ăn chất độc, uống chất độc mỗi
ngày: rau cỏ phun thuốc dư lượng, thịt động vật bị bơm thuốc tăng trọng, hóa
chất bảo quản, thực phẩm biến đổi Gien, trái cây ngâm thuốc nhanh chín, tươi
lâu, cafe hóa chất, đồ ăn lề đường cũng hóa chất. Vâng, mọi thứ chúng ta ăn
uống mỗi ngày đều có hóa chất độc hại cả, dù to dù nhỏ, dù nhiều hay ít.
Và tệ hơn, mọi đồ vật chúng ta sử dụng
cũng luôn có chứa một loại hóa chất nào đấy, chất làm mềm, chất tạo hương thơm,
chất giữ màu… Gần như không có một loại vật dụng nào được làm ra mà không có ít
nhất một vài loại hóa chất. Chúng ta có thể kiểm soát từng chất là vô hại đối
với cơ thể khi sử dụng nhưng chúng ta không thể kiếm soát được nếu chúng kết
hợp hay phản ứng với nhau tạo ra những chất mới. (xem thêm videoStory of Stuffđể biết thêm điều này).
Không sao,
phần lớn mọi người đều quen với điều này và nghĩ không ảnh hưởng gì to lớn lắm
đến họ nên không sao cả. Dù cho đó là lý do ngày nay tỷ lệ bệnh nhân mắc các
loại ung thư cao đến kỷ lục nhưng cứ không phải mình bị thì chưa sao, chưa bận
tâm.
Nhưng nếu
như đầu độc cơ thể chỉ mang lại tác hại một phần thì có những loại chất
độc khác ảnh hưởng bội phần tới chúng ta, tới cuộc sống mỗi người, tới sự phát
triển của đất nước và xã hội. Một loại đầu độc cực kỳ nguy hiểm và nhất định
phải bị lên án, bị tẩy chay.
Đó là sự đầu độc về tâm trí
Đầu độc kiến thức
Giáo dục là một trong những việc tối
quan trọng của mọi quốc gia, giáo dục giúp tạo nên những thế hệ tuổi trẻ hiểu
biết và sáng tạo để xây dựng đất nước, đóng góp cho đời. Chính vì thế kiến thức
trong giáo dục như là dưỡng chất quan trọng nhất để nuôi dưỡng những mầm cây.
Nhưng nhìn lại nền giáo dục của chúng ta, nhìn lại những kiến thức mà ta đã dạy
thì hình như nó không ý nghĩa gì với sự phát triển của mầm cây bao nhiêu cả,
nếu không muốn nói là độc hại khôn lường.Kiến thức lỗi thời là một sự thiệt
thòi nhưng kiến thức sai lệch lại hoàn toàn là thứ vô cùng nguy hại.
Hãy nhìn
lại truyện Tấm Cám – câu chuyện cổ tích được chúng ta lan truyền qua bao thế
hệ, dạy cho bao lớp trẻ em ngây thơ trong trắng. Trên thế giới này có câu
chuyện nào ly kỳ, hấp dẫn và kinh dị đến thế không? Chúng ta được dạy rằng Cám
là đứa ác độc còn Tấm thì thật đáng thương, thật dịu hiền và ai cũng mong con
cái mình được trở thành cô Tấm: xinh đẹp – hiền lành – chịu thương chịu khó –
nhẫn nhục.
Ôi trời,
Tấm hiền lành ư? Tấm dịu dàng thật sao? Hãy nhìn lại đi. Cô Tấm trong câu
chuyện của chúng ta là hiện thân của cái ác, của sự tàn độc, thù hằn và tàn
nhẫn mới đúng. Đó là một câu chuyện bi thương đẫm máu, ca ngợi hận thù, ghen
ghét, đố kỵ, đầy những tình tiết man rợ và ác độc vô cùng. Có câu chuyện cổ
tích nào trên thế giới mà nhân vật nữ chính hiền lành nhu mì lại hết lần này
đến lần khác muốn trả thù, muốn hại người bằng những phương pháp thâm độc đến
mức ghê rợn như thế: “Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra.” Đỉnh điểm là xui
Cám tắm bằng nước sôi để được trắng da như mình, rồi khi Cám chết thì lấy xác
chặt ra ướp làm mắm gửi cho mẹ nó ăn, vâng là chặt ra làm mắm. Đó chẳng phải
chính là đỉnh cao của sự man rợ và tàn nhẫn sao?
Tại sao
lại có kiểu người ác độc như vậy được đưa vào truyện cổ tích truyền cho muôn
thế hệ mà vẫn tự hào và mong mỏi? Nếu như những hành động của Cám là ác một
phần thì rõ ràng Tấm còn ác gấp nhiều lần hơn thế. Vậy mà chúng ta vẫn ca tụng
cô ấy ư? Trẻ con có nhất thiết phải học về sự ghen tỵ, đố kỵ, hận thù như thế?
Có đáng không?
Rồi một
kênh truyền hình lớn như VTV mới đây trong chương trình “Đấu trường sinh tử”
sao lại có thể tuyên truyền với đại chúng kiến thức rằng con đỉa khi đốt cháy
và nghiền nát thành cám rồi vẫn có thể hồi sinh? Trong khi điều này không phải
là sự thật, là phản khoa học, chỉ là một tin rác được lan truyền trên mạng xã
hội.
Rồi thì
những loại kiến thức như đất nước ta rừng vàng biển bạc, nhân dân ta chăm chỉ
cần cù, chúng ta luôn xuất khẩu gạo hàng đầu, tiêu điều hạng hai, cafe hạng ba
vân vân. Những thông tin kiến thức này đã quá thể lạc hậu, lỗi thời và thậm chí
quá cách xa sự thật mà sao vẫn cứ dùng để dạy hoài. Tại sao người ta không dạy
những kiến thức hiện đại, rằng Việt Nam là một trong những nước nghèo nàn lạc
hậu sống mãi ở thế kỷ 19, rằng tài nguyên của chúng ta đã cạn kiệt rồi, rằng
điều quan trọng không phải là xuất khẩu được bao nhiêu nhưng là người dân có đủ
gạo để ăn chưa?
Rằng thực
trạng chúng ta bị tồn dư thạc sĩ tiến sĩ nhiều nhất thế giới, những người cầm
bằng xanh đỏ không thể làm được con ốc con vít cho đời. Tại sao cứ chỉ bắt bao
lớp trẻ học và tự hào về những ánh hào quang mốc meo của quá khứ, ép chúng phải
tư duy giống nhau, phải có cùng một người bà, một người cô, một kiểu sinh hoạt
gia đình trong các bài làm văn. Bắt chúng phải sợ lỗi sai, bắt chúng tin rằng
bản thân chúng được đánh giá bằng những con số? Đó chính là một sự đầu độc, và
đầu độc bằng giáo dục có lẽ là loại đầu độc tệ hại, gây hậu quả ngiêm trọng và
tàn ác nhất.
Đầu độc thông tin
Xã hội
hiện tại, chúng ta không chỉ tiêu thụ cơm nước mỗi ngày mà thật ra chúng ta
tiêu thụ thông tin còn nhiều hơn. Thông tin chính là loại lương thực nuôi dưỡng
trí óc và tâm trí mỗi người nhiều nhất. Thông tin đến từ mọi nguồn, từ ngoài
đời thực vào mạng ảo, từ người lạ tới người quen, và kênh quan trọng nhất, kênh
truyền thông là kênh mang lại nhiều thông tin nhất cho mọi người. Nhưng hãy
nhìn lại cách truyền thông đang làm với thông tin, chúng ta sẽ nhận thấy mình
đang bị đầu độc nhiều đến thế nào. Những thông tin sai lệch không được kiểm
chứng, những tin rác, tin giật gân, tin sốc, tin động trời, tin hé lộ, tin bật
mí….
Mọi loại
tin truyền thông mang lại, đều đầu độc chúng ta theo cách nào đó. Nó khiến
chúng ta quên đi những mối nguy to lớn quan trọng trước mắt mà tập trung vào
những gì chúng muốn: hàng hóa, sản phẩm, trào lưu, ngoại hình, người nổi tiếng,
phim ảnh… Những thứ này không hề mang lại điều bổ ích gì cho cuộc sống của
chúng ta cả. Vậy mà chúng ta vẫn quan tâm. Truyền thông thật tài giỏi, nó tài
giỏi dựa vào sự dễ dãi của độc giả, sự ngu ngốc và háu đói tin tức giật gân của
mọi người.
Mới đây
tôi đã làm một sự thống kê nhỏ xem tuổi trẻ của chúng ta hiện nay đang quan tâm
tới vấn đề gì trong cuộc sống bằng cách liệt kê các tin đăng trên một website
nổi tiếng dành cho giới trẻ.
Và đây là
kết quả:
* Ngày 24/11
– bao nhiêu tiền lì xì bưng tráp cho cô dâu nổi tiếng
– sao kia mặc hở đẹp hay xấu
– 2 chàng trai TQ giảm cân thành hotboy
– 1 cậu bé có cái tên lạ
– bóc mác những bộ cánh lộng lẫy
– thảm đỏ đầy sao hàn sao thổ
– chuyện cái thảm chùi chân kết bằng hoa của đám cưới một ng nổi tiếng
– chuyện ai đó phớt lờ sự quan tâm của ai đó (tên Hàn không đọc được)
Xin lỗi vì
nói ra điều này nhưng thật đáng thất vọng quá, đó là tất cả những gì tuổi trẻ –
lứa tuổi tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết và thời gian – quan tâm sao? Tất
nhiên không phải là tất cả, rằng ngoài kia còn biết bao người đang đọc sách,
đang nghiên cứu khoa học, công nông nghiệp, đang cố trồng cây hoa nuôi con cá,
đang làm những công tác từ thiện, nhưng hình như số đó không nhiều. Phần còn
lại của giới trẻ quan tâm những điều này nhất sao? Đâu rồi những kế hoạch cho
cuộc đời, những giá trị của thời gian, những ý tưởng sáng tạo, những thành tựu
của tuổi trẻ, những góc nhìn, chính sự? Đâu rồi những kiến thức bổ ích, những
thông tin quan trọng về đất nước, về thế giới, về con người?
Đó chỉ là
một ví dụ nhỏ, nhưng bạn đã thấy chưa, cái cách mà truyền thông lái mọi người
theo những thứ tầm thường, những tin tức vớ vẩn. Trong khi tuổi trẻ thế giới
sục sôi với những phong trào chính trị, với những phát kiến phát minh, với
những chuyến đi trải nghiệm khắp thế giới thì tuổi trẻ Việt Nam lại đang bị ru
trong những giai điệu bài hát ngọt ngào nước bạn, những bộ phim ướt át hay
những trò game thú vị quên ngày tháng, bị cuốn vào những bộ cánh đẹp đẽ, những
phát ngôn gây sốc, những con người nổi tiếng… Nếu như truyền thông làm việc mà
nó cần phải làm, phải có trách nhiệm, đó là lan truyền thông tin, là những tin
tức giá trị, những kiến thức về cuộc sống thì nhất định thế hệ trẻ nghiện tin
tức của chúng ta sẽ thật đáng tự hào. Sẽ không còn những thống kê “nhói đau”
kiểu này nữa:
1.Có 45/45 em đi học
bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt
được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.
2.Có 41/45 em, thường
đi qua sông suối. Trong đó, chỉ có 4 em biết bơi, kiểu bơi “chó ngoi nước lụt”.
Số còn lại, chỉ biết lặn, kiểu lặn “xuống nước, ba ngày sau mới nổi”.
3.Có 45/45 em thường
xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ có 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu
thì chỉ có 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng có
rửa bát.
4.Có 45/45 em nhớ sinh
nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ có 4 em là nhớ ngày sinh của
bố mẹ mình.
5.Có 45/45 em đọc
sách, (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó có 5 em có đọc sách truyện,
nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng kí mượn sách thường
xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại
xin thôi.
6.Có 45/45 em thường
xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở
thành cán bộ nhà nước.
Vâng, rõ
ràng chúng tôi không muốn có một thế hệ cán bộ nhà nước như các em, những người
không bao giờ đọc sách, không biết giúp đỡ gia đình, không trải nghiệm, chỉ
biết ngồi ăn sẵn như những con thú cưng nuôi trong lồng kiếng như thế. Và tất
nhiên, không trách các em được, có trách thì nên trách nền giáo dục đầu độc và
một mạng lười truyền thông khổng lồ đã đầu độc các em, như đã đầu độc bao lớp
người Việt.
Đầu độc tư tưởng
Chúng ta
còn bị đầu độc bằng những tin vui khủng khiếp, rằng là nước hạnh phúc thứ ba
thế giới, mặc cho mọi khía cạnh về đời sống, kinh tế, xã hội, hạ tầng, giao
thông vận tải, giáo dục, y tế đều gần như thuộc top những nước tồi tệ nhất.
Chúng ta
bị đầu độc rằng truyền thống ngàn năm văn hiến thật tốt đẹp, những nét văn hóa
chợ cóc, văn hóa xe máy, văn hóa lúa nước, văn hóa làng xã… những thứ này đều
là văn hóa và đã là văn hóa thì thật tốt đẹp, cần phải bảo tồn.
Chúng ta
được đầu độc rằng kinh tế đang phát triển, GDP vẫn tăng đều mặc cho nợ công sắp
vỡ tới nơi, mặc cho cách tính GDP chẳng giống một ai trên thế giới cả. Ai đó đã
nói, cách tính GDP của chúng ta là lấy tổng chia cho đầu người để ra con số,
kiểu như một người chỉ ăn rau, môt người được ăn con gà, nhưng khi chia đều thì
ai cũng được ăn cả rau và gà cả, thật tốt đẹp làm sao.
Chúng ta
được đầu độc rằng chi tiêu và mua sắm là việc tối quan trọng, rằng ngoại hình
và vật phẩm xa sỉ là thứ sẽ làm nên con người chúng ta.
Chúng ta
được đầu độc rằng mối quan hệ Việt Nam
và thế giới thật tốt đẹp, chúng ta luôn được yêu thương, luôn được tôn trọng và
ai khi nghe đến tên Việt Nam
cũng vỡ òa kính nể. Sự thật thì bạn hãy hỏi những người hay đi ra nước ngoài sẽ
rõ.
Chúng ta
được đầu độc rằng Việt Nam giàu có với cơ sở hạ tầng đang được cải thiện chóng
mặt, những công trình ngìn tỉ mọc như nấm, nhà văn hóa trăm tỉ, trụ sở phường
xã tỉnh lị ủy ban nghìn tỉ, đến cầu cống thậm chí cái nhà vệ sinh cũng phải vài
tỉ thì biết Việt Nam mình đang phát triển khủng khiếp thế nào. Đến ông tổng
thanh tra luôn than nghèo kể khổ còn có vài ba cái biệt thự bỏ hoang không ai
thèm ở, mà dám nói Việt Nam
nghèo sao?
Vâng, tất cả chúng ta, ít hay nhiều, đều
đang bị đầu độc…
Câu hỏi
đặt ra là, chúng ta chấp nhận để bản thân mình chịu cảnh này tới khi nào?
Màu đỏ Artek Truyện ngắn. Phạm Duy Nghĩa ( VNTN ) - Chẳng gì thú bằng đón bão trên đại ngàn, thằng bé nhận ra điều đó từ ngày đem đàn dê lên núi cao. Trên đó bạt ngàn đá, trập trùng mây, và cây dại thì nhiều loài đến mức những con dê lì lợm treo mình như làm xiếc trên vách đá cả tháng trời tìm ăn cũng không xuể. Nơi ấy gió không còn bị nhốt trong những khoảng đồi hẹp, và có thể thổi bay người như thổi một chiếc lá trên cành. Thế giới hùng vĩ đó chỉ cách nhà nó một ngày đường - ngôi nhà bé như tổ chim khuất sau rặng bồ đề, dưới chân đồi, bên con đường đất đỏ. Biết loài dê vốn là những nhà vô địch về leo trèo nên bố thằng bé đã quyết định làm chuồng cho chúng ở luôn trong núi. Được ăn nhiều thứ lá và tự do chạy nhảy như thú hoang, dê mới chắc thịt. Thêm nữa, thằng bé ở trên ấy có thể đào dúi bẫy chuột và kiếm rau dại thay cơm, đỡ tốn gạo nhà - bà mẹ nói thế. Giữa thời cả nước đều đói, bớt đi được một miệng ăn cũng là điều mừng. Vậy là thằng bé ở một mình...
Vì sao nước Đức hùng mạnh? Lý do đã sớm được quyết định ngay trên bục giảng giáo viên tiểu học (Kỳ 1) PNTB: Trông người lại nghĩ đến ta Cũng là giáo dục sao mà khác nhau? Càng nhìn, càng nghĩ càng đau Tương lai dân tộc biết đâu mà lần! Nước Đức có nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu, giành nhiều giải Nobel hơn bất cứ nước nào trong thế kỷ 20, là một cường quốc khổng lồ. Bí quyết của họ rất đơn giản: Coi trọng giáo dục trẻ em. Ở Đức, giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Vài hôm trước, tôi tham dự tiệc cưới của một người bạn. Trên bàn tiệc có một người mẹ trẻ dẫn theo cậu con của mình cùng đi. Nhưng cậu bé đó rất nghịch ngợm, cứ xoay chiếc bàn ăn quay tít. Mọi người đã ngồi vào bàn nhưng mẹ cậu vẫn điềm nhiên như không, chẳng buồn ngăn con lại.
Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao. PNTB Mấy ngày nay, trên truyền thông có quá nhiều bài viết hé lộ những tình tiết hấp dẫn của vụ kit test Việt Á… Tuy nhiên, tôi cho rằng có hai vấn đề đáng chú ý: Một là, hàng loạt câu hỏi liên quan trách nhiệm của những quan chức trong vụ Việt Á ‘thổi giá’ kit test. Tuy nhiên họ đang có vẻ giả vờ “bình chân như vại”, như kiểu ta đây chẳng liên quan gì! Nhưng nhân dân thì biết. Kín mấy dân cũng biết. Trên MXH ngay từ đầu đã có nhiều câu hỏi đặt ra dẫn đến bản chất sự việc. Nay đã chính thức được Đại biểu Quốc hội, thay mặt cử tri lên tiếng bằng một loạt câu hỏi. Liệu có ai trả lời không? Chẳng lẽ ĐBQH hỏi mà cũng không ai trả lời? Nhưng nếu không có người trả lời thì cũng là những gợi ý để Bộ Công an mở rộng đối tượng điều tra? https://tienphong.vn/vu-viet-a-thoi-gia-kit-test-hang-loat-cau-hoi-lien-quan-trach-nhiem-cac-bo-can-lam-ro-post1406650.tpo?fbclid=IwAR3vhcMv07598LKR-LTrDG5YJsQrUTacLxhhG_6Iib5rpMBPO0LlFvbiJKY ĐBQH...
Nhận xét