3596. Ai phải đền bù thiệt hại từ vụ cho thuê "yết hầu" quốc gia?
Ai phải đền bù thiệt hại từ vụ cho thuê "yết hầu" quốc gia?
![]() |
Ông Đỗ Văn Đương cho rằng, những người có liên quan tới dự án phải bị xử lý trách nhiệm tùy theo tính chất, mức độ. |
PNTB: Làm lãnh đạo, quyền lực nhất tỉnh mà ấu trĩ đến thế thì tốt nhất là nghỉ khỏe đi cho dân được nhờ! Đồng tiền làm mù mắt, lú lẫn, có ngày dâng cả non sông cho giặc!
Đại biểu Dương Trung Quốc: "Đến người thường dân có thể nhận thức ra khu vực này là khu vực “nhạy cảm” thì tại sao lãnh đạo, mà lại là lãnh đạo cấp cao của tỉnh không nhận ra chuyện đó?"
(GDVN) - Việc phải đền bù thiệt hại khi dừng dự án sẽ được quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân hay lại là câu chuyện của tập thể, rồi hòa cả làng?
>>Đại biểu Dương Trung Quốc: Nghèo cũng đừng cho thuê bàn thờ
Đại biểu Dương Trung Quốc: "Đến người thường dân có thể nhận thức ra khu vực này là khu vực “nhạy cảm” thì tại sao lãnh đạo, mà lại là lãnh đạo cấp cao của tỉnh không nhận ra chuyện đó?"
(GDVN) - Việc phải đền bù thiệt hại khi dừng dự án sẽ được quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân hay lại là câu chuyện của tập thể, rồi hòa cả làng?
>>Đại biểu Dương Trung Quốc: Nghèo cũng đừng cho thuê bàn thờ
Ngày 26/11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên
- Huế đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh – ông Nguyễn Văn Cao về việc
quyết định dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế tại mũi
Cửa Khẻm, đèo Hải Vân. Dư luận hoan nghênh quyết định này của tỉnh Thừa
Thiên – Huế, nhưng đồng thời cũng quan tâm tới trách nhiệm của những cá nhân,
tổ chức có liên quan khi cho một doanh nghiệp Trung Quốc làm dự án tại vị trí
mà nhiều người gọi là “yết hầu” quốc gia.
Làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể
Trả lời Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Nhà
sử học Dương Trung Quốc cho biết, câu chuyện tranh chấp giữa Thừa Thiên – Huế
và Đà Nẵng thì Chính phủ sẽ phải giải quyết, nhưng vấn đề an ninh quốc gia còn
quan trọng hơn rất nhiều.
“Tôi cho cho rằng đây là chuyện không thể
chấp nhận được. Chúng ta có đến nỗi như vậy không? Tôi vẫn nói là cái nhà mình
nghèo thì mình có thể cho thuê mặt tiền chứ không bao giờ cho thuê bàn thờ cả.
Đấy là cái chỗ đã xảy ra biết bao nhiêu bài học rồi. Chẳng lẽ chúng ta nghèo
tới mức phải làm như thế hay sao? Và nếu thực sự có thể phát huy được về mặt
kinh tế, du lịch thì tại sao không dành cho các tổ chức trong nước? Tôi vẫn
nhấn mạnh rằng dù làm gì thì làm nhưng điều quan trọng nhất vẫn phải đảm bảo
được an ninh”, ông Quốc chia sẻ.
![]() |
Ông Dương Trung Quốc: "Chẳng lẽ chúng ta
nghèo tới mức phải làm như thế hay sao?".
Ảnh: Ngọc Quang.
|
Ông Quốc cũng chỉ rõ, lãnh đạo cấp cao của
các tỉnh đều được tham dự dự lớp học về quốc phòng toàn dân, nhưng vẫn để xảy
ra sự việc trên là rất đáng tiếc.
“Chúng ta đã có nhiều bài học mà gần đây
Quốc hội bàn về chuyện cho thuê đất, thuê rừng ở những vị trí có liên quan tới
an ninh quốc gia và cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa giải quyết xong. Việc đầu
tư phát triển kinh tế là rất quan trọng, nhưng chúng ta không làm bằng mọi giá,
không thể đưa chuyện kinh tế ra để giải thích thay cho an ninh quốc gia. Và, tôi
cũng phải đặt ra vấn đề là nhiều người dân có thể nhận thức ra khu vực này nhạy
cảm thì tại sao lãnh đạo tỉnh không nhận ra chuyện đó? Qua việc này, chúng ta
phải trả giá vì mất lòng tin của người dân, phải trả giá mất uy tín đối với các
đối tác nước ngoài”, ông Quốc nói.
Ông
Dương Trung Quốc cũng cho rằng, đối với vụ việc này phải làm rõ trách nhiệm cụ
thể của từng cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật, nhất là chuyện đền
bù với nhà đầu tư nước ngoài.
“Qua việc này chúng ta thấy sự phân cấp là
cần thiết, nhưng đồng thời cũng thấy có phần lỗi của Quốc hội, làm luật vẫn còn
có chỗ sơ hở, giám sát chưa chặt chẽ. Dù là trong địa bàn quản lý của tỉnh,
nhưng phải rõ ràng chỗ nào được làm, chỗ nào không, chứ không phải cứ trong
tỉnh thì tỉnh làm”, ông Quốc nhấn mạnh.
Phải kiểm điểm trách nhiệm sâu sắc
Trả lời Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam , Đại biểu
Quốc hội Đỗ Văn Đương – Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận định, không thể vì phát
triển kinh tế mà quên mất việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia.
“Không thể vì phát triển kinh tế mà xé lẻ
tài nguyên đất nước ra như vậy được, tôi cho rằng đây là vấn đề rất hệ trọng và
phải kiểm điểm trách nhiệm sâu sắc”, ông Đương nhấn mạnh.
Vấn đề dư luận đang rất quan tâm là số
tiền đền bù có thể rất lớn, vậy đây là tiền ngân sách hay cá nhân phải chịu
trách nhiệm? Ông Đương cho rằng, những người cấp giấy phép phải gánh chịu
hậu quả với nhà đầu tư, các thủ tục chi phí để dẫn được cái giấy phép đầu tư đó
cũng không phải đơn giản, rồi tiền làm đường, khảo sát thăm dò... khi dừng dự
án thì theo luật pháp là phải bồi thường toàn bộ chi phí hợp đồng.
“Những người có liên quan tại địa phương
phải bị xử lý trách nhiệm, sai ở đâu xử lý ở đấy. Thí dụ, anh có thẩm quyền cấp
giấy phép ấy không hay vượt quá thẩm quyền? Anh đã bàn bạc đầy đủ chưa hay chỉ
vì động cơ kinh tế của tỉnh anh thôi mà anh làm như vậy? Đây không phải là hợp
đồng của cá nhân mà là của cơ quan nhà nước, trước mắt thì nhà nước phải đền,
còn sau này kiểm điểm trách nhiệm cá nhân có làm sai thì phải bồi hoàn”, ông
Đương phân tích.
Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An
(đoàn Hà Nội) lại đưa ra góc nhìn khác, đó là việc lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên -
Huế ra quyết định dừng dự án là rất đáng hoan nghênh, vì điều đó chứng tỏ họ
biết lắng nghe những ý kiến đúng từ dư luận.
"Qua chuyện này, tôi nghĩ phải rút
kinh nghiệm sâu sắc, khi đã ở tầm vị trí của lãnh đạo thì phải nhìn tổng thể,
cân nhắc cái lợi, cái hại, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với các mối quan
hệ khác. Ở đây, tôi thấy Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định dừng đầu tư, như vậy
về mặt thái độ là biết rút kinh nghiệm ngay chứ không phải thấy sai mà cứ cố
bảo vệ, các tỉnh khác cũng nên học điều đó.
Mặt khác, chúng ta phải quy định rõ những
khu vực nào hiện nay thuộc địa phương quản lý nhưng không được phép tự quyết
định, phải công khai để nhân dân giám sát".
Nhận xét