3592. Nỗi buồn ở kỳ họp Quốc hội lần này!
Nỗi buồn ở kỳ họp Quốc hội lần này!
Như Thổ/ PetroTimes /08:22 | 27/11/2014
Như Thổ/ PetroTimes /08:22 | 27/11/2014
(PetroTimes) - Đã nói đến họp Quốc hội thì bất cứ ai cũng
nghĩ đến đó là một nơi tôn nghiêm, mọi hoạt động diễn ra trong đó phải rất
nghiêm túc. Là nơi “quan trên trông xuống người ta trông vào”; là nơi mà cử tri
gửi gắm sự tin cậy, trông mong. Còn người dự họp thì từ y phục, từ lời ăn tiếng
nói, từ dáng ngồi, đến dáng đi… đều phải thể hiện là người “đại biểu của nhân
dân”. Nói tóm lại, người ta phải nhìn thấy ở đây là nơi mẫu mực về phong cách
làm việc, về ứng xử văn hóa, về trí tuệ của từng người.
Sự
đòi hỏi này không có gì là quá đáng, bởi lẽ, Quốc hội là cơ quan quyền lực của
quốc gia. Những quyết sách ở đây liên quan đến sự phát triển của cả một dân
tộc, một đất nước .
Đại
biểu Quốc hội do dân bầu nên và cử tri thì bao giờ cũng mong mỏi người đại diện
cho mình phải là những người không những có trí tuệ, có trách nhiệm với dân,
với nước mà còn phải là những người có chuẩn mực về văn hóa. Rồi nữa, đại biểu
Quốc hội còn phải là người phản ánh được mong muốn, tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng của người dân đối với các vấn đề lớn của đất nước; và cả những vấn đề nhỏ
liên quan đến miếng cơm manh áo.
Ấy
vậy mà từ vài năm trở lại đây, những việc không hay xảy ra ở Quốc hội xem ra
ngày một nhiều.
![]() |
Đại biểu Quốc hội xài cả máy tính
và iPad trong hội trường
|
Và
ngay tại kỳ họp Quốc hội lần này, cũng thấy có không ít chuyện buồn, việc buồn.
Nào
là chuyện có đại biểu Quốc hội dùng mạng xã hội để nói xấu, xỉ vả đại biểu Quốc
hội khác, sự thiếu văn hóa của đại biểu Quốc hội này đến mức dư luận phải đặt
ra câu hỏi rằng, ông này liệu có bị “thần kinh”? Quả thật, nếu ông ta bị “thần
kinh” thì đây là điều may cho Quốc hội và cũng làm cho những cử tri đã trót bầu
cho ông ta thấy đỡ ngượng, bởi vì mình đã chọn nhầm một người bị “điên”. Nhưng
nếu như ông này không bị “điên” thật mà lại có cách ứng xử như vậy, thì rõ ràng
tầm văn hóa của ông ta ở mức không chấp nhận được. Và như vậy, cử tri đã bị
“lừa”, thế cho nên mới bỏ phiếu cho ông ấy.
Người
thì hỏi về độ an toàn của xăng E5 ra làm sao?
Người
thì hỏi về đường sắt trên cao có an toàn không?...
Trời
ạ! Việc sử dụng xăng E5 là một chủ trương lớn đang được triển khai quyết liệt
và cả thế giới đều công nhận xăng E5 có lợi cho môi trường; có lợi cho việc kéo
dài tuổi thọ động cơ. Vậy mà riêng đại biểu này lại không biết điều đó.
Rồi
như đại biểu hỏi về độ an toàn đường sắt trên cao thì hình như vị đại biểu này
không nghĩ rằng, làm cái gì người ta cũng nghĩ đến độ an toàn và phải phấn đấu
đạt an toàn đến mức tối đa.
Nhưng
trong quá trình vận hành, nếu có xảy ra rủi ro thì có mà giời biết. Vậy thì làm
sao có thể đòi hỏi một sự cam kết của người đứng đầu ngành giao thông. Ai dám
đảm bảo rằng, máy bay bay trên trời kia là an toàn 100%?! Ai dám khẳng định tàu
vũ trụ phóng lên là an toàn 100%?!
Những
việc đó thì bàn dân thiên hạ đều biết cả, bởi những phát ngôn đó đã được truyền
đi trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng ở kỳ họp Quốc hội lần
này có một điều thực sự đáng buồn. Ấy là ý thức của không ít đại biểu quá thấp.
Vậy
sự thể hiện chữ “thấp” đó là gì?
Đó
là vắng mặt không có lý do; đó là nhờ người bấm nút biểu quyết hộ. Có những
phiên họp biểu quyết thông qua một đạo luật mà vắng đến gần 100 người. Đến mức
Chủ tịch Quốc hội phải kêu lên khi con số biểu quyết trên bảng điện tử cứ nhảy
nhót lung tung. Và ông khẳng định rằng, đó là do bấm nút biểu quyết hộ.
Tình
trạng đại biểu Quốc hội vắng mặt tại các buổi thảo luận tổ hoặc cả những phiên
họp tại hội trường đã được nói nhiều từ những kỳ họp trước nhưng căn bệnh này
xem ra không giảm.
Rồi
trên tivi lại thấy hình ảnh, có những vị đại biểu Quốc hội ngủ vô tư trong hội
trường, thậm chí ngay ở phiên khai mạc.
Rồi
những hình ảnh đại biểu Quốc hội điềm nhiên đọc báo trong khi Chủ tịch Quốc hội
đang kết luận.
Thậm
chí có đại biểu ngang nhiên chơi cờ bằng iPad khi Thủ tướng đang trả lời chất
vấn.
Thật
không thể hiểu nổi cho những vị đại biểu Quốc hội này.
Trong
khi đồng bào cả nước chăm chú theo dõi qua màn hình phát biểu của Thủ tướng về
những vấn đề quốc kế dân sinh, về những chủ trương có tính chiến lược của Chính
phủ để xây dựng phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ tổ quốc thì vị đại biểu
này điềm nhiên ngồi đánh cờ. Vậy thử hỏi, chúng ta cần những vị đại biểu này
ngồi ở Hội trường Diên Hồng làm gì?
Rồi
lại có đại biểu mang vào hội trường cả máy tính xách tay và một chiếc iPad và
bày ra trước mặt để làm việc.
Có
thể nói, những cảnh “chướng tai gai mắt” ở Quốc hội đã và đang làm cho cử tri
nghi ngờ về tính nghiêm túc và ý thức trách nhiệm, kỷ cương của đại biểu Quốc
hội.
Cũng
vẫn biết rằng, không có điều luật nào bắt các đại biểu Quốc hội phải dự 100%
thời gian họp nhưng việc vắng mặt quá nhiều, việc các đại biểu thiếu ý thức
trong lúc ngồi họp là điều rất mong Quốc hội phải nghĩ đến, làm thế nào để chấm
dứt chuyện đó.
Đã
đến lúc chúng ta phải xem lại rằng, có cần kéo dài thời gian một kỳ họp Quốc
hội như vậy không? Để rút ngắn đi thì bắt đầu như thế nào và làm từ đâu? Rồi
với những đại biểu mà họ đang phải chịu trách nhiệm là tư lệnh một lĩnh vực,
hoặc người đứng đầu chính quyền ở một địa phương thì rõ ràng áp lực công việc
đang đè nặng lên đôi vai của họ. Vậy mà bây giờ phải ngồi họp từ ngày này qua
ngày khác như vậy cũng hoàn toàn không đơn giản. Không ít vị đại biểu Quốc hội,
ngày phải họp ở hội trường, rồi hết giờ họp lại sấp ngửa chạy về cơ quan giải
quyết công việc… Và không hiếm hôm gần nửa đêm mới về nhà. Ở Hà Nội thì còn đỡ,
chứ nếu ở tỉnh xa thì thật rắc rối đủ đường.
Năm
trước (vào tháng 11-2013), tại phiên họp Quốc hội về Dự thảo Luật Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, có đại biểu đã “phê” các kỳ họp Quốc hội còn kéo
dài, gây lãng phí thời gian và ngân sách. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân cũng từng nêu ý kiến “đề nghị của đại biểu về rút ngắn thời gian họp của
Quốc hội rất đúng”.
Cũng
đã có những ý kiến rất nghiêm túc là cần phải có cách điểm danh đại biểu, bằng
cách phát thẻ từ ra vào… Cách làm này kể ra cũng có lý, nhưng cũng thấy “hơi
buồn”. Bởi lẽ, đã là đại biểu Quốc hội, mà phải “điểm danh” kiểu này xem ra
cũng thấy… thế nào ấy?
Họp
Quốc hội kéo dài, tốn kém tiền bạc đã đành, nhưng quan trọng là có hiệu quả hay
không? Có rất nhiều đạo luật, rất nhiều lĩnh vực mà các đại biểu không am hiểu,
không có chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực đó… Vậy mà bắt đại biểu phải tham
gia thảo luận, rồi bấm nút biểu quyết thì “xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào?”.
Cho nên, nếu đại biểu có vắng mặt thì cũng là điều nên thông cảm.
Nhưng
có một điều không thể thông cảm, thậm chí, nếu nói không thể tha thứ cũng chẳng
quá đáng, ấy là khi các vị điềm nhiên đọc báo, chơi cờ trong hội trường. Rõ
ràng, các vị đã coi thường người khác, mà cụ thể là các đồng chí lãnh đạo Quốc
hội, Chính phủ. Đại biểu Quốc hội mà ý thức kém như vậy thì thật đáng buồn.
Như Thổ
Nhận xét