3585. Đến giờ, ai còn muốn và có thể bao che cho ông Trần Văn Truyền?
Đến giờ, ai còn muốn và có thể bao che cho ông Trần Văn Truyền?
25/11/14 06:51
![]() |
Biệt thự "khủng" của ông Trần Văn Truyền (Ảnh: Tuoitre) |
(GDVN)
- Quy trình xử lý vi phạm còn dài; thậm chí đại biểu cho rằng vụ ông Truyền có
dấu hiệu tham nhũng cả bằng tiền và quyền lực!
Về chuyện vi phạm chính
sách nhà đất của Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, trao đổi với
phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng đoàn Đại
biểu quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng đến giờ phút này có muốn cũng không ai
có thể bao che cho ông Truyền được nữa.
Sau kết luận của Ủy ban Kiểm
tra Trung ương về vụ việc của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền,
theo ông còn điều gì cần phải làm rõ?
![]() |
Ông Nguyễn Ngọc Phương phát biểu tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII (Ảnh: Duy Linh) |
Theo tôi vấn đề cần phải
làm rõ là nguồn gốc của khối tài sản đó. Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương mới chỉ liệt kê số lượng tài sản, nhà, đất của ông Truyền chứ chưa
nêu rõ nguồn gốc của chúng. Tôi đề nghị phải làm rõ xem có hay không việc ông
Truyền lợi dụng chức quyền, lấy tiền biếu xén để mua khối tài sản đó.
Từ kết luận của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, ông có nghĩ ông Trần Văn Truyền tham nhũng không?
Tôi cho rằng ở vụ việc
này có dấu hiệu tham nhũng. Sẽ có 2 khả năng, một là tham nhũng bằng tiền, hai
là tham nhũng bằng quyền lực. Nếu không tham nhũng, vậy phải làm rõ làm thế nào
ông ấy có được khối tài sản đó. Ngoài ra, cũng cần phải xem liệu có hay không
chuyện ông ấy lạm dụng quyền lực để có được khối tài sản đó.
Có ý kiến cho rằng ai ở vị trí
của ông Truyền cũng sẽ làm thế. Ông có nghĩ vậy không?
Đó là quan điểm hoàn
toàn không chính xác. Nếu ai ở vị trí như của ông ấy mà cũng làm thế thì hỏng
cả bộ máy rồi. Có như vậy hay không còn phụ thuộc vào bản chất của từng người.
Ngoài ra, có đại biểu Quốc hội
nêu câu hỏi “có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền?”. Quan điểm của ông về việc này
ra sao?
Thật khó để ước lượng,
đưa ra câu trả lời phù hợp cho câu hỏi trên. Có thể còn có nhiều người như ông
Trần Văn Truyền nữa, nhưng với tư cách đại biểu quốc hội, tôi không dám khẳng
định con số đó là bao nhiêu vì nói phải có sách, mách có chứng cụ thể.
Tới đây, làm thế nào để phát
hiện ra “các ông Trần Văn Truyền” đó, đặc biệt là ngay từ khi họ chưa nghỉ hưu
thưa ông?
Tổ chức Đảng cần có giải
pháp mới, rút ra bài học kinh nghiệm sau những vụ việc như thế này. Đường lối,
chủ trương của Đảng hiện nay rất đúng rồi, nhưng vấn đề ở chỗ hiệu quả của
những giải pháp đó tới đâu? Theo tôi, hiệu quả của giải pháp kê khai tài sản
hiện nay chưa triệt để do chúng ta chưa quan tâm đúng mực đến việc kiểm soát
tính chính xác của việc kê khai đó.
Vụ việc này do báo chí, người
dân phát hiện ra, sau đó cơ quan giám sát mới vào cuộc. Vậy ông đánh giá thế
nào về hiệu quả của cơ quan giám sát?
Biệt thự
"khủng" của ông Trần Văn Truyền (Ảnh: Tuoitre)
|
Thực tế, việc giám sát
có nhiều hình thức. Một là từ phát hiện của người dân. Hai là từ các cơ quan
chức năng và cuối cùng là từ cơ quan quản lý nhà nước. Cơ quan giám sát cũng
từng phát hiện ra nhiều vụ việc lớn. Còn vụ ông Truyền chỉ là một trong những vụ
do người dân, dư luận xã hội, báo chí phát hiện ra. Do vậy, nếu từ vụ việc này
mà phủ nhận hiệu quả của cơ quan giám sát, tôi cho rằng không đúng.
Nhiều người vẫn băn khoăn có sự
nể nang, né tránh thậm chí giơ cao đánh khẽ trong vụ việc này. Ông có thấy vậy
không?
Hiện tại các cơ quan
chức năng đã vào cuộc và theo như báo cáo ban đầu, có thể thấy họ rất thẳng
thắn. Đến thời điểm bây giờ có muốn cũng không thể bao che được nữa bởi Quốc
hội đã lên tiếng, tại các diễn đàn Quốc hội, các đại biểu cũng đã nhiều lần lên
tiếng và nói rất gay gắt. Do vậy, không ai có thể bao che được hết, còn việc có
giơ cao đánh khẽ hay không, đến giờ chưa thể nói được.
Tuy nhiên, các đại biểu
quốc hội cũng đã yêu cầu làm rõ và thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng về vụ việc này để tăng thêm niềm tin của nhân dân vào Đảng, các cơ quan
Nhà nước.
Từ ngày đương chức, ông Truyền
đã phải kê khai tài sản hàng năm và có nhiều cơ quan giám sát việc kê khai này.
Thế nhưng, khối tài sản “khủng” của ông Truyền vẫn “lọt” qua các khâu kiểm tra
đó. Phải chăng có lỗ hổng lớn trong việc kê khai tài sản?
Có thể thấy việc kê khai
tài sản hiện nay làm chưa nghiêm, có kê khai, nhưng không được thanh tra, kiểm
soát do các cơ quan nhà nước chưa chủ động lắm và đó chính là lỗ hổng.
Muốn bịt kín lỗ hổng này
cần triển khai nhiều biện pháp kiểm tra như: tổ chức lực lượng kiểm tra; lấy
thông tin từ dư luận xã hội; kiểm tra từ cơ quan, địa bàn người đó công tác…thì
mới phát hiện ra được sai phạm nếu có.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
“Theo chủ trương của luật phòng chống tham nhũng,
quyết tâm chính trị của Đảng, không có vùng cấm nào cho bất cứ ai cả. Nói như
vậy để nhân dân thấy rằng chưa phải cứ về hưu “hạ cánh” đã là yên”, ông Thảo
nhấn mạnh
|
Nhận xét
Ông làm cách nào giấu thế ông ơi?
Ghế cao chót vót ông ngồi.
CHắc ông dọa dẫm lũ người tham quan.
Sợ mình lòi mặt kẻ gian
Nên lo đút lót, hàng đàn kéo nhau.
Miệng ông "cách mạng đỏ màu"
Tham ô, tiêu cực cúi đầu sợ ông.
Ai ngờ quan "Phủ Khai phong"
Mồm nói một nẻo, làm vòng một nơi.
Bây giờ nhà cháy mất rồi
Lòi đuôi chuột cống SUỐT ĐỜI THAM LAM!