3459. Thành tích nông nghiệp Việt: Nhập khẩu hết, trừ... đất, nông dân?
Thành tích nông nghiệp Việt: Nhập khẩu hết, trừ... đất, nông dân?
Thành Luân/ Đất Việt
![]() |
Mặc dù Việt xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu chủ yếu đi nhập khẩu |
NQL: Hi
hi Nghe ông Lê Hưng Quốc nói rất vui. Đây là cái lý của kẻ "cố cùng liều
thân".
Để có được những con số ấn tượng về số lượng xuất khẩu,
ngoài đất và con người, hầu hết đầu vào của nông nghiệp Việt Nam đều nhập
khẩu.
TS
Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, nguyên
Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết khi trao đổi với Đất
Việt về tình trạng nông sản Việt bội thực những "người khổng lồ chân đất
sét".
Nông
sản Việt kiên trì về số lượng
Nhiều
mặt hàng nông sản Việt Nam như gạo, điều, cà phê, cao su... đều đang là những
"người khổng lồ" khi có thành tích xuất khẩu hàng đầu thế giới, tuy
nhiên chúng lại có "đôi chân đất sét" quá yếu về chất lượng, thương
hiệu, uy tín, giá trị gia tăng mang lại và bị phụ thuộc.
Theo TS
Lê Hưng Quốc, kể từ khi Việt Nam
xuất khẩu tấn gạo đầu tiên vào năm 1989, đến nay đã được 25 năm. 25 năm xuất
khẩu gạo là chỗ dựa của kinh tế Việt Nam , giải quyết khó khăn trong đời sống
nhân dân, cân đối ngoại tệ.
"Có
thể trong thời gian ấy có chỗ này chặt cây nọ, bỏ cây kia, giá có lên xuống đôi
chút nhưng về tổng thể, bức tranh nông nghiệp đã sáng dần lên và tăng trưởng
đều về lượng. Nông dân Việt Nam
rất giỏi, vất vả hơn nông dân nước khác nhưng đã nuôi sống được 90 triệu người.
Có
nhiều thứ lâu nay người ta vẫn nói nhiều nhưng chưa thật chính xác. Thái Lan có
gạo 800 USD/tấn, Việt Nam
chỉ bán được 450 USD/tấn, nhưng ít ai suy xét rằng Thái Lan khác Việt Nam rất nhiều.
Thái Lan có 60 triệu dân, Việt Nam có 90 triệu người, đất nông nghiệp bình quân
đầu người của họ gấp đôi, gấp ba lần Việt Nam. Chính vì thế, Việt Nam phải làm
lúa ba vụ, thậm chí ở ĐBSCL hai năm phải 7 vụ, chọn giống 90 ngày, năng suất
đạt 16 tấn/ha. Còn Thái Lan chỉ làm một vụ, chọn giống 160 ngày, năng suất 4
tấn/ha. Tính về năng suất trên mỗi ha, Việt Nam vẫn gấp rưỡi Thái Lan. Bởi thế,
cứ đòi hỏi Việt Nam
phải có lúa 800 USD thì không có bởi chúng ta đất chật người đông, phải thâm
canh tăng vụ mới dư được 7 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Tương
tự, đậu tương Việt Nam
mỗi năm làm 3 vụ, tổng cộng năng suất đạt 4,5 triệu tấn/ha, còn Mỹ chỉ làm 1
vụ, đạt 3 triệu tấn/ha. Họ làm được vậy là vì có đất rộng, làm giống dài ngày,
công nghiệp hóa toàn bộ. Nhưng về hiệu quả trên mỗi ha của Việt Nam là cao
hơn", ông Quốc chỉ rõ.
Chính
vì thế, ông Lê Hưng Quốc cho rằng, phải thừa nhận nông nghiệp Việt Nam là người
khổng lồ thực sự chứ không phải có "đôi chân đất sét". "Bao
nhiêu nước đảm bảo được an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam lại làm
được và được Liên hợp quốc công nhận?".
Để
có được những con số ấn tượng về số lượng xuất khẩu, ngoài đất và con người,
hầu hết đầu vào của nông nghiệp Việt Nam đều nhập khẩu.
Theo
thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2013, Việt Nam phải chi 500 triệu USD để nhập
hạt giống rau, 12,4 tỷ USD để nhập vật tư nông nghiệp, có tới trên 90% thuốc
BVTV và máy móc chúng ta phải nhập khẩu.
Nguyên
Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, trong thế giới hội nhập không thể tự hào tự
cung tự cấp như trước đây mà nhập là tốt.
"Việt
Nam
có làm được gì đâu mà không nhập?! Bao nhiêu năm nay nay vẫn thế. Cái gì thế
giới không có mà Việt Nam làm hơn được thì làm, còn thế giới có mà Việt Nam
không làm hơn được thì tốt nhất là nhập cho nhanh, tội gì không tận dụng tài
nguyên của thế giới. Trong nhà mỗi người Việt Nam có cái gì không phải nhập
khẩu?".
Với
nông nghiệp Việt Nam ,
ông Quốc cho rằng chuyện nhập khẩu là đương nhiên. Những giống tốt nhất của
Việt Nam
hiện nay hoàn toàn là giống nhập. Trong 500 triệu USD dùng để nhập khẩu hạt
giống rau, hầu hết đều là những hạt giống Việt Nam chưa làm được, nếu có làm
thì hạt cũng lép, năng suất kém do điều kiện sinh thái, khí hậu... Hiện Việt Nam mới chỉ tạo ra được những giống rau bình
thường, còn các mặt hàng cao cấp như bắp cải, súp lơ, hành tây, su hào, cà rốt,
dưa chuột, cà chua Việt Nam
hoàn toàn không làm được.
"Cây
bắp cải Việt Nam
phải chờ lạnh mới cuộn được, trong khi giống của nước ngoài là giống chịu
nhiệt, nóng vẫn có thể cuộn", ông Quốc nói.
TS Lê
Hưng Quốc dẫn một vài câu chuyện nhỏ của bản thân ông: "Tôi có cái cuốc
con gà của Trung Quốc dùng mấy chục năm rồi vẫn sắc bén, đặc biệt khi cuốc đất
nó không hề bị bám đất, trong khi mỗi nhát cuốc Việt Nam là đất rơi cả vào đầu.
Ngày trước tôi cũng nuôi lợn, nấu một chậu cám cho nó ăn nhưng được một nửa thì
nó bỏ dở, không chịu ăn nữa. Tôi bốc một nắm thức ăn con cò trộn vào thì con
lợn lại ăn hết.
Hay năm
tôi đi Liên Xô mang về quả táo, bổ ra là chia cho cả xóm, mỗi người chỉ được
một mẩu, quý lắm. Bây giờ, ở siêu thị trái cây toàn là hàng nhập khẩu, cái gì
tốt nhất trên thế giới Việt Nam
đều có cả. Sự hội nhập và mở cửa tạo cho nền kinh tế Việt Nam phong phú,
trình độ văn minh tăng lên".
Ông
Quốc phủ nhận những lo ngại về việc Việt Nam bị phụ thuộc vào nước ngoài khi
cứ mải đi nhập.
"Ý
nghĩa tiếng Việt của lệ thuộc, phụ thuộc, tự chủ giờ sai hết. Bây giờ thế giới
phẳng, cả thế giới phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, không ai có thể tự làm được hết
mọi thứ cho mình. Việt Nam
cũng vậy, huống chi Việt Nam
chẳng làm được gì. Thành tích của Việt Nam có được chính là do mở cửa nhập
vào và trong nông nghiệp thì càng rõ điều này".
Nông
nghiệp Việt đã hết động lực phát triển?
Dù vậy
TS Lê Hưng Quốc cho rằng, đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam không thể
chạy theo con số thành tích về xuất khẩu nữa.
"Việt
Nam
không thể mãi tự hào về 25 năm xuất khẩu gạo được nữa. 25 năm mà người dân vẫn
không đủ sống, vẫn phải bỏ ruộng thì chứng tỏ nông nghiệp Việt đã không hết
động lực phát triển. Thành tích giời bể gì nhưng nông dân trả ruộng, thanh niên
bỏ ra thành thị là không thể chấp nhận được. Vấn đề của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là
vấn đề của thời kỳ hội nhập, thời kỳ của chất lượng, hiệu quả. Chính vì thế mới
cần tái cấu trúc nông nghiệp", ông nói.
Theo
ông Quốc, đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp của Bộ NN&PTNT nói rất
nhiều, rất dài nhưng lại không rõ khiến các địa phương không biết chuyển đổi
thế nào.
"Tái
cấu trúc nông nghiệp trước hết phải tái cấu trúc đất đai, cho tích tụ ruộng
đất. Miền bắc bình quân 3 sào/người, miền nam 1ha/người, như thế thì
không thể 'tái' bất cứ cái gì được. Phải nâng lên tối thiểu 3 ha/người, sửa đổi
luật Đất đai, xóa bỏ chính sách hạn điền, kéo dài thời gian sử dụng đất",
nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt chỉ rõ.
Cũng
theo ông Quốc, các yếu tố khác cần tái cấu trúc trong nông nghiệp là thị
trường, lao động, sản phẩm và đầu tư.
"Phải
vạch rõ lộ trình, xây dựng các kịch bản cụ thể từ thấp đến cao thì mới tạo ra
được sự bền vững cho ngành nông nghiệp", ông nói.
Nhận xét