3321. Lãnh đạo Bộ Văn hóa ‘họp kín’ về phim 21 tỷ
Lãnh đạo Bộ Văn hóa ‘họp kín’ về phim 21 tỷ
Tác
giả: Hoàng Vy
KD: Có một điều rất nghiêm túc cần phải đặt ra. Đó là sự tôn trọng sự thật
lịch sử. Một khi sự thật lịch sử không được tôn trọng, thì học sinh sẽ chán học
sử, xa rời bộ môn dạy người cực kỳ quan trọng này, con người sẽ mất niềm tin
ngay vào chính quyền, và khán giả cũng sẽ quay lưng lại với “Sống cùng lịch
sử”, cho dù có tốn tới 21 tỷ đồng, cho dù có PR đến mấy.
Đã qua rồi cái thời tuyên
truyền kiểu một chiều. Trong thế giới phẳng khắc nghiệt này, có một lời nói
dối, lập tức có một lời nói thật “đối chất”. Điều đó không phải là “xấu xa” như
cái tư duy độc đoán xưa nay vẫn nghĩ, mà chính là sự sòng phẳng của cuộc sống
và của cả chính… lịch sử.
Là sự đòi hỏi từ con người
lãnh đạo, thể chế chính trị đều phải nâng tầm, hoàn thiện chính mình thật sự
văn minh, khoa học. Có thế mới quản lý xã hội một cách vững vàng. Và người dân
mới đỡ đi cái sự bất an vì mất niềm tin, mới có thể cảm thông, chia sẻ những
thăng trầm của đất nước, của xã hội.
————–
Ngày 24/9, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã
có cuộc làm việc kín với Cục Điện ảnh cũng như hãng sản xuất phim ‘Sống cùng
lịch sử’.
![]() |
Cảnh trong phim ‘Sống cùng lịch sử’ |
Một tuần qua,
bộ phim ‘Sống cùng lịch sử’ đã gây bão trên các phương tiện truyền thông về
việc ra rạp nhưng không bán được vé, buộc phải hủy suất chiếu khiến dư luận bức
xúc về bộ phim tuyên truyền được đầu tư tới 21 tỉ đồng nhưng cuối cùng thất bại
ở rạp.
Rất nhiều
bài viết mổ xẻ về nguyên nhân thất bại của bộ phim ngốn tới 1 triệu đô la này
cũng như đặt dấu hỏi về tính hiệu quả của những bộ phim được nhà nước rót tiền
tỉ nhưng không có người xem mà cụ thể là ‘Sống cùng lịch sử’.
Trước tình hình nóng như vậy,
ngày 24/9, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL phụ trách ngành điện ảnh đã
có cuộc làm việc kín với lãnh đạo Cục Điện ảnh cũng như lãnh đạo Hãng phim
truyện Việt Nam và thành phần chủ chốt của đoàn làm phim ‘Sống cùng lịch sử’.
Cuộc gặp nhằm phân tích tình hình
cũng như rút kinh nghiệm, đặc biệt ở khâu phát hành từ trường hợp đưa bộ phim
này ra rạp. Bộ VHTTDL cũng chỉ đạo cần ngồi lại tọa đàm về chuyên môn của bộ
phim và rút kinh nghiệm phát hành. Vấn đề phải thận trọng khi sử dụng đồng vốn,
chú trọng đến khâu PR, thận trọng hơn ở cả đầu vào lẫn đầu ra sao cho phát hành
thật tốt đã được đặt ra.
Theo tìm hiểu của VietNamNet,
‘Sống cùng lịch sử’ chỉ được chiếu trong tuần kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ vào dịp đầu tháng 5 vừa qua do đây là bộ phim được Nhà nước rót tiền
để phục vụ sự kiện này.
Tuy nhiên, sau đó vào dịp 2/9 vừa
qua, ‘Sống cùng lịch sử’ đã bất ngờ công chiếu tại 3 rạp Tháng 8, Kim Đồng
và TTCPQG ‘không kèn không trống’. Điều đáng nói là bộ phim này không hề nằm
trong danh sách các phim được trình chiếu trong tuần lễ kỷ niệm Quốc Khánh. Dù
là phim do Cục Điện ảnh làm chủ đầu tư và đặt hàng nhưng ‘Sống cùng lịch sử’
không hề thông qua Cục này mà do chính đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, đồng thời là
Phó Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam tự ý đưa phim ra rạp.
Phát hành một cách tự phát, không
có sự chuẩn bị kỹ càng, phim tuyên truyền nhưng lại bán vé thương mại ngoài
rạp, cùng với việc chọn sai thời điểm công chiếu dẫn đến thất bại thảm hại
ngoài phòng vé của ‘Sống cùng lịch sử’, dẫn đến việc phim bị đá văng khỏi lịch
chiếu chỉ sau vài ngày.
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân trên phim trường ‘Sống cùng lịch sử’.
Tuy nhiên, đạo diễn Nguyễn Thanh
Vân, tác giả của bộ phim, lại là lãnh đạo của Hãng phim truyện VN thay vì thừa
nhận thất bại lại đổ lỗi cho cơ chế, rằng số tiền PR rót cho phim quá thấp,
thậm chí còn đổ lỗi rằng khán giả thờ ơ với phim lịch sử. Trong khi đó, trả lời
truyền thông, đạo diễn Vương Đức, Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam thừa nhận
đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã nghĩ quá đơn giản về chuyện phát hành phim, cộng
với phát hành sai thời điểm nên dẫn đến thất bại trên.
‘Sống cùng lịch sử’ cũng là ví dụ
tiêu biểu của việc phát hành phim quá nóng vội, dẫn đến không nghiên cứu kỹ
thời điểm cũng như đối tượng khán giả dẫn đến thất bại nặng nề.
“Phim hay hay dở phụ thuộc rất
lớn vào ê kíp sản xuất. Thêm nữa, đời sống của phim này chưa có vì mới chỉ ra
mắt trong đợt kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cần phải có thời gian
nhận thức. Trong khi đó ‘Sống cùng lịch sử’ khi ra rạp lại hoàn toàn chưa có sự
chuẩn bị. Một phim ra rạp thì phải quảng bá.
Thêm nữa điều tôi muốn nói ở đây
là ý thức của người làm ra phim đó. Ví dụ đạo diễn Bùi Tuấn Dũng ở Hãng phim
truyện Việt Nam dù cũng làm phim đặt hàng, chỉ có 30 triệu tiền quảng bá nhưng
cậu ấy ý thức và sự trân trọng khán giả. Còn ở phim này thì dường như thiếu
điều đó. Khi đã có lòng thì anh sẽ tìm mọi cách để quảng bá cho phim”, nhà biên
kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát phân tích.
Được biết sắp tới đây Cục Điện
ảnh dự kiến sẽ đưa ‘Sống cùng lịch sử’ vào chiếu trong Đợt phim kỷ niệm 70 năm
thành lập QĐNDVN (22/12/1944 – 22/12/2014). Sau đợt phim này, phim sẽ được
quảng bá và phát hành tại các rạp thông qua một nhà phát hành chuyên nghiệp.
————
Theo Kim Dung
Nhận xét