3030. Cuộc hội ngộ ngẫu hứng
PNTB
Đúng là ngẫu hứng. Dù thành
danh hay chưa thành, nhưng hễ trong người có chút “máu nghệ” (dù có sĩ hay chưa) thì thường vẫn xảy ra ngẫu hứng. Không có ngẫu hứng thì khó có tác phẩm.
Ngẫu hứng hiểu nôm na là tự nhiên hứng lên, hứng lên một cái là Ok.
Mình có chút việc riêng (trong
kế hoạch) phải đi Hà Nội, thế là nhân đó, ngẫu hứng gọi cho nhà thơ Đồng Thị Chúc.
Chị Chúc liền tổ chức một cuộc gặp mặt những người cùng sở thích ít nhiều đã
quen hơi, bén tiếng.
Đa số đều đã đầu sáu, đầu bẩy
cả rồi, có người là bạn tâm giao hay đồng nghiệp lâu năm, nhưng có người chỉ
mới hiểu nhau qua thế giới ảo, nhưng gặp một một cái là cứ hoắng lên như trẻ
con thấy mẹ về chợ. Lạ thế đấy. Người ta bảo một già một trẻ bằng nhau quả
không sai.
Đồng Thị Chúc chủ trì đăng
cai nên tất bật và cũng vui... bất tận. Trần Công Dân, thủ trưởng cũ của Đồng
Thị Chúc giúp chuẩn bị loa đài vì còn có tiết mục hát chèo, một món ăn đặc sản
ai cũng thích. Cũng chính vì thế mà chị Đồng Thị Chúc có bài thơ tặng Ngọc
Dương. Bài thơ có tựa đề:
Ở đằng xa.
Viết tặng Ngọc Dương – Nghệ nhân hát chèo (do ĐTC tấn phong), Chủ trang Phó nhòm Tây Bắc
Ở đằng xa, ở đằng xa
Gửi theo câu hát tỏa ra với Đời.
Thương về một khoảng chơi vơi
Buồn về những nỗi rối bời quanh ta.
Muốn câu hát bắc cầu qua
Cho gin phách nhịp, cho vừa lưu không.
Dắt nhau con nhện giăng mùng (*)
Để đi đến chốn trùng phùng trúc mai.
Cất lên sa lệch hai vai
Đưa nhau về tận bồng lai với tình.
Gửi thương làn thảm đến mình
Đường trường bắn thước nhân sinh ở Đời
Phải chiều nhắn gọi xa xôi
Tình thư hạ vị đáp lời đến ai
Trách chi nhịp đuổi vắn dài
Thôi, cùng cất tiếng một bài hát văn .
Giọng ca dài mãi tháng năm
Muốn người nghe cứ lặng đằm…mà nghe.
Hà Nội 4-2014 ĐTC
(* Những từ in đậm và
nghiêng là tên một số làn điệu chèo).
Bài thơ được chắp cánh bởi nét bút thư pháp của Lại Duy Bến. Duy
Bến chẳng những là Người Thơ, anh còn có hoa tay viết thư pháp. Anh Trần Công Dân đi cùng bà xã, người có giọng hát chèo rất... chèo và có cái tên rất hay:
Nguyễn Thanh Tú.
Người viết giới thiệu tập thơ Lục bát thơ dâng tặng người xưa tái bản của Đồng Thị Chúc là Nguyễn Trọng
Tạo. Anh bảo, tôi ít khi viết khen, nhưng tập thơ này của Đồng Thị Chúc thì nên
khen. Nguyễn Trọng Tạo đang bận sửa sang cái nhà sàn của mình để tiếp bạn văn
nghệ, nên đến muộn. Bù lại, có bà xã xinh như mộng, lái xe phục vụ trực tiếp.
Mình nghĩ, ngoài việc “đi đâu có anh có em”, chắc Thu Hà lái xe còn có mục đích quan
trọng là để "cho anh Tạo đi đến nơi về đến chốn”?
Cuộc giao lưu được tiếp nối tại nhà hàng Hàn Quốc. Đó là khẩu vị
của Đồng Thị Chúc và những người từng có thời gian dài lưu học sinh ở Bắc Hàn
mấy chục năm trước, nay vẫn còn dư âm của đất nước Sâm Cao ly. Trong cuộc hội
ngộ hôm nay còn có cả 2 đồng môn du học ở Triều Tiên với Đồng Thị Chúc là Nguyễn
Thị Quỳnh Nga và Trần Thị Lượt. Có lẽ các chị muốn chia sẻ khẩu vị đầy kỷ niệm
của mình với mọi người? Vâng, rượu sâm uống không những không Say mà lại Tỉnh.
Nhưng tỉnh để mà say... Thơ. Nguyễn Trọng Tạo được tặng thơ, mắt anh nhắm lại,
tay trái đón bài thơ viết kiểu thư pháp trên giấy gió, tay phải chìa ra như
đang tìm một bàn tay để bắt. Nom bộ dạng Nguyễn Trọng Tạo lúc này như người
đang cơn ...sướng tận cung mây!
Qua những cuộc như thế này mới biết giới nghệ sĩ khi vui, vui đến tận cùng/ khi buồn, buồn
tận thâm cung đáy lòng/ đã yêu, yêu đến phát khùng/ đã ghét, thì ghét cả vung lẫn nồi... (Mình không biết làm thơ nên nói vần mấy câu cho dễ nghe).
Dưới đây là vài hình ảnh trong cuộc hội ngộ
![]() |
ĐTC trao tặng ND bài thơ |
![]() |
Từ trái qua phải: Công Dân, Duy Bến, Nguyễn Đình Thi và Đồng Thị Chúc |
![]() |
Tác giả Thơ & Tác giả Thư pháp |
![]() |
Nguyễn Thị Tuyết, từng dạy học trên cao nguyên đá Hà Giang đọc bài thơ chị mới làm |
![]() |
Đồng Thị Chúc đọc thơ |
![]() |
Nào, chạm cốc |
![]() |
NTT và ĐTC uống riêng với ND |
![]() |
Nguyễn Trọng Tạo & Thu Hà |
![]() |
Chén dành riêng cho những CCB |
![]() |
Ngất ngây |
![]() |
Cười hết cỡ |
![]() |
Một phút riêng tư của Trần Công Dân và Nguyễn Trọng Tạo |
![]() | ||
Chưa đến nỗi ngả nghiêng
|
Nhận xét
chúc Bác lưu giữ mãi được những người bạn như thế!