2749.Sự khác nhau giữa các bản đồ cũ - mới của TQ cho thấy điều gì?
Sự khác nhau giữa các
bản đồ cũ - mới của TQ cho thấy điều gì?
My Lan (TH) - theo Trí Thức Trẻ | 27/06/2014 07:21
(Soha.vn) - Không chỉ ngụy tạo bằng chứng cho những tuyên
bố chủ quyền sai trái ở biển Đông, TQ còn dùng tấm bản đồ mới công bố để
"tẩy não" người dân nước này.
Bản đồ trắng trợn chiếm gần trọn biển Đông
Trung Quốc mới
đây đã chính thức công bố tấm bản đồ địa lý mới, do nhà xuất bản Hồ Nam phát
hành, trắng trợn chiếm gần hết biển Đông, lấn tới sát những vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines. Nó được cơ quan quản lý bản
đồ và khảo sát của Trung Quốc phê chuẩn với lý do hết sức nực cười là “thúc đẩy
sự hiểu biết tốt hơn của công chúng, nhằm bảo vệ các quyền hàng hải và toàn vẹn
lãnh thổ”.
Tấm
bản đồ mới này có nhiều điểm khác biệt với những bản đồ trước kia của Trung Quốc,
và nó ngày càng phơi bày âm mưu thôn tính biển Đông của Bắc Kinh.
Các
bản đồ trước kia của Bắc Kinh được in theo khổ ngang, trong đó, phần diện tích
nằm trong yêu sách đường 9 đoạn được thu nhỏ và đặt trong một khung ở góc cuối
bên phải bản đồ. Trong khi đó, tấm bản đồ mới này được in theo khổ dọc. Toàn bộ
phần diện tích ở biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép đã được vẽ trực
tiếp trên bản đồ chính, chứ không còn nằm trong khung thông tin ở góc phải như
trước.
![]() |
Bản đồ cũ in theo khổ ngang của Trung Quốc, với phần "đường lưỡi bò" phi pháp trong khung nhỏ ở góc phải bên dưới |
Bằng
đường 10 đoạn, thay vì đường 9 đoạn như trước đây, tấm bản đồ này đã bao lấy
các đảo và quần đảo mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền như Trường Sa và Hoàng Sa của
Việt Nam, Senkaku/Điếu Ngư (hiện đang tranh chấp với
Nhật Bản),Scarborough (đang tranh chấp với Philippines).
BÀI LIÊN QUAN
Nói
tấm bản đồ mới phi pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh thản nhiên
phát biểu: "Mục đích phát hành bản đồ mới là để phục vụ cho công chúng
Trung Quốc… Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề biển Đông là phù hợp và rõ ràng.
Lập trường của chúng tôi không hề thay đổi".
Truyền
thông Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội, ngay lập tức đưa ra những bình luận
ngang ngược về tấm bản đồ này.
Hãng
thông tấn chính thức Trung Quốc Tân Hoa Xã đã cho đăng tải nhiều hình ảnh về tấm
bản đồ mới kèm lời chú thích rằng "các đảo trong biển Đông có cùng tỷ lệ với đại lục
và được thể hiện rõ hơn so với các bản đồ truyền thống".
Còn
tờ Nhân dân Nhật báo thì nói rằng "trên những bản đồ truyền thống của
Trung Quốc, các đảo trên biển Đông thường được thể hiện trong những khung thông
tin, người đọc không thể quan sát chúng một cách đầy đủ", khiến các đảo “giống
như bị thêm vào”.
Âm mưu tẩy não thế hệ trẻ
Giáo
sư Lee Yunglung từ Viện biển Đông - Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) chỉ ra rằng, việc
để một nhà xuất bản địa phương phát hành loại bản đồ này là nhằm “né” phản ứng
của các nước láng giềng. Nếu thăm dò thấy phản ứng không quá dữ dội, thì nó sẽ
“mở đường cho chính phủ Trung Quốc khuyến khích sử dụng tấm bản đồ đó trong tương
lai”.
Tuy
nhiên, hành động xâm chiếm biển Đông bằng văn hóa này của Trung Quốc đã ngay lập tức
gặp phải sự chỉ trích của nhiều quan chức cũng như học giả thế giới.
Phát
ngôn viên Tổng thống Philippines Edwin Lacierda chỉ ra rằng: "Rõ ràng, bản
đồ cũ của họ không đủ tính lịch sử để chứng minh những đòi hỏi chủ quyền của họ,
vì thế họ buộc phải vẽ bản đồ mới chỉ để chứng minh những đòi hỏi cũ đó".
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines
thẳng thắn bác bỏ tấm bản đồ này và nói rằng: "Xuất bản bản đồ dọc không
giúp Trung Quốc biến các vùng lãnh thổ họ tuyên bố chủ quyền trở thành của họ".
![]() |
Bản đồ mới do Trung Quốc vừa phát hành, với đường 10 đoạn chiếm gần hết biển Đông |
Không
chỉ trắng trợn dùng thủ đoạn để củng cố những đòi hỏi sai trái về chủ quyền,
Trung Quốc còn âm mưu “tẩy não” cả một thế hệ trẻ khi cố tình cung cấp cho người
dân hiểu biết sai lệch về lãnh thổ của Trung Quốc.
Theo
trang GMA (Philippines ),
nhà xuất bản bản đồ Sinomap của Trung Quốc đã xuất bản một tấm bản đồ dọc tương
tự vào tháng 1/2013. Còn theo tờ Wall Street Journal, chính nhà xuất bản Hồ Nam cũng phát
hành một tấm bản đồ dọc đường 10 đoạn như vậy vào tháng 11/2013. Những tấm bản
đồ đó dự kiến sẽ được đưa vào trường học để dạy cho các học sinh bậc phổ thông.
Và tới nay, âm mưu này đã hoàn toàn lộ rõ.
Tiến
sĩ Christopher Roberts từ trường Đại học New South Wales (Australia) vạch trần:
"Trong vài chục năm trở lại đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã cấy vào đầu
người dân nước này một niềm tin là biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh
cãi của Trung Quốc".
Ông
Roberts dẫn lời một giáo sư Trung Quốc, nói về thực tế vô cùng nguy hiểm:
"Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này, người đó
sẽ vẽ tấm bản đồ mà chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng với một người Trung Quốc
25 tuổi, chắc chắn tấm bản đồ sẽ xuất hiện cả biển Đông".
Đồng
quan điểm trên, chuyên gia Richard Bitzinger từ Đại học Nanyang (Singapore ) còn
cho hay: "Một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc tin rằng họ đang bị
chèn ép trong tranh chấp tại biển Đông. Hệ lụy nguy hiểm là Bắc Kinh sẽ lợi dụng
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tư tưởng nước lớn của bộ phận này để tiếp tục
không chịu thỏa hiệp".
Tuy
nhiên, ngay tại “sân nhà”, Bắc Kinh cũng đã gặp phải những tiếng nói chỉ trích.
Một
nhà bình luận xã hội thắc mắc trên trang Weibo rằng theo bản đồ mới của Trung
Quốc, hình dáng của nước này không còn giống con gà trống (chỉ có phần đại lục,
không có vùng biển phía Nam )
- cách mô tả tiêu chuẩn mà nước này trước đây vẫn thường giảng dạy cho các học
sinh nữa.
Ông
Wu Ge, nhà bình luận các vấn đề quân sự toàn cầu của Trung Quốc mỉa mai: “Nếu
trong quá khứ Mỹ muốn bao trọn Hawaii và Guam, Anh và Pháp muốn chiếm các vùng
lãnh thổ nước ngoài, họ có lẽ chỉ cần trưng ra bản đồ thế giới. Liệu có ích lợi
gì không khi cho công bố các bản đồ này? Chẳng có gì khác ngoài việc bộc lộ rõ
tham vọng. Việc làm này chỉ nhằm khuếch trương chủ nghĩa yêu nước mù quáng”.
Theo báo Tuổi trẻ, trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 26/6,
trả lời câu hỏi của phóng viên: “Trung Quốc vừa phát hành bản đồ đường 10 đoạn
nuốt trọn biển Đông. Xin cho biết quan điểm?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê
Hải Bình cho biết: “Việc phát hành bản đồ đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật
pháp quốc tế, Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị nhiều nước phản đối.
Việt Nam
kiên quyết phản đối hành động này của Trung Quốc.”
Nhận xét