2746.Việt Nam có 3 “nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới”
Việt Nam có
3 “nhà khoa học ảnh hưởng
nhất thế giới”
PNTB: Một trong 3 "nhà khoa học Việt Nam ảnh hưởng nhất thế giới" là GS Đàm Thanh Sơn. Nhắc đến tên tuổi Đàm Thanh Sơn mình nhớ đến trang web "Cùng viết Hiến pháp" được lập ra từ tháng 1/2013 đến khi Hiến pháp VN 2013 có hiệu lực. Đó là sáng kiến của 3 nhà trí thức Việt Nam đang làm việc tại Hoa Kỳ có tâm huyết với đất nước, với dân tộc: Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Nguyễn Anh Tuấn.
Vào giữa tháng 3 /2013, để hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước tham gia vào sửa đổi Hiến pháp, mình có hai bài viết: Lạm bàn về diễn biến hòa bình và Tôi đã hiểu thế nào là Hiến pháp gửi cho Tuần Việt Nam, nhưng tờ báo này không đăng...Song bỗng nhiên tờ Cùng viết Hiến pháp biết đến và đăng tải. Mình được Nguyễn Anh Tuấn cho biết: các anh Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Nguyễn Anh Tuấn đánh giá: đó là những bài viết của một công dân Việt Nam cao tuổi có suy nghĩ sâu sắc, có ý thức trách nhiệm vì đất nước, vì dân tộc... nên các anh đã đăng tải để có những tiếng nói ở nhiều góc độ khác nhau, góp phần xây dựng bản Hiến pháp mới thật sự dân chủ và khoa học...
Nay nghe tin Đàm Thanh sơn là một trong 3 nhà khoa học Việt Nam được đánh giá là "nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới", quả thật mình rất mừng và xin chúc mừng GS Đàm Thanh Sơn.
Trước tình hình đất nước đã và đang gặp nhiều khó khăn cả trong xây dựng kinh tế và giữ gìn độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, nhiều lúc mình cảm thấy bi quan. Nhưng đã thấy lớp trẻ Việt Nam có những người như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Sơn Bình, Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Anh Tuấn... thì tin rằng những khó khăn của đất nước cũng chỉ là những giai đoạn lịch sử nhất định. "Hết mưa rồi sẽ nắng lên thôi"...
VOV.VN - Danh sách 3.000 nhà
khoa học ảnh hưởng nhất của Thomson Reuters được coi như bản đánh giá thành
tích khoa học khách quan nhất.
Thomson Reuters là một tổ chức
hàng đầu thế giới về việc theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia
nghề nghiệp toàn cầu vừa có báo cáo danh sách của hơn 3.000 nhà khoa học “có
ảnh hưởng lớn nhất” trong năm 2014.
Lần đầu tiên trong danh sách uy
tín này có sự xuất hiện của ba người Việt Nam . Ba nhà khoa học gồm GS Đàm
Thanh Sơn đang giảng dạy ngành vật lý tại Đại học Chicago (Mỹ); GS.TS Nguyễn
Sơn Bình nghiên cứu giảng dạy ngành hóa học, Đại học Northwestern (Mỹ); PGS.TS
Nguyễn Xuân Hùng, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM.
Danh sách 3.000 nhà khoa học có
ảnh hưởng lớn nhất của Thomson Reuters được giới khoa học quốc tế coi như bản
đánh giá thành tích khoa học khách quan nhất.
Giáo sư Đàm Thanh Sơn
![]() |
Giáo sư Đàm Thanh Sơn (Ảnh: VNN) |
Đàm Thanh Sơn (sinh năm 1969)
là một giáo sư, tiến sĩ vật lý người Việt. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng
hợp Quốc gia Moskva năm 1991 và nhận bằng tiến sỹ vật lý tại Viện Nghiên cứu
Hạt nhân Moskva năm 1995.
Năm 2008 tổ chức Olympic Vật lý
quốc tế ở Việt Nam, ông là một trong ba giáo sư vật lý Việt Nam được mời tham
gia Ban tổ chức.
Ông hiện là giáo sư (University
Professor) tại Viện Đại học Chicago, Mỹ. Đàm Thanh Sơn nghiên cứu về vật lý lý
thuyết, chủ yếu là vật lý hạt cơ bản, vật lý hạt nhân và các ứng dụng của lý
thuyết dây.
Ngày 29/4/2014, GS - TS Đàm
Thanh Sơn đã được bầu vào viện Hàn lâm khoa học Mỹ NAS. Tất cả các viện sĩ tại
viện này đều là những người có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, đã được
công nhận.
Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Sơn
Bình
![]() |
GS-TS Nguyễn Sơn Bình (Ảnh: KT) |
GS - TS Nguyễn Sơn Bình tốt
nghiệp cử nhân hóa học tại Đại học PennState (Mỹ) và nhận bằng thạc sĩ tại Viện
Công nghệ California .
Ông từng có thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ theo chương trình của Quỹ Khoa học
quốc gia Mỹ (NSF) tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ). Hiện ông đang là giảng viên
hóa học tại Đại học Northwestern, Mỹ.
PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng
![]() |
PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng (Ảnh: KT) |
Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân
Hùng (sinh năm 1976), hiện đang làm giảng viên Bộ môn Cơ học, khoa Toán - Tin
học tại Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp HCM, đồng thời hợp tác
giảng dạy và nghiên cứu tại một số Đại học khác trong thành phố.
Ông còn đảm nhiệm vị trí phó tổng biên tập tờ báo khoa
học "Asia Pacific Journal of
Computational Engineering, APJCEN" bằng tiếng Anh với đội ngũ biên tập là
các nhà khoa học uy tín trên thế giới. Ông có thời gian học tập nghiên cứu tại
Bỉ, Đức, Singapore. /.
CTV Thùy Anh/vov.vn
Nhận xét