2662. Nón trắng quê mình – Hát chèo

Nón trắng quê mình – Hát chèo
Nguyễn Ngọc Dương

 Vành nón trắng nghiêng nghiêng và tà áo dài thướt tha từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa Việt. Điều đó thì ai cũng biết. Nhưng không phải ai cũng biết, ở Thủ đô Hà Nội có một làng nghề đã hơn 300 năm nay vẫn âm thầm gìn giữ hồn Việt trong chiếc nón lá. Đó là làng Chuông, còn gọi là làng Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.

Nơi đây, có câu ca truyền lại từ lâu đời: Muốn ăn cơn trắng cá trê/ Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông.


Bài hát chèo Nón trắng quê mình, viết theo làn điệu Ngâm sổng và Chinh Phụ, (rất tiếc là chưa tìm thấy tác giả đặt lời. Bà con nào biết mách cho thì cảm ơn). Mình biết, trước bài này là bài Cô lái đò ngang, ca ngợi vẻ đẹp của cô lái đò với dáng người xiên xiên, hai tay nắm lấy mái chèo, thân hình nhấp nhô, càng nổi bật đường cong do tạo hóa ban tặng, in lên mênh mông sông nước, đôi lúc hiện rõ trên nền trời xanh thẳm... khiến lữ khách không thể không ngẩn ngơ!


 Có thể nói bài Cô lái đò ngang chỉ được thay một số câu từ mà “lột xác” thành bài Nón trắng quê mình. Chắc chắn, hai bài này chỉ là sản phẩm của một tác giả đặt lời? Đúng thôi, khi những cây cầu được sinh ra nối liền đôi bờ những dòng sông thì hình ảnh cô lái đò cùng với bài hát Cô lái đò ngang cũng chìm vào kí ức.

 Bài Nón trắng quê mình ca ngợi vẻ đẹp của em gái làng Chuông với sự duyên dáng, khéo léo làm nên chiếc nón lá. Chiếc nón là biểu tượng về cái duyên của em gái làng Chuông và bao trùm hơn, nó là biểu tượng về vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt nam.



Nay mình hát và và chia sẻ với bà con bài hát này.

Nón trắng quê mình - Hát chèo
Làn điêu: Ngâm Sổng - Chinh phụ
Trình bầy: Ngọc Dương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.