2546.Công an nhận sai sót
Vụ 6 bị can ở Sóc Trăng
được xác định vô tội:
Công
an nhận sai sót
![]() |
Thạch So Phách (trái) và Trần Hol Ảnh: P. Nguyên |
TT (tuoitre) - Chiều 26-5, đại tá Phan Hữu Thúy - chánh văn phòng,
người phát ngôn Công an tỉnh Sóc Trăng - khẳng định sáu người gồm Trần Hol,
Trần Cua, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl, Khâu Sóc, Trần Văn Đở không phạm tội giết
người và Nguyễn Thị Bé Diễm không phạm tội che giấu tội phạm.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Cơ quan điều tra đã trao quyết định đình
chỉ điều tra cho bảy người này và xác định họ bị bắt tạm giam là oan sai.
Mừng không ngủ được
Sáng sớm 26-5, Trần Văn Đở đã đến cơ quan
công an nhận quyết định đình chỉ điều tra bị can. Cầm quyết định trên tay, Đở
rơm rớm nước mắt. Còn Thạch Mươl cho biết công an tỉnh gọi điện mời về nhận
quyết định đình chỉ điều tra bị can, lúc này Mươl đang đi làm thuê ở Bình
Dương. “Khi nhận được điện thoại tôi có cảm giác lâng lâng, ngay buổi chiều tôi
đón xe đò về quê liền. Cả tối đó không ngủ được, mong trời mau sáng. Tôi muốn
cơ quan chức năng làm theo đúng thủ tục để trả lại sự trong sạch cho tôi” -
Thạch Mươl tâm sự.
Khi đến cơ quan cảnh sát điều tra nhận
quyết định đình chỉ điều tra bị can, cả Sô Phách và Trần Hol đều không có tiền.
Sô Phách phải cầm chiếc điện thoại lấy 100.000 đồng để đổ xăng, còn Trần Hol
mượn được người quen 100.000 đồng để mang theo. Do quá vui nên cả hai tranh thủ
đến sớm ngồi uống cà phê ở quán cóc, ăn cơm bụi kế bên cơ quan công an chờ đến
đầu giờ chiều để nhận quyết định. “Khi tụi tôi bị bắt, ở quê ai cũng biết và ai
cũng cho rằng tụi tôi giết người dù đã được thả. Bây giờ, tôi muốn công an cũng
phải thông báo cho địa phương biết rằng tôi vô tội và bồi thường ngày công lao
động những ngày bị bắt tạm giam” - Sô Phách nói.
Tỉnh chỉ đạo tổ
chức kiểm điểm
Kể lại quá trình khởi tố vụ án trước đây,
đại tá Phan Hữu Thúy cho biết ngày 6-7-2013, Công an tỉnh Sóc Trăng nhận được
tin báo có vụ án giết người từ huyện Trần Đề nên tập trung lực lượng nghiệp vụ
điều tra. Qua điều tra ban đầu, công an xác định Trần Hol là chủ mưu vụ giết
anh Lý Văn Dũng, ngụ thị trấn Trần Đề, để cướp của, các đối tượng còn lại là
tòng phạm. Một số đối tượng lúc đầu không thừa nhận nhưng sau đó đã nhận tội.
Trên cơ sở đó, các đối tượng bị tạm giữ, sau đó bị khởi tố và bắt tạm giam để
điều tra hành vi giết người.
Trong lúc bảy bị can đang bị tạm giam thì
ngày 18-11-2013, Lê Mỹ Duyên (13 tuổi, ngụ TP Rạch Giá, Kiên Giang) đã đến Công
an TP.HCM đầu thú, thừa nhận hành vi giết nạn nhân Dũng. Sau đó Duyên khai ra
Phan Thị Kim Xuyến (15 tuổi, ngụ huyện Trần Đề) cùng tham gia vụ án. Xuyến bị
bắt tạm giam để điều tra hành vi giết người và cướp tài sản, còn Duyên do chưa
đủ 14 tuổi nên cơ quan điều tra chỉ làm thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng.
Ông Thúy thừa nhận lúc hai đối tượng nữ ra
đầu thú, cơ quan tố tụng còn lưỡng lự, nghi hai đối tượng này đứng ra nhận tội
thay cho nhóm kia để bị xử lý nhẹ vì chưa đến tuổi thành niên. Do đó công an
chưa ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can mà chỉ cho tại ngoại. Nhưng
qua điều tra cặn kẽ thì xác định Duyên và Xuyến là người thực hiện hành vi phạm
tội, có chứng cứ thuyết phục.
Về chuyện sau khi được cho tại ngoại,
nhiều người cho biết mình liên tục bị đánh đập và đối xử không tốt, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe... đại tá Thúy cho biết qua thanh tra chưa phát hiện
động cơ cá nhân, không có tiêu cực và không có cơ sở cho rằng có hành vi bạo
lực, đánh đập đối với nhóm bảy người trên. Công an tỉnh Sóc Trăng chỉ thừa nhận
thiếu sót trong việc khám nghiệm hiện trường, tử thi; chưa sử dụng hết các biện
pháp nghiệp vụ của công an, quá tin vào lời khai của nhân chứng và các đối
tượng, không đối chiếu so sánh, củng cố với các chứng cứ khác. “Tất cả vấn đề
trên đã dẫn đến việc bắt, khởi tố, tạm giam các đối tượng trên là vội vàng,
thiếu căn cứ, dẫn đến oan sai” - đại tá Thúy nhìn nhận.
Đại tá Thúy cho biết Đảng ủy, giám đốc
công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức kiểm điểm, xác
định vai trò trách nhiệm, hành vi sai phạm của từng người, kể cả phó giám đốc,
thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra. Việc xử lý phải nghiêm minh, không bao
che giấu giếm, sai đến đâu phải xử lý tương xứng đến đó. Riêng trường hợp oan
sai sẽ giao thủ tưởng cơ quan cảnh sát điều tra phối hợp với các cơ quan chức
năng có biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Được biết trong ngày 26-5, cán bộ của Viện
KSND tối cao và Bộ Công an đến làm việc tại Sóc Trăng về vụ việc này.
Nhận xét