2295.Thân mến gửi cô giáo Hoàng Trâm

Thân mến gửi cô giáo Hoàng Trâm

Nguyễn Quang Vinh / Cu Vinh Khoai Lang
Ảnh của Nhàvăn Nguyễn Quang Vinh.

PNTB: Sự trung thực ở bất kỳ lĩnh vực nào, nhất là báo chí, quả thật là phản ánh nhân cách của con người. Hôm trước, đọc lá thư của cô giáo Trâm gửi bà TGĐ Công ty bò sưa TH, mình thấy ghê quá...Nhưng nay nhà văn Nguyễn Quang Vinh (Cu Vinh Khoai Lang) trực tiếp mục sở thị và "nói lại" với cô giáo với chất giọng nhẹ nhàng, bình tĩnh, lý, tình...thì mình thấy cần đưa thêm lên đây để cổ súy cho tính trung thực. Cũng không trách một cô giáo ở cơ sở, vì nhận thức của cô không phải là những người quyền cao vọng trọng...

Hoan nghênh Cu Vinh đã làm một việc hữu ích.
 

Tôi đã đọc lá thư của cô đăng tải trên fb cá nhân cô sau đó được nhiều trang fb khác chia sẻ.

Trên đường đi nghỉ lễ từ Hà Nội vào Huế, tôi quyết định ngắt đôi chặng đường của mình, bằng cách khi chạy trên đư
ờng Hồ Chí Minh thì tôi dừng xe, tìm về tận nhà cô đấy, cô Trâm.
Cô và mẹ cô đi vắng.
Tôi tranh thủ đi khảo sát tất cả các địa chỉ gây ô nhiễm như cô viết trong thư của Dự án bò sữa của Tập đoàn TH.

Rồi quay lại nhà cô lần nữa, đợi đến tối mịt vẫn không thấy cô và mẹ cô về. May mắn tôi đã gặp chú ruột của cô, gặp các bác hàng xóm chuyện trò.

Bây giờ là 10 giờ đêm, tôi mới về tới Vinh, mới ăn xong, và tranh thủ viết mấy dòng ngắn gửi cô như thế này:

1. Tôi đồng ý ngay với cô là Dự án gây ô nhiễm cho người dân trong khu vực hoạt động. Chắc chắn rồi. Với 35.000 con bò sữa, với những khu vực chế biến thức ăn, xử lý nước thải, xử lý phân….không ai dám nói là không ô nhiễm. Thậm chí vào những tháng chuyển mùa hè sang thu, hoặc vào một số thời điểm trong quá trình vận hành nhà máy, trại chăn nuôi mùi hôi thối lan tỏa theo gió, kéo theo cả ruồi, muỗi là hoàn toàn có thật. Ngay cả việc hàng trăm lượt xe tải chở thức ăn, phân gio, phế liệu tạp chất chạy trên những con đường làng cũng không thể nói là không gây mùi, không ô nhiễm. Mùa mưa lũ, không thể không xảy ra hiện tượng tràn hồ chứa cục bộ, gây tràn chất thải hay những rác cặn, nước thải chưa qua xử lý ra sông. Một Dự án lớn về chăn nuôi, lại được bố trí các trại chăn nuôi, kho bãi, phân xưởng trên những mõm đồi, cao hơn khu vực dân cư truyền thống, thì chắc chắn không thể không gây ô nhiễm về cả khí, cả nước, cả mùi, cả rác xuống vùng dân cư thấp, đặc biệt lúc mùa gió lào nắng nóng hoặc mưa lũ. Dự án lại đang thời kỳ xây dựng tiếp nên việc xử lý nghiêm cẩn về môi trường chắc chắn là không thể tuyệt đối.

2.Tuy nhiên hôm nay thì không. Tôi đi khắp nơi, từ xóm nhà cô ở đến các xóm nhà khác, đến khu vực rộng hơn đều không có cảm giác hôi thối, không thấy ruồi, không thấy muỗi. Bà con nói, ruồi muỗi mới hết vì Nhà máy mới cho phun thuốc. Bà con cũng thừa nhận, hôm nay và mấy ngày gần đây, tình hình hôi thối đang giảm dần. Bà con nói, thời gian gần đây, nhà máy đã có những xử lý tích cực hơn. Bà con cũng nhìn thấy cả tổ cảnh sát giao thông trên đường để hạn chế các xe tải chạy tốc độ cao và gây ô nhiễm, nên tình hình xe gây bẩn và hôi cũng giảm.

3. Vì tính đặc thù của Một dự án chăn nuôi lớn, dễ gây ô nhiễm, ảnh hưởng cuộc sống nhân dân, vì thế mới có thêm dự án tái định cư cho bà con, chuyển 600 hộ dân bị ảnh hưởng trong vùng dự án ra ngoài, xa hơn 10 km, bảo đảm cuộc sống an toàn và Nhà máy cũng có thêm đất để phát triển theo quy hoạch đã được ký duyệt. Bà con phản ánh, 1 năm rồi, sau khi đã kiểm đếm tài sản trên đất, nhà nước vẫn chưa tiến hành áp giá đền bù cho bà con đi, vì thực sự bà con rất nôn nóng tái định cư để nhanh chóng ổn định cuộc sống, vấn đề là tỉnh nói chưa có tiền đền bù nên chưa áp giá. Cần phải xác tín rằng, trách nhiệm giải quyết di dân tái định cư thuộc UBND tỉnh chứ không phải của Tập đoàn TH. Và do tiến độ tái định cư chậm vì tỉnh thiếu kinh phí, tập đoàn TH đã có ý kiến chính thức sẵn sàng ứng vốn cho tỉnh thanh toán di dời cho bà con, nhưng vì sao tỉnh vẫn chưa tiến hành áp giá để đền bù, di dời nhanh bà con thì còn là câu hỏi bỏ ngõ, trách nhiệm này là của tỉnh, không thuộc trách nhiệm của TH. Càng chậm tái định cư, bà con càng khổ vì còn phải chịu đựng sự ô nhiễm chắc chắn không thể triệt tiêu hoàn toàn được. Và chắc chắn còn gây bức xúc.

4.Về tính chân thực của lá thư, tôi muốn có ý kiến thế này với cô:

- Chi tiết cô viết mỗi ngày 24 tiếng đều đặn phải nghe những âm thanh ồn ào của máy móc , của xe tải… và những tiếng la hét của đàn bò… là sai sự thật vì suốt một ngày ở đây, tôi không nghe những âm thanh đó, bò sữa nuôi thuần dưỡng trong trại chăn nuôi hiện đại, không có chuyện la hét đâu, còn hệ thống máy móc vận hành thì tôi đứng sát hàng rào còn không nghe tiếng, ở tại nhà cô cũng không nghe tiếng, thậm chí tôi cảm thấy làng quê cô rất yên tĩnh…Những miêu tả về âm thanh là hoàn toàn không chính xác, thậm chí là thiếu trung thực.

- Những chuyến xe chở chất thải cứ tung tăng chạy trên đường để rồi những người tham gia giao thông cùng như cháu lại có những hôm đang trên đường đi làm phải trở về vì phân thải dội khắp người- Cô nói quá lên rất nhiều, có thể tôi đồng ý, do ý thức lái xe, chất thải có thể rơi khi xe chạy nhanh trên đường, nhưng dung từ phân dội vào người thì chính bà con cũng nói với tôi là cô nói quá, hôi thối ở những điểm phân rác thải rơi thì có, nhưng nói phân dội vào người là ngoa ngôn và ác khẩu.

- Cô viết, dù đã bịt khẩu trang thì cháu vẫn không tài nào ngủ được khi tất cả mùi hôi thối từ trại bò cứ thi nhau luồn lách để vào trong tận màng phổi. Bà con xác nhận, không thường xuyên, nhưng có những thời điểm đúng là rất hôi, có người phải mang khẩu trang khi ngủ là có thật, nhưng tình trạng này rất ít xảy ra. Nói là người dân ở đây phải bịt khẩu trang khi ngủ là quá thê thảm, nhưng thực tế là không hoàn toàn như vậy.

-Cô viết về di chứng ô nhiễm sinh ra ung thư, nhiều người chết thì đây tôi biết cô chỉ là võ đoán, vì thực tế, nếu có,chí ít phải 10 năm, 15 năm sau ô nhiễm mới xảy ra ung thư, dự án này mới chỉ có vài năm bắt đầu vận hành thì không thể quy kết bệnh ung thư do ô nhiễm dự án gây ra được.

-Một số thông tin khác của cô về lương hướng là sai, vì chính anh chị cô còn nhận từ 3 đến 4 triệu đồng/ tháng chứ không phải như 2 triệu cô nói.

5.Tôi ủng hộ thông tin của cô đến cộng đồng về tình hình môi trường sống ở làng cô.

Nhưng tôi không ủng hộ cái cách cô nói quá lên, cố tình dẫn dụ người đọc vào sự thê thảm đến khó tin như thế. Trong phê bình, chúng ta cần thông tin trung thực.

-Tiếc là cô đã sai khi tưởng rằng, việc tái định cư người dân ra khỏi khu vực Dự án thuộc Tập đoàn TH, thực tế như tôi nói, là trách nhiệm của tỉnh Nghệ An. Đáng lẽ, thư này cô phải gửi cho Chủ tịch tỉnh Nghệ An, hối thúc ông nhanh chóng trả tiền đền bù để người dân di dời, trả lại mặt bằng cho Doanh nghiệp sản xuất theo cam kết. Tỉnh chậm tái định cư cho cô và bà con là tỉnh có lỗi với cả người dân và có lỗi với cả Doanh nghiệp.

TÓM LẠI: - Dự án nuôi bò sữa của Tập đoàn TH đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, trong từng thời điểm xảy ra biến cố gây ô nhiễm môi trường ( chủ yếu là mùi, ruồi, muỗi) là có thật, nhưng không tới mức thê thảm và triền miên như lá thư của cô Hoàng Trâm. Đây là một Dự án hiện đại bậc nhất hiện nay tại Châu Á và trên thế giới, rất khó thuyết phục khi một dự án như thế, đang được điều hành bởi các chuyên gia nước ngoài, lại có thể lơ là hoặc cố ý gây bẩn môi trường. Cái chính ở đây là trong khi đang thời gian xây dựng, hoàn thiện, ảnh hưởng môi trường bên ngoài nhà máy là không thể không xảy ra nhưng không trầm trọng như mô tả.

- Bà con xác tín Tập đoàn TH đã có những tích cực để cải thiện môi trường. Và chính vì môi trường sống của bà con nên mới phải di dời dân tái định cư sang nơi khác, chậm là do địa phương chứ không phải do Doanh nghiệp.

- Bà con phản ánh, động cơ mà cô Hoàng Trâm viết tâm thư như thế mục đích là để nhanh chóng được tái định cư và bà con cũng mong thế. Mục đích như vậy nhưng địa chỉ gửi tâm thư lại sai, đáng ra phải gửi cho Chính quyền.

Riêng cá nhân tôi, bằng cảm nhận của ngày hôm nay, thì môi trường như vậy cơ bản là không có vấn đề gì . Thậm chí tôi rất thích vùng quê này, bên dòng sông này, những đồng cỏ này, những giàn tưới nước hiện đại bậc nhất này, không gian yên tĩnh này, những người dân thương mến này, và mong ước Dự án bò sữa đang giúp 6000 nông dân thành công nhân, đang giúp học bổng cho các cháu con nông dân được học cao đẳng, đại học mà bản thân cô giáo Hoàng Trâm cũng được học bằng nguồn học bổng của TH. Khi công nghiệp hóa nông thôn, chắc chắn có những cái giá của nó, nhưng thành quả bao giờ cũng lớn hơn nhiều lần và chúng ta phải làm quen, chấp nhận và chia sẻ.

Tôi về, mắt thấy tai nghe, không đứng về phía nào, xác tín một số thông tin như vậy hầu chuyện các bạn.

8 giờ tối lọ mọ chạy về Vinh.

Và viết những dòng này.
-----------
Ảnh:

1.Vật vã đợi cô giáo tại nhà.
2.Không có cô thì ngắm mít.
3.Dàn tưới tự động trên đồng cỏ bò sữa
(4 ảnh)
Ảnh của Nhàvăn Nguyễn Quang Vinh.
Ảnh của Nhàvăn Nguyễn Quang Vinh.

Ảnh của Nhàvăn Nguyễn Quang Vinh.
Ảnh của Nhàvăn Nguyễn Quang Vinh.



0 nhận xét:




Nhận xét

Nặc danh đã nói…
Tôi thấy anh có những phản hồi về bức "tâm thư" của cô giáo trâm là rất thiết thực kịp thời và có trách nhiệm với thông tin. Nhưng tôi cũng không trách những gì cô trâm đã viết và tôi nhất trí với anh là cách dùng từ của cô thôi. Tôi rất chia sẽ với cô trâm là cô đang viết trong tâm trạng bức xúc của một người dân sống tại vùng dự án TH mà hàng ngày hàng giờ phải chứng kiến những điều "kỳ diệu" và "khủng kiếp" đang tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ. cũng như anh tìm hiểu cho thấy mục tiêu viết tâm thư của cô là được di dời. tôi thấy đó là nguyện vọng chính đáng chỉ có điều là khi viết thành văn nói hơi quá, cường điệu một chút cũng là bình thường vấn đề là sự thật chuyện đó vẫn có xẩy ra chứ không phải không có "điều này đứng trên quan điểm góp ý là đúng". Còn người dân làm sao biết được cái nào thuộc trách nhiệm doanh nghiệp, cái nào thuộc trách nhiệm chính quyền vì mỗi dự án có tính chất, điều kiện của dự án là khác nhau tùy theo các điều khoản thỏa thuận khi ký kết dự án. Còn khi không rõ thì gửi cho ai đây? đồng thời việc gửi cho ai còn phụ thuộc vào niềm tin của người dân đối với nơi gửi là như thế nào?. Những điểm tôi đồng ý với anh đó là: Thứ nhất anh đã nói lên sự thật những điều kỳ diệu mà TH đã làm được bằng việc ứng dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào sản xuất nông nghiệp. Thứ hai là anh đã xác minh thông tin bằng tìm hiểu và trải nghiệm thực tế và viết những góp ý trên quan điểm xây dựng, phát triển.
Điều tôi chưa đồng ý với anh đó là Thứ nhất anh mới trải nghiệm khoảng 4 - 6 h nhưng lại đúng thời điểm "không ô nhiễm" tôi cho rằng không đúng "điểm rơi" để đánh giá thực chất vấn đề. Vì vây tôi nghĩ anh góp ý chân thành nhưng cũng rất chủ quan anh có nghĩ là anh sẽ quay lại vào những thời điểm có sự ô nhiễm lớn và nghỉ, sinh hoạt ở nhà dân với một khoảng thời gian 3- 4 ngày hoặc lớn hơn không? Tôi nghĩ anh sẽ có đánh giá chính xác hơn.
Thứ hai là anh viết là "không đứng phía bên nào" những tôi đọc bài anh viết tôi thấy rõ 2 phía đó là 1 phía"tách nhiệm địa phương","tiếp tục khắc phục""không thể tránh khỏi"....và một phía" ngoa ngôn và ác khẩu""không chính xác""Thiếu trung thưc"....Vậy anh và cô giáo trâm giống nhau điểm nào và khác nhau điểm nào?. Nếu anh chỉ ghi nhận những gì anh chứng ý và góp ý cho bài viết của cô giáo và không có bình luận nào thì toi phục anh hơi.
Nặc danh đã nói…
chuẩn!

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.