2030.'Một luận văn bị chính trị hóa'
'Một luận văn bị
chính trị hóa'
![]() |
Ông Phạm Xuân Nguyên cho rằng giáo giới và văn giới phải lên tiếng về vụ việc. |
Về vụ Đỗ Thị Thoan, Ban Tuyên
giáo đã trắng trợn chỉ thị “báo chí không đăng tải ý kiến, đơn thư trái
chiều”, nghĩa là bịt miệng báo chí (xem cái công văn tai tiếng ấy ở đây).
Nhà phê bình (văn học) Phạm Xuân
Nguyên cho rằng giáo giới và văn giới phải lên tiếng, thì chính ông cũng bị
bịt miệng. Công ty Nhã Nam dự định tổ chức buổi ra mắt cuốn “Nhà văn như Thị
Nở” của anh tại Hội chợ sách năm 2014 (tại Công viên Lê Văn Tám, TP HCM),
nhưng giờ chót buổi ra mắt đó bị hủy chỉ bằng một lệnh miệng; tại hội chợ,
sách bị cấm bán, tác giả không được ký tặng. Công ty Nhã
Cần lưu ý cuốn sách này không bị
cấm phát hành; chỉ không được bán trong phạm vi hội chợ, còn ở các hiệu sách
bên ngoài, thì tha hồ mua! Một cách hành xử không dựa vào bất cứ một điều
luật nào, miễn là đạt mục đích: hạn chế tầm ảnh hưởng của tác giả. Mà Phạm
Xuân Nguyên đâu phải là người đầu tiên bị cấm giới thiệu, bán và ký tặng sách
tại Hội chợ sách. Trước đó, là Nguyễn Huy Thiệp, là Bùi Văn Nam Sơn, là
Nguyễn Quang Lập,… Tất cả cũng chỉ bằng lệnh miệng.
Chỉ có một điều an ủi (ở nước
ta, muốn sống thì bao giờ cũng phải tìm bằng được một lý do để giảm stress!):
Đỗ Thị Thoan và người hướng dẫn luận văn của cô – PGS TS Nguyễn Thị Bình – bị
bịt miệng 100%, còn Phạm Xuân Nguyên còn được “thương” / “nể” / “ngại”, chỉ
mới bị bịt nửa miệng thôi.
Xin cảm ơn Đảng và Chính phủ!
Như thế là nhân đạo chán!
Bauxite Việt
|
Nhà phê bình văn
học Phạm Xuân Nguyên, từ Hà Nội, cho rằng có một hành động chính trị hóa và phi
khoa học nhắm vào trừng phạt người hướng dẫn và người thực hiện một luận văn
cao học về nhóm văn chương, thi ca ' Mở miệng' vốn không được chính quyền nhìn
nhận.
Hôm 23/3/2014,
ông Nguyên, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội nói với BBC ông cho
rằng có những dấu hiệu bất thường khi một luận văn đã được bảo vệ thành công
với kết quả xuất sắc từ ba năm trước, gần đây bị đem ra chấm lại, đồng thời tác
giả luận văn bị tước bằng Thạc sỹ, trong khi Giáo sư hướng dẫn luận án bị 'cho
về hưu non'.
Theo ông Nguyên,
các cơ quan có liên quan tới vụ việc, được hiểu là Bộ Giáo dục & Đào tạo,
Đại học Sư phạm Hà Nội 1, cần phải mời tác giả luận văn là nhà văn Nhã Thuyên -
Đỗ Thị Thoan, người hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, và Hội đồng chấm luận
văn cao học trước đây tham gia vào quá trình xem xét lại luận văn, nếu điều này
có cơ sở và cần thiết.
'Cần phải lên
tiếng'
Hôm Chủ Nhật,
nhà phê bình cho rằng có thể đã có một áp lực từ phía trên đối với các quyết
định liên quan tới buộc thôi việc người hướng dẫn bản luận văn với tựa đề
"Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn
học".
Ông Nguyên cho
rằng trước hết các thành viên trong Hội đồng chấm luận văn này trước đây cần
phải lên tiếng để bảo vệ quan điểm và kết quả chấm luận văn của họ.
Đồng thời, vẫn
theo nhà phê bình, những người trong giáo giới, ngành giáo dục, giới văn học,
văn chương, cần phải có ý kiến để giúp PGS Nguyễn Thị Bình bảo vệ những quyền
lợi, lợi ích chính đáng của bà, đồng thời tránh cho việc một tiền lệ mà ông gọi
là 'chính trị hóa, phi khoa học' lặp lại trong tương lai.
Nhận xét