1657.Cần thực hiện lời Bác Hồ dạy: "Dân ta phải biết sử ta"!
Từ
cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1979:
Cần
thực hiện lời Bác Hồ dạy:
"Dân ta phải biết sử ta"!
![]() |
Người cựu chiến binh thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên,
tưởng nhớ các đồng đội đã hi sinh (Ảnh: Hữu Nghị)
|
Nhân dân Việt Nam khắc sâu và
nhớ mãi cuộc chiến bảo vệ đất nước ngày 17/02/1979 như một sự kiện chiến tranh
bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc.
Cách đây 35 năm,
Trung Quốc đã đem 600.000 – 700.000 quân sang đánh chiếm các tỉnh biên giới
phía Bắc của Tổ quốc ta. Ngay lập tức, cả dân tộc Việt Nam lại bước
vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Về sự kiện này, bạn
đọc viết:
“Nhân dân
Việt Nam
khắc sâu và nhớ mãi cuộc chiến bảo vệ đất nước ngày 17/02/1979 như một sự kiện
chiến tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. “-
Phạm Văn Nghị
“Bố tôi
từng là một người lính. Sau giải phóng Miền Nam , một buổi chiều năm 1979 toàn
đơn vị được điều lên Vị Xuyên Hà Tuyên để đánh Trung quốc xâm lược. Từ năm 1979
- 1986 Ông đã bị thương rất nhiều lần. Khi ở trên chốt không có cơm ăn, chỉ ăn
rau rừng để sống và chiến đấu. Ông từng bảo khi Tướng Chu Huy Mân lên thị sát
đã phải bật khóc vì thấy bộ đội quá gian khổ. Sự anh dũng của quân dân các tỉnh
Phía Bắc là vô vờ bến. Họ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.”- Nguyễn Trung
Tuyến
“Quân xâm
lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương , lửa đã cháy và máu
đã đổ trên khắp nẻo quê hương ..” Tôi nhớ lời bài hát khi đó, thật sự hào hùng
.Tôi đã đi đắp phòng tuyến sông Cầu ..”- Qtrung
“Ngày đó,
chúng tôi mới học lớp 6/10, chiến tranh nổ ra, ba anh bạn to con nhất lớp xung
phong đi bộ đội, hai trong ba bạn đó là Tuấn và Lệ, trong đó Tuấn đã được nhập
ngũ! Chúng tôi sinh năm 1966, vậy năm 1979 mới có ...13 tuổi ?! Nhưng đó là sự
thực 100%! Vậy mà đã 35 năm, Khí thế hào hùng của dân tộc ngày nào vẫn còn
nguyên trong ký ức của chúng tôi."- Ngọc
Rất tiếc là 35 năm
qua, chúng ta đã ít, thậm chí rất ít đề cập đến cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại
này:
“Năm
1979, tôi có tham dự cuộc thi "viết thư gửi các anh các,chú bộ đội ở vùng
biên giới phía bắc". Tôi được 8.5 điểm và đạt giải nhất cuộc thi, rồi được
thưởng một bộ đồ dùng học tập gồm thước kẻ, ê ke,com pa, bút chì. Tôi vẫn còn
nhớ nội dung bức thư. Trong đó có đoạn viết: Cháu với các cô chú cùng thi đua
nhé, các cô, các chú thì cố gắng diệt được nhiều xe tăng và nhiều tên xâm lược,
còn cháu thì cố gắng học thật giỏi để đạt được nhiều điểm chín, điểm mười.
Chúng ta quy định : cháu đạt được mỗi điểm chín là diệt được một tên xâm lược,
còn cháu đạt được mỗi điểm mười là diệt một chiếc xe tăng..... Ấy vậy mà bao
năm tôi không thấy nhắc gì đến cuộc chiến hào hùng ngày 17 tháng 2 năm 1979.
Thật là bi thương cho những anh hùng, liệt sĩ, thương binh và cả những người đã
chiến đấu vì cuộc chiến đó.”- Bùi Trọng Đạt
“Tôi là
một người lính có 10 năm sống, chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở
biên giới phía Bắc kể từ ngày 17/02/1979. Bao đồng đội tôi đã ngã
xuống để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc .... Vậy mà
tại sao bây giờ và những năm tháng qua chúng ta lại im lặng? Vì sao
...?!”- Trần Ngọc
“Đến nay,
mỗi khi tôi kể lại những gì tôi đã chứng kiến vào thời đó, con cháu tôi lại
nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ và nhiều lúc chúng dò hỏi "Có phải bác quá
phóng đại đời lính của bác không...Cháu chả bao giờ thấy báo chí của mình nói
gì cả..." Tôi nghe những lời đó mà thấy xót xa trong lòng quá. Bao nhiêu
người Việt đã ngã xuống? bao nhiêu mảnh đất Việt Nam cho đến nay vẫn còn bị chiếm
đóng? Vậy mà công sức cầm súng bảo vệ tổ quốc của chúng tôi đến ngày nay lớp
con cháu coi như là một sự việc bông đùa. Nhiều khi tôi cũng tự hỏi "Tại
sao không có ai dám viết công khai những sự thật đó ra để lớp con cháu chúng ta
hiểu thế nào là Dòng Máu Việt"- Hải Dương
Có nhắc đến chăng
chỉ là một số chiến sĩ năm đó gặp mặt nhau ôn lại những kỷ niệm chiến đấu xưa:
“Tôi
chiến đẩu ở chốt 400, 500, 600, E41, f395, đã lâu không đươc ai nhắc đến, chỉ
tự tưởng nhớ khi anh em họp đồng ngũ với nhau.”- Tran Duong
Chính điều đó dẫn
đến hệ lụy:
"Khi
tôi giảng bài cho sinh viên, có nhắc tới cuộc chiến tranh năm 1979. Tôi vô cùng
kinh ngạc khi không có một sinh viên nào biết về cuộc chiến gần đây nhất trong
lịch sử dân tộc Việt Nam .
Mong những người có trách nhiệm hãy dũng cảm nói lên sự thật. Đâu rồi dòng máu
Lạc Hồng?" - Lê Quang
“Tôi là
thế hệ sinh ra sau năm 1979, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chưa bao giờ
thấy lịch sử nhắc đến cuộc chiến chống xâm lược này. Tại sao những người con hi
sinh xương máu bảo vệ tổ quốc lại không được vinh danh” – VN
"Hầu
như giới trẻ 9x đến 90% là không biết đến cuộc chiến biên giới này..."-
Dung Tien
Bạn đọc lo lắng:
"35
năm trôi đi có một thế hệ mới ra đời mà họ không biết gì về chiến tranh biên
giới năm 1979. Quên đi cuộc chiến này tức là chúng ta quên đi những giọt máu
của đồng bào, chiến sỹ đã đổ xuống vì sự toàn vẹn lãnh thổ. Thế hệ trẻ cần phải
biết và hiểu rõ để tự hào về tinh thần quả cảm của cha, anh mỗi khi Tổ quốc lâm
nguy.”55 - Trần Minh
Và ân hận với cha
anh:
“Tôi sinh
năm 1970, vậy mà chính tôi cũng không hiểu về cuộc chiến năm 79 ? Xin các Liệt
Sĩ Việt Nam
hãy tha lỗi cho chúng tôi. Các Sử Gia ơi, hãy viết lên những trang sử hào hùng
của cuộc chiến đánh Trung Quốc bảo vệ đất nước đi, nếu không thế hệ con cháu
tôi sẽ mất hết, quên hết sự anh dũng bảo vệ Tổ Quốc của Dân Tộc VIỆT NAM."-
Nguyen Hung
Bạn đọc suy nghĩ về
ý nghĩa sâu sắc và cao cả của cuộc chiến vệ quốc năm 1975:
“Năm 1979
là năm gây ấn tượng nhất trong cuộc đời của chúng tôi. Những ngày ấy chúng tôi
mới vào làm việc, Chúng tôi được biết gương anh dũng hy sinh của liệt sĩ Lê
Đình Chinh trong cuộc chiến đầy cam go này. Tôi cũng có em trai vừa tốt nghiệp
đại học tại trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc tham gia vào cuộc chiến vệ
quốc này. Thế nhưng, nhiều năm đã qua tôi không thấy nhắc lại cuộc chiến này,
nhiều bài hát hay, khí thế hào hùng ngày ấy bây giờ vắng bóng. Tôi cũng đồng ý,
ta nhắc lại không phải để gây hằn thù, mà đây là minh chứng lịch sử, minh chứng
tinh thần quật khởi của dân tộc ta. Nếu có ý kiến đó thì ta đã hằn thù nhiều
quốc gia lắm, không có quan hệ hữu hảo, thân thiện như bây giờ. Phải cho thế hệ
trẻ biết cuộc chiến này để có ý thức cảnh giác!. Phải trả lại giá trị thực cho
những người đã ngã xuống, bỏ bao công sức cho nền độc lập, tự do trong cuộc
chiến vệ quốc vĩ đại 1979 này!”- Lê Hồng Quang
'Lịch sử
là Lịch sử. Không thể không rõ ràng, không minh bạch. Trong khi xương máu đổ
trong 2 cuộc Vệ quốc 1945-1954 và 1954-1975 được tôn vinh, không cớ gì cuộc vệ
quốc 17-2-1979 không có giá trị gì. Tất cả xương máu đổ trong các cuộc vệ quốc
đều phải trân trọng, tự hào. Mãi mãi muôn đời con dân đất Việt phải được biết
tận tường về những trang sử của dân tộc như Hồ Chủ Tịch đã dạy: "Dân ta
phải hiểu sử ta"!-Tôn Trọng Lịch Sử
“Rõ ràng
là cuộc chiến vệ quốc vĩ đại. Hiện tại ở xóm nhà tôi có 2 anh, 1 người bị mất
cả 2 chân, 1 người thì nhẹ hơn chỉ mất 1 ngón tay và hỏng 1 bên mắt...đến bây
giờ cả người già và trẻ con đều biết các anh bị như vậy là do tham gia cuộc vệ
quốc năm 79 . Sự thật là sự thật lịch sử ko thay đổi và để lãng quên như thế
được, thiết nghĩ kỷ niệm ngày này là trách nhiệm đương nhiên của những người có
trọng trách, có như vậy các thế hệ trẻ về sau họ mới trân trọng cuộc sống hiện
tại mà nhớ ơn, tự hào với thế hệ đi trước và họ sẽ thấy yêu tổ quốc mình hơn.
Có tình yêu lớn với tổ quốc mới hy sinh bảo vệ hoà bình cho đất nước
đươc!"- Nguyễn Văn Mãi
Từ suy nghĩ trên,
bạn đọc mong muốn:
"Đề
nghị Đảng và Chính phủ cho tổ chức lễ kỷ niệm thật long trọng, xứng đáng với
công lao của rất nhiều sinh mạng quân và dân đã ngã xuống, để bảo vệ biên giới
phía Bắc được toàn vẹn. Lịch sử là không thể chối cãi hay làm sai lệch đi được.
Mong hãy làm cho nguyện vọng của nhân dân được trở thành hiện thực."-Nguyễn
Cường
"Cần
phải đưa cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc này vào sách giáo khoa để các thế hệ
người Việt không bị lãng quên. Cần tôn vinh những người con Đất Việt đã ngã
xuống để bảo vệ non sông của mình." –Thu Mai
“Từ bao
đời nay ông cha ta đã ghi lại tất cả các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.Không
có lý gì chúng ta lại không ghi vào sử cuộc chiến gần đây nhất năm 1979 để cho
chúng ta hiểu rõ để cho con cháu chúng ta biết:Giữ nước! Luôn cảnh giác trên
đất liền và ngoài biển đảo của chúng ta."- Lê Mạnh Việt
“Thông
tin cần đưa vào sách lịch sử để con cháu chúng ta cần biết về sự thật hào hùng
của dân tộc ta, của lớp cha anh trong thời đại Hồ Chí Minh, ghi thêm trang sử
vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam .” -Lê Tuân
“Đúng cần
phải đưa vào chương trình giáo dục để cho thế hệ sau biết được sự thật lịch sử
và tinh thần yêu nước của người VN mỗi khi đất nước bị xâm lăng mạnh mẽ như thế
nào."–- Duc Thinh
“Tôi đã
từng được đi tham quan Bảo tàng Quân đội nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam … thấy rất
ít tư liệu, hình ảnh nói về cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1979. Tôi mong muốn sẽ
có dịp được tìm hiểu cuộc chiến tranh về quốc này qua Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam trong thời gian gần nhất.Với Đất nước của ngàn chiến công, vẫn sục sôi
khí thế hào hùng - Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa... đang gọi tiếp thêm
những bản hùng ca!".- Đình Thắng
“Tôi đề
nghị Hội sử học Việt Nam
làm gì đó để thế hệ cha chú mình đã hi sinh được tôn trọng và thế hệ trẻ biết
được sự chiến đấu anh dũng đó."– Thanqn
Bạn đọc khẳng định:
“Khép lại
quá khứ là chỉ khép lại những hằn thù dân tộc, nhưng không có nghĩa là quên đi
những hy sinh to lớn của đồng bào,chiến sỹ đã bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng
của Tổ Quốc. cần phải công khai tổ chức cầu siêu và tôn vinh họ."- Trần
Tuấn
Có bạn đọc đề xuất
cụ thể và tâm huyết:
“Một số
vấn đề cần làm trong việc giáo dục cho người Việt chúng ta: 1 - Lễ Tưởng niệm
thật long trọng cho các anh hùng VN ngay địa điểm Quân xâm lược tấn công. 2 -
Đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho các thế hệ người VN hiểu rõ lịch sử này
3 - Cần phải có lực lượng quân đội tinh nhuệ, vững mạnh tại các khu vực biên
giới 4 - Huy động chương trình "Vì các anh hùng VN đã ngã xuống cho Dân
tộc", quyên góp lòng hảo tâm ủng hộ con cháu các gia đình đã có người thân
ngã xuống 5 - Phát động phong trào "Mỗi người góp 1 tay - Vững chắc biên
giới": Mỗi người góp tiền thành lập Quỹ Quốc phòng, dùng tiền đó để mua
sắm trang thiết bị quốc phòng nhằm bảo vệ vững chắc biên giới”- Nguyễn Văn
Thanh
Cuối cùng, bạn đọc
gửi đến báo Dân trí:
“Cám ơn
Dân trí đã xuất bản những bài về chủ đề này, Đọc những dòng comment mới thấy tinh
thần yêu nước của dân Việt vẫn tràn đầy.”– Vu Kim Dien
Nguyễn Đoàn(tổng
hợp)
Nhận xét