1302.Khi kẻ đào ngũ và man trá lên ghế quyền lực.
KHI KẺ ĐÀO NGŨ VÀ MAN TRÁ
LÊN GHẾ
QUYỀN LỰC
![]() | ||
|
* MINH DIỆN
Đầu
năm ngoái, giữa lúc Trung ương đảng triển khai Nghị quyết 4 về : “Một
số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng đảng”, nhằm ngăn chặn và
đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ
đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, thì có đơn tố cáo “biệt phủ” của con bí thư
tỉnh ủy Hải Dương. Báo chí xác minh “biệt phủ” nguy nga đó do Bùi Thanh Tùng
con trai Bùi Thanh Quyến xây ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, Hải Dương.
Trong khuôn viên hơn 4.000 mét
vuông, tường cao ba mét bao quanh, có ngôi biệt thự ba tầng
và các công trình núi non, sông suối nhân tạo giữa một rừng
cây kiểng cổ thụ quý hiếm, trị giá hàng chục tỷ đồng. Bùi Thanh Tùng giải
thích tài sản này là của cá nhân mình, không liên quan đến bố ông, tức Bùi
Thanh Quyến. Ông Tùng nói: “Đây là kết quả từ bàn tay khối óc và mồ hôi
nước mắt cùa bản thân tôi!”.
Bùi Thanh Tùng sinh năm 1980, lúc xây biệt phủ mới 30 tuổi.
Theo báo Giáo dục thời đại, 23 tuổi Tùng mới tốt nghiệp đại học quản trị
kinh doanh, sau đó làm cán bộ Phòng việc làm - an toàn lao
động, Sở lao động thương binh và xã hội Hải Dương.
Vậy là chỉ trong vòng 7 năm, Bùi Thanh Tùng vừa học cao học
lấy bằng thạc sỹ, vừa học chính trị lấy bằng cử nhân, vừa phấn đấu lên
đến chức Trưởng phòng, lại vừa dùng “bàn tay khối óc và mồ hôi nước mắt”
làm ra khối tài sản hàng tỷ đồng . Tài thật!
Tôi biết nhiều doanh nhân làm ăn chân chính, bỏ vốn vài
chục tỷ, đánh vật với kinh tế thị trường hàng chục năm mà không xây
nổi một ngôi biệt thự, đừng nói biệt phủ như ông Tùng. Ông
Tùng đã sử dụng “bàn tay khối óc và mồ hôi nước mắt” vào lúc nào, ra sao,
để giàu nhanh như vậy? Cần phải hỏi xem ông Tùng có làm những
việc cấm đảng viên không được làm không, và cũng cần phải hỏi các cơ quan
thuế Hải Dương xem ông Tùng đã đóng khỏan thuế nào chưa?
Các
doanh nghiệp làm ra một đồng phải đóng đủ các loại thuế, phí, phải bôi trơn .
Một ca sỹ hát rã họng, một bà mẹ liệt sỹ bán căn nhà, một người nghèo rớt
mồng tơi may mắn trúng tờ vé số đều phải nộp thuế thu nhập. Chả lẽ ông Tùng
mua bán nhà đất kiếm được khối tài sản kếch xù kia mà
trốn thuế?
Nhưng cơ quan thanh tra, kiểm tra đã quên hoặc cố tình bỏ qua
những chi tiết đó. Họ tin vào lời ông Tùng, là tài sản đó của ông
ta, và ông ta làm ra một cách chính đáng. Tuy nhiên một điều không thể
xuê xoa được, là Bùi Thanh Tùng đã xây ngôi biệt thự
trên diện tích đất 500 mét vuông chưa chuyển mục đích từ nuôi trồng
thủy sản sang đất ở, vi phạm điều 31 Luật đất đai năm 2003. Ai cũng biết,
nếu là dân thì chắc chắn chính quyền không để yên. Chỉ
cần làm một cái chuồng xí trái phép cũng bị thanh tra
xây dựng ập đến phạt và đập nát ngay , đừng nói xây biệt thự .
![]() | ||
|
Cái việc tưởng nghiêm trọng ấy hóa ra nhẹ bỗng như lông hồng. Để rồi chẳng bao
lâu, ngày 1-10-2013 vừa qua, con trai Bùi Thanh Quyến là Bùi
Thanh Tùng nhảy tót lên chức Phó giám đốc Sở lao động thương binh và xã
hội Hải Dương và con rể ông là Lê Hồng Diên nhảy lên ghế
chủ tịch huyện Tứ Kỳ, tỉnh này.
Nhưng với cậu quý tử con quan đầu tỉnh này thì biệt phủ cứ tiếp
tục xây, kết luận thanh tra để đó, chẳng cơ quan nào xử lý. Ủy ban kiểm
tra trung ương chỉ nhắc nhở bí thư tỉnh ủy. Và ông Bùi Thanh Quyến chỉ nhận
thiếu sót: “Chưa thường xuyên khuyên bảo con tự giác gương mẫu chấp hành
đầy đủ các quy định của Luật đất đai, chưa dứt khoát trong việc để con trai mua
và sử dụng đất ở Ninh Thành” .
Dân Hải Dương lại được một phen xôn xao bàn tán.
Người ta đặt câu hỏi Bùi Thanh Tùng, Lê Hồng Diên tài đức ra sao mà
băng băng trên đường quan lộ như vậy? Nhiều người am hiểu cho
rằng, Lê Hồng Diên chẳng có tài đức gì, còn Bùi Thanh Tùng bằng cấp
lôm côm, đang vi phạm pháp luật và đang ôm một khối taì sản bất
minh. Hai “thằng ấy” được đề bạt nhờ cái ô bí thư tỉnh ủy Bùi
Thanh Quyến.
Như giọt nước làm tràn ly, những ý
kiến của người dân Hải Dương đã tràn lên các trang mạng.
Trong bài “Tản mạn đôi dòng về người bạn đồng ngũ”, cựu chiến binh
Nguyễn Công Đán kể lại trên Blog My.opera.com/vnhaiduong như sau: “Cuối năm
1972 chúng tôi nhập ngũ một ngày. Sau thời gian tập luyện rất là khổ ải, đơn vị
hành quân vào khu 4 theo đội hình của sư 320. Đến Quảng Bình tân binh Bùi Thanh
Quyến bỗng nhiên mất tích. Đại đội cử người đi tìm suốt một tuần không thấy tăm
hơi. Hai tháng sau người ta thấy anh bộ đội cụ Hồ ấy xuất hiện ở
quê nhà. Thì ra trước khi “B quay”, Bùi Thanh Quyến đã có mối quan hệ nào đó
với ông phó Ban quân sự huyện Ninh Thanh thông qua bà mẹ. Thế là nghiễm nhiên
anh ta được phục vụ ở huyện đội với tư cách chiến sỹ, đồng thời xóa án đào ngũ
khi có giấy của đơn vị gửi về.
Sau sáu năm “chiến đấu” tại địa phương, người bạn đồng ngũ ấy của
tôi được chuyển sang nghề đánh xe bò. Bùi Thanh Quyến chưa một lần vượt qua
sông Bến Hải chạm súng với lính Viêt Nam cộng hòa hoặc quân đội Hoa Kỳ, nhưng
nghe nói hồ sơ đảng của ông ta có thẻ thương binh và bằng “Dũng sỹ diệt Mỹ”.
Cách đây hai năm, lúc ấy ông ta đang ngồi ghế chủ tịch, có nói
trong lúc nửa tỉnh nửa say tại cuộc họp đồng ngũ: “Bằng cấp không quan trọng,
chủ yếu là phải biết làm công tác ngoại giao...”.
Một trong những Scandall gây tai tiếng nhất trong
thời gian qua là tấm bằng PTTH ông Quyến khai trong hồ sơ ứng cử vào BCH
trung ương đảng cộng sản Việt Nam nó hoàn toàn không có thực, vì ông bí thư
chưa học hết cấp II (lớp 7 cũ).
Ấy thế mà chỉ trong thời gian ngắn, vị chức sắc cao cấp
nhất hàng tỉnh có được bộ sưu tập đủ các loại bằng, từ đại học nông nghiệp cho
đến học viện cao cấp Chính trị quốc gia…”.
Câu chuyện trên không biết chính xác không, nhưng có một sự thật là ông Bùi
Thanh Quyến đã nhiều lần bị tố cáo sử dụng bằng cấp giả và tham nhũng. Nhiều tờ
báo đã lên tiếng về việc đó. Ví dụ báo Quân đội nhân dân số 1-2007,
đăng bài về những sai phạm của ông Bùi Thanh Quyến trong dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng khu dân cư Bắc đường Thanh Niên thành phố Hải Dương;
báo Mới đăng về vụ nhà máy xi măng Phú Tân; báo Tiền Phong đăng bài viết
về vụ ông HVT trong nhóm luật sư Hải Dương tố cáo ông Quyến tham
nhũng bị trả thù bằng cách ném nhớt dơ và mắm tôm vào phòng khách...
Có điều cũng như chuyện “biệt phủ” vừa qua, dù đơn tố cáo, dù dư luận xôn
xao, dù báo chí phản ánh nhưng thanh tra, kiểm tra chỉ chiếu lệ, rồi để trượt
đi như nước đổ lá môn. Kết quả là ông Bùi Thanh Quyến vẫn ung dung tự tại, con
cái vẫn băng băng trên đường hoạn lộ, trong khi nhân dân càng bức xúc, càng
mất niềm tin vào quyết chống tham nhũng của đảng.
Cách đây không lâu cháu Nguyễn Hồng Sơn, một cầu thủ bóng đá năng
khiếu U13, của Qũy đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam ( PVF) bị
nghi ngờ khai gian tuổi. Ban tổ chức đã dùng thủ đoạn ghi âm lén cuộc nói
chuyện qua điện thoại của mẹ em, và kết luận em sinh năm 1999, trong khi
giấy khai sinh, học bạ, hộ khẩu của em đều ghi ngày sinh ngày
24 tháng10 năm 2000. Và họ đã loại em và cả đội bóng ra khỏi
giải Yamaha 2013.
Tại sao đối với một đứa trẻ thì người
ta đối xử khắt khe như vậy, còn với ông bí thư tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến
thì lại quá dễ dãi. Phải chăng chỉ có một đứa trẻ như Nguyễn Hồng Sơn, còn
những ngưởi như Bùi Thanh Quyến quá nhiểu?
Anh Nguyễn Văn Hội, thượng tá, cựu chiến binh ở Ninh Giang, Hải Dương gọi điện
nói với tôi: “Mỗi lần đi ngang qua cái biệt phủ Thanh Tùng tôi lại tự hỏi tiền
đâu ra mà một thằng nhóc ba mươi tuổi xây cơ ngơi này? Công lao gì mà hai anh
em nó nhảy lên ghế lãnh đạo dễ hơn leo cây khế hái trái ngọt như vậy?
Dân làng tôi bảo nhau, nếu Bùi Thanh
Quyến mà “thanh liêm” như tờ báo tỉnh ca ngợi thì họ sẵn sàng
đi đầu xuống đất!”
Bùi Thanh Quyến thanh liêm? Một câu chuyện tiếu lâm rất hay, xin bà con đừng
vội đi đầu xuống đất! Ôi nói với anh Hội như vậy không biết có đúng không?
M D
Nguồn: BVB
Nhận xét