1087.Đổi mới là mệnh lệnh của thời đại
PNTB: Bài này đăng trên TTO đã hơn 2 tuần. Tuy nhiên xét thấy vẫn rất thời sự nên mình cóp về đây để bà con coi.
Đổi mới là mệnh lệnh của thời đại
![]() |
TS Nguyễn Sĩ Dũng (phó chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội) nói trong cuộc
trò chuyện với Tuổi Trẻ.
|
TT - “Tại kỳ họp lần này, Quốc hội tiếp tục thảo luận,
xem xét thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, đây là cơ hội lịch sử để chúng ta thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng được yêu cầu của
thời đại, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển”.
* “Nếu không đổi
mới, chắc chắn VN sẽ khó khăn, tôi nghĩ Quốc hội cũng cảm nhận được điều này”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu như vậy tại Quốc
hội. Cá nhân ông cảm nhận ra sao?
"Chúng ta đang sống trong một
thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương
lai"
|
-
Cá nhân tôi cảm nhận là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất thẳng
thắn và rất đúng đắn. Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay
đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu
ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã
rất khác. Tôi có cảm giác là hàng chục triệu người dân đã hội nhập với thế
giới hiện đại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết chế
đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta.
Sự khó khăn mà Bộ trưởng Vinh phát
biểu tại Quốc hội có thể đến không chỉ từ việc phải cạnh tranh toàn
diện với các quốc gia khác, mà còn từ những mong đợi và những đòi
hỏi lớn hơn của những người dân đã hiểu biết và trưởng thành vượt
bậc.
* Vậy thì đổi mới
tiếp theo nên bắt đầu từ đâu, theo ông?
-
Mọi chuyện đều nên bắt đầu từ chính cái đầu của chúng ta. Không có
sự cầm tù nào thê thảm và tàn hại bằng sự cầm tù tư duy của con người. Đổi mới tư duy chính vì vậy
phải là bước đầu tiên, cũng là bước tiếp theo cho mọi sự đổi mới
mà chúng ta tiến hành. Đây rõ ràng không phải là điều gì quá mới
mẻ. Điều này đã được Đảng ta nói tới hàng chục năm nay. Vấn đề là
thiếu những kiến thức mới, những khái niệm mới..., thật khó lòng
đổi mới được tư duy. Quả thật, làm sao có thể đổi mới tư duy bằng
cách xào nấu lại các giáo điều xưa cũ?!
Khi đã có tư duy mới, cái cần phải
đổi mới trước tiên có lẽ là nền quản trị quốc gia. Thế giới đã chứng
minh rằng không phải tài nguyên, vị trí địa lý hay thời tiết mà thể chế do con
người xây dựng là nguyên nhân căn bản của sự thành công hay thất bại về kinh
tế, cũng như về phát triển nói chung. Nhân đây, câu chuyện thành công của
đội bóng U-19 gợi cho chúng ta điều gì? Phải chăng là nếu tổ chức được mô hình
theo chuẩn quốc tế thì “thấp bé nhẹ cân” như các cầu thủ VN vẫn có hi vọng,
và ngược lại?
Tại kỳ họp lần này, Quốc hội tiếp tục thảo
luận, xem xét thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, đây là cơ hội lịch sử để chúng
ta thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng được yêu cầu của thời đại, tạo ra
xung lực mới cho sự phát triển.
* Ông hình dung
nền quản trị quốc gia “đáp ứng được yêu cầu thời đại” như thế nào?
- Tôi hình dung nền quản trị quốc gia
hiện đại phải đáp ứng mấy yêu cầu sau: 1- Bảo đảm pháp quyền. 2-
Bảo đảm trách nhiệm giải trình. 3- Bảo đảm sự minh bạch. 4- Bảo đảm
sự tham gia và sự dự phần của mọi người dân. Tất nhiên, những điều
nói trên hoàn toàn không phải là sáng kiến của cá nhân tôi. Đó là
sự tổng kết của Liên Hiệp Quốc từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên
thế giới.
Như vậy, đòi hỏi đầu tiên đối với
việc đổi mới nền quản trị quốc gia là phải xác lập cho bằng được
pháp quyền (cách mà chúng ta hay gọi hơn là xây dựng nhà nước pháp
quyền). Đây là một vấn đề mang tính kỹ trị. Ý chí chính trị phải kết
hợp với kiến thức và sự hiểu biết mới giúp chúng ta xây dựng được
pháp quyền.
* Ông có đề xuất
mô hình cụ thể nào không?
- Khoảng một vài tuần trước khi cố thủ
tướng Võ Văn Kiệt qua đời, bác Kiệt có gọi tôi lên trò chuyện, và tôi đã trình
bày một số suy nghĩ của mình. Lúc bấy giờ tôi có nói rằng cần phải hết sức
tránh việc hình thành hai nhà nước trong một đất nước. Chúng ta có thể nghiên
cứu nhất thể hóa sâu rộng hơn, tương tự như Singapore chẳng hạn, để Đảng
lãnh đạo thật sự “hóa thân” vào Nhà nước. Làm được điều này, chúng ta
không chỉ tránh được rủi ro của những xung đột không đáng có giữa
Đảng và Nhà nước, mà còn xác lập được chế độ trách nhiệm giải
trình hữu hiệu, bảo đảm được quy trình ban hành quyết định minh
bạch, rõ ràng và đỡ tốn kém thời gian, công sức hơn. Tôi cho rằng
hiện nay đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất để đổi mới nền
quản trị quốc gia của chúng ta.
Thật ra, nhất thể hóa cũng là chủ
trương đã được Đảng ta đề ra, chứ không phải là điều gì mới mẻ cả.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất lớn. Nhiều khía cạnh của vấn đề lại
không thể chỉ giải quyết bằng mỗi một việc là sửa đổi Hiến pháp. Tất
nhiên, có những vấn đề cơ bản khác nếu không được thiết kế trong Hiến pháp thì
rất khó mở đường cho việc đổi mới tiếp theo nền quản trị quốc gia.
* Văn kiện Đại hội
XI có nói đến việc “tạo môi trường dân chủ thảo luận, tranh luận khoa học,
khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể trong
nghiên cứu lý luận”. Vấn đề nêu trên chạm đến những lý luận rất lớn và sẽ có
nhiều ý kiến khác nhau, ông nghĩ tính khả thi đề xuất của mình đến đâu?
- Người Anh có câu ngạn ngữ: “Bạn
không bao giờ biết bạn có thể làm được điều gì, trước khi bạn thử
làm điều đó”. Tôi nghĩ rằng người Anh không phải là không có lý.
Quốc hội thảo luận về Hiến pháp và Luật
đất đai
Trong tuần làm việc thứ ba của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa
XIII, Quốc hội dành hai ngày để thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 (ngày 5-11), về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của
dự thảo Luật đất đai sửa đổi (6-11). Hai nội dung này được truyền hình và
phát thanh trực tiếp.
Chương trình nghị sự của Quốc hội trong tuần còn gồm các
nội dung quan trọng khác như thảo luận về dự thảo Luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí (sửa đổi); công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội
phạm; công tác phòng chống tham nhũng năm 2013; việc thực hiện chính sách,
pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012; việc sửa đổi, bổ sung nghị
quyết số 38/2004/QH11 ngày 3-12-2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây
dựng đường Hồ Chí Minh.
Trong tuần, Quốc hội cũng sẽ nghe một số tờ trình về dự
án Luật xây dựng (sửa đổi); dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi); dự án
Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật bảo hiểm y tế.
|
Theo TTO
Nhận xét