939.Con số chứng minh thủy điện hủy diệt rừng

Con số chứng minh thủy điện hủy diệt rừng

Gỗ quý ở Tây Nguyên đang bị chặt phá
Gỗ quý ở Tây Nguyên đang bị chặt phá

(Doanh nghiệp) - Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ một số ít chủ đầu tư thủy điện thực hiện việc trồng, hoàn trả lại rừng. Hầu hết đều muốn nộp tiền vào Quỹ bảo vệ phát triển rừng thay cho việc trồng lại rừng.

Từ năm 2006 đến nay, có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện nhưng chủ đầu tư trồng bù lại chỉ ngót nghét 1.000 ha.

Cụ thể, từ cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) từng báo cáo Thủ tướng về việc chuyển đổi rừng để thực hiện các dự án thủy điện giai đoạn 2006-2012.
Theo đó, trong 6 năm, có hơn 20.000 rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự án thủy điện. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng bù lại chỉ được 735 ha, bằng 3,7% diện tích rừng đã bị mất.
Thực tế, theo rà soát mới đây của Bộ Công Thương, tỉ lệ diện tích rừng trồng bù còn thấp hơn rất nhiều. Từ khi thực hiện Nghị định 23/2006/NĐ-CP khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đảm bảo việc đầu tư trồng rừng mới thay thế nhưng, đến nay có đến 50.930 ha rừng các loại đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho các dự án thủy điện.
Trong khi đó, rất ít chủ đầu tư thủy điện có phương án trồng rừng thay thế. Hậu quả, diện tích rừng trồng thay thế chỉ được hơn 1.000 ha, bằng 2% diện tích rừng đã chuyển đổi.
Kết quả rà soát tính đến tháng 9 năm 2013 (có đầy đủ các địa phương có dự án thủy điện) cho thấy đã loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang và 418 dự án thủy điện nhỏ do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường xã hội.
Đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện; Tạm dừng đối với 4 dự án thủy điện bậc thang và 132 dự án thủy điện nhỏ.
Cả nước hiện còn lại 815 dự án thủy điện. Trong đó, đã vận hành phát điện 268 dự án, đang thi công xây dựng 205 dự án, dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
Hiện nay, việc trồng hoàn trả rừng của các dự án thủy điện ở hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn, việc thực hiện còn lúng túng giữa trách nhiệm, nghĩa vụ của địa phương và chủ đầu tư dự án trong bố trí đất trồng rừng, loại cây trồng, chế độ chăm sóc, bảo vệ, đơn giá trồng rừng....
Chỉ một số ít địa phương hoặc dự án thủy điện đã và đang thực hiện trồng hoặc lập phương án trồng rừng.

Xuân Tùng (tổng hợp)/ĐVO

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.