919. Người hùng Hoài Đức cắt nghĩa bác sĩ Cát Tường ném xác
Người hùng Hoài Đức
cắt nghĩa bác
sĩ Cát Tường ném xác
![]() |
Cơ sở Thẩm mỹ viện Cát Tường. Ảnh Internet |
(Tin tức pháp
luật) – Về, vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác bệnh nhân xuống
sông Hồng, chị Hoàng Thị Nguyệt – người vì y đức tố cáo vụ nhân bản xét nghiệm
ở bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đã tâm sự suy nghĩ thật lòng nhất.
Tất
cả vì sức cám dỗ của đồng tiền
Những
ngày vừa qua, dư luận cả nước đang bất bình, bàng hoàng về hành động của Nguyễn
Mạnh Tường – chủ trung tâm thẩm mỹ Cát Tường (45 Giải Phóng, Hà Nội), sau khi
làm nữ khách hàng Lê Thị Thanh Huyền tử vong đã ném xác nạn nhân xuống sông
Hồng nhằm phi tang.
Được
biết, Tường đang là bác sĩ phẫu thuật khoa Ngoại thuộc bệnh viện Bạch Mai, đã
tốt nghiệp đại học Y Hà Nội và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp cao học và
đạt học vị Thạc sỹ. Hiện tại Tường đang học lên Tiến sĩ.
Hành
động này của Tường một lần nữa khiến người dân Việt thực sự lo lắng về hai chữ
y đức.
Chị
Hoàng Minh Nguyệt, cử nhân xét nghiệm thuộc khoa xét nghiệm, bệnh viện Đa khoa
Hoài Đức, người đã dũng cảm đưa bằng chứng tố cáo nạn nhân bản kết quả xét
nghiệm rất mất nhân tính của các bác sĩ bệnh viện này, cho biết: chị đặc biệt
quan tâm, đọc từng dòng từng chữ về vụ việc của bác sĩ Tường.
![]() |
Chị Hoàng Thị Nguyệt - Ảnh: Nguyễn Khánh |
“Tôi
rất bức xúc trước hành động này. Đạo đức quá xuống cấp. Một bác sĩ có trình độ,
có tri thức, mà xử sự một cách vô nhân tính, coi mạng sống của con người, của
bệnh nhân như cỏ rác.
Từ
trung cấp, đến đại học, từ bác sĩ cho đến hộ lý, bài học về y đức luôn được dạy
đầu tiên, với 12 nguyên tắc.
Trong
đó có điều khi người bệnh tử vong, phải được hộ lý, y tá, bác sĩ chăm sóc chu
đáo, có sự chia sẻ, thông cảm với gia đình.
Nên nhớ
rằng vị bác sĩ này đã tốt nghiệp Đại học Y, được đào tạo chính quy và bài bản,
do đó không thể chấp nhận được đạo đức của người này, có thể đào thải ra khỏi
xã hội” - Chị Nguyệt chia sẻ.
Chị
Nguyệt chia sẻ thêm, trong nghề y, ai cũng biết các trung tâm thẩm mỹ, làm đẹp
kiếm tiền luôn nhanh hơn, nhiều hơn, giàu dễ hơn là mở một phòng khám tư ngoài
giờ, và tất nhiên là hơn đồng lương của bác sĩ gấp nhiều nhiều lần.
Điều
chắc chắn, nếu có khách hàng tử vong trong trung tâm, thì thẩm mỹ viện này sẽ
phải đóng cửa. Rất có thể, sự cám dỗ của đồng tiền đã khiến con người này vứt
bỏ đi cái y đức của bác sỹ và đạo đức của con người.
Cần
đặt ra câu hỏi vì sao nên nỗi hay tiền lên ngôi ở những chỗ thiêng liêng nhất?
Thời
gian gần đây, liên tiếp những vụ việc của ngành y thể hiện sự trượt dốc trầm
trọng của y đức. Chị Hoàng Thị Nguyệt cho rằng đã phải đặt ra câu hỏi vì sao
đạo đức ngành y lại trượt dốc một cách trầm trọng đến như vậy từ rất lâu rồi.
Nguyễn Mạnh Tường bị dẫn giải đến nơi vứt xác chị Lê Thị Thanh Huyền tại cầu Thanh Trì |
Chị
Nguyệt cho rằng, một phần nguyên nhân, cũng có thể do đời sống của anh em y bác
sĩ với đồng lương cơ bản không đủ để đáp ứng cho cuộc sống, khiến họ có những
suy nghĩ tiêu cực, đặt lợi ích vật chất cao hơn giá trị nghề nghiệp.
Nhưng
trên hết, cần xem xét lại sự xuống cấp về đạo đức của cả xã hội, sự lên ngôi
của sức mạnh đồng tiền chứ không riêng gì với ngành y tế.
Đồng
thời, lãnh đạo ngành y tế cũng cần phải có nhiều biện pháp quyết liệt, triệt để
hơn trong việc kiểm soát, quản lý những trung tâm, cơ sở làm dịch vụ y tế tư
nhân từ phòng khám, cho đến thẩm mỹ,làm đẹp. Xảy ra việc này là hệ quả của việc
kiểm soát quá lỏng lẻo, không nghiêm minh những cơ sở tư nhân.
Được
biết, cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường chưa có giấy phép thực hiện phẫu thuật thẩm
mỹ, chỉnh hình.
Tuy
nhiên, chị Nguyệt cũng nhấn mạnh, những vụ việc thời gian qua của ngành y tế
nói chung, và vụ việc thẩm mỹ viện Cát Tường vừa qua nói riêng, là những mảng
tối của ngành.
Nhưng
về toàn thể, vẫn có những bác sĩ rất trong sạch, yêu nghề và tâm huyết với bệnh
nhân. Những con người này là những điểm sáng của hi vọng, chúng ta không thể
đánh đồng tất cả làm một.
Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội xót xa về y đức
Hiệu
trưởng Trường ĐH Y Hà Nội Nguyễn Đức Hinh không khỏi bàng hoàng khi biết tin
đồng nghiệp ở Hà Nội lại có hành động như vậy.
“Trong
ngành y, trường hợp tai biến dẫn đến tử vong dù ít nhưng không hiếm gặp. Tôi
không nghĩ người có kinh nghiệm như anh Tường lại hành động thiếu suy nghĩ
như vậy” – ông Hinh xót xa.
Nói
về việc giảng dạy đạo đức cho sinh viên, ông Hinh cho biết: “Ngay từ khi nhập
trường, sinh viên đã được học lời thề Hippocrates, học tấm gương Hải Thượng
Lãn Ông, 12 điều Y đức Việt Nam,….”
“Nếu
như trước đây đạo đức y tế được dạy lồng ghép trong các môn học như tổ chức y
tế, đạo đức y học thì từ năm 2010 bộ môn này được ngành chú trọng, tách ra
thành môn độc lập với tên gọi Y xã hội học và Y đức”.
Bộ
trưởng Bộ Y tế khi đó, ông Nguyễn Quốc Triệu làm chủ nhiệm danh dự cho bộ môn
này ở Trường ĐH Y Hà Nội. Trưởng bộ môn chính là hiệu trưởng Nguyễn Đức Hinh.
Nhận
thức được tầm quan trọng của bộ môn, tại Trường ĐH Y Hải Phòng, Trường ĐH Y
dược TP.HCM các hiệu trưởng cũng chính là trưởng bộ môn Y xã hội và Y đức.
|
Minh Tú/Theo Dân Việt
Nhận xét