790.Bôi trơn, chạy chọt ở khâu nào cũng có...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:

Bôi trơn, chạy chọt ở khâu nào cũng có...


(Chính trị Việt Nam) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, để tìm được người tài đức thực sự thì phải chống tiêu cực từ bên trong, bởi hiện nay, tiêu cực, “bôi trơn”, chạy chọt ở khâu nào cũng có.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói thẳng như vậy tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/9. Có quá nhiều vấn đề từ tuyển dụng, chất lượng công chức đến hiệu quả công việc nhưng chưa được báo cáo Chính phủ thể hiện rõ.

Chưa có dữ liệu về chất lượng công chức
Câu chuyện tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và nhiều đại biểu mổ xẻ. “Có phải tới nay các đồng chí vẫn đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ như kiểu 20 năm trước? Tỷ lệ chưa qua đào tạo còn rất lớn, ví như chưa qua đào tạo về chuyên môn là 12%, chưa kể còn một tỷ lệ lớn chưa được đào tạo về lý luận chính trị... Tựu trung lại, chất lượng cán bộ thế nào?”, Chủ tịch QH đặt câu hỏi.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh: “Nghị quyết T.Ư 4 chỉ rõ một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. Vậy qua giám sát, tình hình này có giảm không, có vấn đề gì trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ không?”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng đề cập: “báo cáo của Chính phủ không nêu rõ vấn đề có tiêu cực trong đào tạo, tuyển dụng cán bộ. Ủy ban yêu cầu cung cấp, nhưng tới nay vẫn chưa có báo cáo về vấn đề này”.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, chưa có dữ liệu để đánh giá đúng về chất lượng cán bộ công chức (CBCC) từ trung ương đến địa phương. “Đến cuối năm 2012, nhiều địa phương chưa có báo cáo về chất lượng CBCC. Nhưng bước đầu đánh giá thì tỷ lệ CBCC không hoàn thành nhiệm vụ là trên dưới 1%. Vẫn phải chờ thêm số liệu cụ thể để báo cáo Quốc hội”, ông Bình cho hay.
Chủ nhiệm Ủy ban tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói: “Có ý kiến 20-30% cán bộ không làm được việc, nếu giảm số này đi, bộ máy vẫn đảm bảo. Vậy thực tế có đúng như vậy hay 100% cán bộ vẫn rất tốt? Sáng 8h đến cơ quan, cà phê, ăn sáng xong mới làm việc; chiều 4-5h lại rủ nhau đi chơi thể thao... Với cách làm việc như thế thì mức lương như hiện nay cũng là cao lắm rồi”, ông Hiển nói.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói thẳng: phải chống tiêu cực từ bên trong, bởi tiêu cực, bôi trơn và nạn chạy chọt ở khâu nào cũng có.
“Mặc quần đùi áo trắng, vợt mấy chục triệu, mà lương như thế thì làm sao đủ tiêu? Ông ấy mới là ông tham nhũng, vì phải nghĩ cách để kiếm cái nọ cái kia cho đủ tiêu chứ...” - Chủ tịch QH nhận định.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: Mặc quần đùi áo trắng, vợt mấy chục triệu, mà lương như thế thì làm sao đủ tiêu? Ông ấy mới là ông tham nhũng
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: Mặc quần đùi áo trắng, vợt mấy chục triệu, mà lương như thế thì làm sao đủ tiêu? Ông ấy mới là ông tham nhũng
Liên quan đến vấn đề tham nhũng, chạy chức, báo cáo của Thanh tra Chính phủ về chống tham nhũng bị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá không có gì mới và đề nghị báo cáo cần thể hiện được mối quan hệ với Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống tham nhũng.

Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức, thế nhưng tìm không ra
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng báo cáo cáo “đánh giá còn nhẹ hơn cả nghị quyết Trung ương” và đề nghị đánh giá lại hoạt động đấu tranh phòng chống tham nhũng từ đánh giá của quốc tế, thông tin từ Mặt trận Tổ quốc, từ báo chí, từ nội bộ Đảng.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng sau khi sửa luật, cần đánh giá công tác phòng chống tham nhũng có thay đổi gì, nếu không đánh giá đây vẫn là một khoảng trống và khó để 500 đại biểu Quốc hội thông qua. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: 'Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…'.
Chuyện tiêu cực, chạy chức ai cũng nói có mà nhiều công sức bỏ ra vẫn chưa chỉ rõ được đối tượng cụ thể
Chuyện tiêu cực, chạy chức ai cũng nói có mà nhiều công sức bỏ ra vẫn chưa chỉ rõ được đối tượng cụ thể
Chẳng riêng gì Trung ương mà ở Hà Nội câu chuyện chạy chức cũng từng được ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, chỉ thẳng. Vậy mà cuối cùng Sở Tư pháp Hà Nội đã lập 3 đoàn kiểm tra tình trạng chạy công chức nhưng sau một tháng vẫn không phát hiện có sai phạm nào trong chuyện chạy chức này.
Rồi đến chuyện bỏ lọt tham nhũng gây nhức nhối nhất có lẽ là ở lĩnh vực đất đai thuộc quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên sau nhiều đợt thanh kiểm tra thì số sai phạm được phát giác cũng còn rất khiêm tốn.
Khi đó ông Lê Tiến Hào, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng phải thốt lên: “Ai cũng hiểu, một trong lĩnh vực có nhiều sai phạm, tham nhũng nhiều nhất chính là quản lý đất đai. Nếu nói không có tham nhũng trong đất đai thì không ai chấp nhận đâu".
Hay như việc kê khai tài sản của cán bộ để chống tham nhũng, từ năm 2007, chúng ta đã kê khai được cả triệu bản nhưng có một điều lại theo báo cáo lại của Thanh tra Chính phủ thì quy định kê khai tài sản thu nhập thực hiện từ năm 2007 đến nay, chưa có trường hợp nào phát hiện được tham nhũng.
Phương Nguyên/ĐVO
;

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.