695.Thoáng qua Cuộc hội thảo
Như
thường lệ, sau khi cắt băng Triển lãm các cuộc Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu
vực, Hội NSNA VN tổ chức cuộc Hội thảo nhằm rút kinh nghiệm những điểm tốt,
chưa tốt trong cuộc Liên hoan. Tại Thái Nguyên năm nay cũng vậy.
Chủ
trì Hội thảo rất vinh dự có nghệ sĩ Vũ Quốc Khánh, chủ tịch Hội NSNA Việt nam,
nghệ sĩ Nguyễn Dần chủ tịch Hội đồng Giám khảo cùng một số vị có trách nhiệm ở
Trung ương Hội và địa phương.
Sau
khi Chủ tịch Hội khai mạc, người “phát hỏa” đầu tiên là “ông ké” Thế Hoàng,
NSNA Thái Nguyên. Mình gọi “ông Ké” vì chả hiểu Thế Hoàng kiếm đâu ra bộ đồ cả
quần áo và mũ đặc dân tộc Tày Việt Bắc. Thế Hoàng rào đầu là không quen nói chỗ
đông người, “nếu dài quá hay nói chỗ nào không được thì bà con vỗ tay cho tôi
xuống”. Anh đưa ra nhiều vấn đề có vẻ bức xúc với ông chủ tịch Hội đồng nghệ
thuật, vì khi trực tiếp theo dõi chấm công khai thấy chủ tịch Hội đồng có những
động tác khiến cuộc chấm dễ bị chi phối theo chủ quan. Thế Hoàng đã khẳng định
với mọi người rằng, với gần 30 năm trong nghề luyện thép, anh hiểu rõ ý nghĩa
của những hình ảnh mà các nghệ sĩ chụp trong hoạt động luyện thép. Anh bức xúc
vì ông chủ tịch HĐGK đã phán một câu xanh rờn trước những bức ảnh chụp “hoa
thép” ở nhà máy luyện thép Thái Nguyên rằng, đấy là “sự cố’ của luyện thép! Thế
là những bức ảnh “sự cố” ấy dù đẹp và khá nhiều nhưng không một thành viên nào
bỏ phiếu cho nó nữa! Rơi tiệt!...(Hội trường vỗ tay, nhưng là vỗ tay tán thưởng
chứ không đuổi xuống).
Sau
Kim Khoa Thái Nguyên, Phó nhòm mình xin
nói đôi điều. Nói hơi không ít nhưng ý kiến đáng đưa lên đây là cái Huy chương
vàng của tác giả Nguyễn Văn Dương Lạng Sơn: "Nghĩa tình quân dân". Cái này tác giả là
người rất quan tâm muốn “lộ ý” để bày tỏ thái độ chính trị thật rõ của mình về
mối quan hệ quân – dân. Đó là ý thức rất đáng được hoan nghênh. Tuy nhiên, mình
chỉ băn khoăn là ý tưởng chính trị tốt đẹp đó của tác giả không đạt tới. Không
tới ở chỗ: bức ảnh chụp trong một hoàn cảnh rất dễ dãi. Nghĩa là setup đơn giản,
nhờ đồn Biên phòng 3 đồng chí vào một nhà dân thật nghèo, rỡ ra mấy viên ngói
lợp lại. Không khó khi chọn thời cơ bấm máy, ánh sáng thường như một bức ảnh
báo chí..., tóm lại, mình nghĩ: ảnh không có yếu tố nghệ thuật, bất kỳ người
nào biết cầm chiếc máy ảnh du lịch đều có thể chụp được bức ảnh như thế, không
cần nghệ sĩ. Nếu bà con nào bảo rằng, bức ảnh này khó chụp, phải là “Tài năng”,
là “nghệ sĩ” mới chụp được, thì cho phó nhòm mình xin lỗi nhé!
![]() |
Nghĩa tình Quân dân - Huy chương Vàng |
Thứ
hai, nhìn thoáng qua thì ai cũng nhận ra ảnh không nghệ thuật, nhưng nó đậm đà
bản sắc... chính trị. Ấy vậy mà dưới con
mắt của những người có trình độ chính trị sâu sắc thì còn nhận ra yếu tố phản
chính trị trong đó. Mình có ông thày dạy Chủ nghĩa Markl - Lenine chỉ ra yếu tố
phản chính trị khi đặt ra những câu hỏi và những lý giải chính trị: Sao những
người lính của chúng ta đi lao động giúp dân mà ăn mặc “xịn” thế? Tất nhiên
phải là quân phục chứ không thể thường phục, nhưng có cần đội mũ kê pi trong
lao động? Có cần giày da bóng lộn?...Sao để anh chiến sĩ đứng dưới đất không
cầm lấy viên ngói chờ đưa lên mà lại tay không, khiến cho có người hiểu nhầm là
“Việc có thế mà phải cần một anh chỉ huy làm gì!”. Các anh làm việc ở trong đơn
vị thì thôi, ăn mặc thế nào chả được. Đằng này đi giúp dân mà lại giúp dân để
chụp ảnh quảng bá chứ đâu phải chỉ nội bộ với nhau? Hơn nữa, bà cụ người dân
tộc ngồi phía sau các anh lại “nhầu nhĩ” quá trong bộ đồ của người nghèo, thì
ôi bức ảnh đã tạo ra một hình ảnh tương phản về cuộc sống của người chiến sĩ
quân đội với cuộc sống của đồng bào?... Phải nói rằng, các chiến sĩ đâu có lỗi?
Lỗi là ở người setup bức ảnh. Mình đã từng chứng kiến các chiến sĩ đồn Biên
phòng xả thân giúp dân trong những cuộc thiên tai lũ ống, sạt lở đất...Các anh
xắn quần, lội suối, đào bới, mang vác...hòa mình vào nhân dân...Họ đã vẽ nên
hình ảnh của Tình quân dân rất chân thực, cảm động và thuyết phục lòng người...
Sau
hội thảo, mình thực sự lo ngại vì thấy nhiều anh em, có cả nghệ sĩ nhiếp ảnh
Lạng sơn chưa hài lòng với một số tác phẩm đoạt giải cao: vàng, bạc. Nhưng họ
nể Lãnh đạo hội không nói gì. Trước khi ra về, một nghệ sĩ Lạng Sơn (xin được
giấu tên) nói với mình, ông nói về cái Vàng của chúng tôi đúng quá! Mình bảo,
tôi nói thế có động chạm đến Lạng Sơn các ông, mong ông thể tình thông cảm! Ông
ấy cười lớn: Nghệ sĩ thì phải ngay thẳng chứ. Tôi phải cảm ơn vì ông nói đúng
như tôi nghĩ.
Còn
mình thì rất đồng tình với chủ tịch Hội đánh giá chung: Chất lượng cuộc Liên
hoan Khu vực miền Núi phía Bắc lần này có nhiều tiến bộ cả nội dung và nghệ
thuật. Thế nhưng lại mâu thuẫn: Một tác phẩm còn hạn chế về nghệ thuật thể hiện
mà vẫn được Vàng thì khiến những người không được xem triển lãm nghi ngờ về chất lượng của những tác phẩm được giải thấp hơn và những ảnh treo triễn lãm. Liệu có
thật sự là chất lượng được nâng cao?
Nghệ sĩ Quốc Khánh cũng thừa nhận bức Huy chương
vàng ấy còn non yếu về hình thức thể hiện. Nhưng ông lại nói rằng, bức ảnh mang
tính chính trị rất tốt. Hội chúng ta là “Hội chính trị - nghề nghiệp”. Những
nội dung chính trị như thế phải được ưu tiên... Biết đâu, bức ảnh ấy gửi dự
thưởng Giải thưởng sáng tác nghệ thuật về đề tài học tập và làm theo tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh lại có giải?...
Nhận xét