716.“Họ có tự trọng không?”
“Họ có tự trọng không?”
![]() |
Bà Phạm Chi Lan |
TT
- Câu chuyện lương cao không mới ở các công ty nhà nước, nhất là những doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ công, một mình một mảng.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Tiền
trả cho các công ty này từ phí và thuế dân đóng hoặc từ ngân sách nhà nước. Vì
vậy trước thông tin lãnh đạo các công ty thoát nước, chiếu sáng... lương tới
trên 2 tỉ đồng/năm một lần nữa đặt ra yêu cầu phải minh bạch hóa hiệu quả và
cách thức đãi ngộ ở những doanh nghiệp dạng này.
Hình
ảnh những công nhân lấm lem móc cống ở dưới những hố ga đen thui với mức lương
khoảng 8 triệu đồng/tháng so với thông tin vị giám đốc của họ lương khoảng 200
triệu đồng/tháng quả thật sinh ra rất nhiều cảm xúc bức bối. Quỹ lương là
chung, nếu người này có quyền lấy nhiều thì người khác sẽ phải chịu phần ít
đi... Tất nhiên, đã qua rồi thời bình quân chủ nghĩa. Những người lao động trí
tuệ, kỹ thuật đặc thù và đóng góp lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp xứng
đáng được hưởng lương gấp hàng chục lần người khác. Nhưng mức lương phải căn cứ
vào kết quả công việc. Câu hỏi đặt ra ở đây là so với thực trạng hiện nay, lãnh
đạo công ty thoát nước, công ty chiếu sáng đã xứng đáng được nhận mức lương như
trên chưa? TP.HCM vẫn còn nhiều điểm ngập úng ai cũng biết. Hay chiếu sáng,
tình trạng đóng đèn muộn, tắt đèn sớm vẫn diễn ra. Vì vậy, khi thông tin lãnh
đạo các công ty trên nhận tới trên 2 tỉ đồng/năm thì nhiều người dân đặt câu
hỏi “họ có tự trọng không?” là điều dễ hiểu.
Các
công ty như thoát nước không chịu áp lực cạnh tranh, công khai minh bạch cũng
chưa có, nên kiểu gì thì tiền của dân cũng chảy về chỗ họ. Với mức lương tiền
tỉ kể trên, câu hỏi mà cơ quan chức năng cần đặt ra là có phải tiền đang chảy
về chỗ họ quá dễ dãi? Mức phí thu của dân hay khoản đầu tư từ ngân sách cho các
công ty trên đã hợp lý chưa, có được kiểm soát tốt không, có thể giảm không?
Thỏa ước lao động, cơ chế tiền lương đã được xây dựng một cách dân chủ hay
người lao động hoặc hoàn toàn không biết, hoặc chỉ có quyền... gật đầu trước
những vị lãnh đạo đầy uy lực?
![]() |
Những kẻ ăn không của dân mỗi tháng 200 triệu
từ những đồng thuế của những người dân như thế
|
Giải
quyết vấn đề tiền lương ở VN không đơn giản, bởi nhiều nơi lương quá thấp, giá
của lao động không tương xứng, trong khi một số vị trí lại quá cao, chưa kể
những khoản ngoài lương. Song giải quyết cũng không quá khó. Các tổ chức quốc
tế đã khuyến cáo VN nhiều lần, có hàng loạt tài liệu, tập huấn để thúc đẩy trả
lương dựa trên kết quả. Xác định danh mục đầu việc và yêu cầu cho từng chức
danh; trả lương dựa trên kết quả thực hiện các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu,
mở rộng thị trường, nâng cao đời sống người lao động... là điều hoàn toàn có
thể làm được để giảm bất công.
Để
tránh những chuyện như lương khủng tại các công ty công ích này, không nên duy
trì cách trả lương theo chức vụ, thâm niên, trên tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ
chung chung. Bởi thế sẽ rất khó công bằng cho cả người dân đóng thuế, phí và
những người thấp cổ bé họng trong doanh nghiệp, khi mà thành tích thì lãnh đạo
nhận, kém cỏi, thua lỗ thì đổ tại khách quan. Cần sớm đưa ra tiêu chí cụ thể để
trả lương theo kết quả. Bên cạnh đó là công khai minh bạch và trách nhiệm giải
trình của doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có trách nhiệm giám sát họ. Nếu
hiệu quả kinh doanh, lương, thưởng của các doanh nghiệp nhà nước được minh bạch
thì có lẽ vừa qua người dân đã không phải giật mình trước mức lương khủng của
lãnh đạo một số doanh nghiệp công ích ở TP.HCM.
PHẠM CHI LAN
C.V.K. ghi
Nhận xét