694.Mở lớp dạy... cười cho công chức


Minh họa: Ngọc Diệp

PNTB: Bạn mình - NVH -3T vừa đọc xong bài "Mở lớp dạy cười cho công chức" trên Dân trí thì xuất khẩu thành...văn vần ngay tắp lự. Không phải tất cả công chức bây giờ không biết cười, nhưng kiếm được nụ cười chân thành ở họ bây giờ cũng hơi khó.             Ấy vậy nên ông Bí thư tỉnh Đồng Tháp phải tuyên bố: "Cán bộ không đủ chuẩn và không biết cười, không đồng cảm với nhân dân thì dứt khoát phải cho nghỉ”...
NVH -3T viết:
Quan chức là "bố" người dân
Nên quan chỉ quát chứ không biết cười.
Học cười cho mặt nó tươi
Học cười để nịnh những người cấp cao.
Học "cười khẩy" kiểu thế nào
Để người nhờ vả lao đao lo phiền.
 Học "cười ruồi" để moi tiền.
Học cười "hơ hớ" cửa quyền ra oai.
Cười đúng cũng là người tài.
Thế gian có một linh hai (102) kiểu cười!

(Dân trí) - "Cán bộ không đủ chuẩn và không biết cười, không đồng cảm với nhân dân thì dứt khoát phải cho nghỉ”- Đó là ý kiến của ông Lê Vĩnh Tân, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp được báo Tuổi trẻ ngày 13/8 trích dẫn trong bài “Sa thải cán bộ, công chức không biết cười”.

Chỉ nội câu ấy thôi đã nói lên một thực trạng không chỉ ở Đồng Tháp: Nhiều và rất nhiều công chức hiện nay không biết cười với dân, những người bầu lên họ, nai lưng đóng thuế để trả lương nuôi họ.


Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Cán bộ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Thế nhưng giờ đây, không ít công chức tự biến thành những ông quan cai trị dân.


Để có một thể chế chính trị “do dân, vì dân” hôm nay, dân tộc ta trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến, vua là “thiên tử - Con trời”, quan là “phụ mẫu – Cha mẹ dân”.


Chỉ đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, người dân mới được bước qua ngưỡng cửa từ thần dân trở thành công dân. Và khi đó, đồng nghĩa với chính quyền từ chức năng cai trị chuyển sang chính quyền phục vụ nhân dân.


Thế nhưng tiếc thay, thành quả đó giờ đây đang bị không ít công chức làm lu mờ, họ muốn đưa người dân trở lại thành thần dân và cán bộ trở thành những ông quan cai trị.


Chỉ cách đây không xa, mỗi người cán bộ luôn luôn là hình mẫu, là tấm gương cho nhân dân. Nhân dân tin và yêu mến cán bộ.


Thế nhưng bây giờ ở không ít nơi, nói đến chốn công quyền là người dân ngại, sợ và khinh khi.


Họ ngại vì họ không muốn dây dưa. Họ sợ bởi họ biết, chỉ cần trái ý cán bộ (thậm chí không có hoặc phong bì in ít) là họ lãnh đủ. Còn thái độ khinh khi là bởi chẳng ai coi trọng kẻ ăn cướp đồng tiền mồ hôi, nước mắt của mình.


Trở lại với phát biểu của Bí thư Đồng Tháp, bài báo còn cho biết đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh và huyện sẽ phải học cười, học cách hiểu và đồng cảm với dân song song với học tập nâng cao trình độ; phải thay đổi ứng xử từ việc thực hiện mệnh lệnh hành chính sang hành chính phục vụ dân.

Đây là việc làm cần nhân rộng ra phạm vi cả nước bởi bệnh vô cảm, “không biết cười” không chỉ ở Đồng Tháp mà có lẽ địa phương nào cũng có những công chức như vậy.

Phải chăng đã đến lúc cần mở lớp dạy cười cho… công chức?

Bùi Hoàng Tám

PNTB: Theo thiển ý của PNTB thì chỉ riêng việc học cười trong giao tiếp với nhân dân, chưa nói dến những việc khác mà cũng không làm được thì Nghị quyết của Đảng về công tác dân vận trong tình hình mới cũng khó mà thực hiện thành công.

Nhận xét

Unknown đã nói…
Quan chức là "bố" người dân
Nên quan chỉ quát chứ không biết cười.
Học cười cho mặt nó tươi
Học cười để lịnh những người cấp cao.
Học cười " khẩy" kiểu thế nào
Để người nhờ vả lao đao lo phiền.
Học "cười ruồi" để mõi tiền.
Học cười "hơ hớ" cửa quyền ra oai.
Cười đúng cũng là người tài.
Thế gian có một linh hai (102) kiểu cười!

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.