644.Hành động mới của TQ trong ngày đen tối nhất Biển Đông

Hành động mới của TQ trong ngày đen tối nhất Biển Đông


(ĐVO) - Ngày 24/7 trở thành "ngày đen tối" trong lịch sử tranh chấp Biển Đông khi ngày này năm ngoái Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" phi lý và phi pháp hòng "quản lý" gần như toàn bộ Biển Đông.
Tờ Inquirer ngày 21/7 đưa tin, ngày 24/7 trở thành "ngày đen tối" trong lịch sử Philippines khi ngày này năm ngoái Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" phi lý và phi pháp hòng "quản lý" gần như toàn bộ Biển Đông.
 
Trong đó bao gồm 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, riêng khu vực Quần đảo Trường Sa đang là đối tượng tranh chấp của 5 nước 6 bên.
 
Không dừng lại ở việc thành lập trái phép "Thành phố Tam Sa", ngày 1/1/2013, Bắc Kinh công bố thông tin cuối tháng 10/2012, Hạm đội Hải quân Trung Quốc "được lệnh quản lý, bắt giữ và trục xuất tất cả tàu nước ngoài được phát hiện hiện diện trong khu vực 3,5 triệu km vuông ở Biển Đông". 
 
Cái cớ cho việc hoạt động quân sự này được Trung Quốc dựa vào công hàm mà trước đó, 7/2009, nước này đơn phương đệ trình Liên Hợp Quốc. Theo công hàm đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền yêu sách vô lý và phi pháp đối với 3,5 triệu km vuông ở Biển Đông với cái gọi là đường 9 đoạn, còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò.
 
Cái gọi là đường 9 đoạn, đường chữ U hay đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc tự vẽ ra hòng độc chiếm Biển Đông. Bản đồ sai trái do Trung Quốc phát hành và không có giá trị pháp lý.
Cái gọi là đường 9 đoạn, đường chữ U hay đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc tự vẽ ra hòng độc chiếm Biển Đông. Bản đồ sai trái do Trung Quốc phát hành và không có giá trị pháp lý.
 
Trung Quốc không thể đưa ra bất cứ lời giải thích nào về cái gọi là đường 9 đoạn của họ, trong đó tham vọng nuốt trọn cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Quần đảo Trường Sa hiện đang là tâm điểm tranh chấp của 5 nước 6 bên trong khi Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép từ năm 1974, bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối liên tục của Việt Nam.
 
Có thể nói cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông là một tuyên bố ăn cướp trên biển trắng trợn nhất trong lịch sử loài người, nó "liếm" vào sát bờ biển các nước ven Biển Đông và chỉ "chừa lại" cho các nước 12 hải lý tính từ bờ biển của họ.
 
Trong khi Trung Quốc đang đe dọa sử dụng vũ lực để thực hiện các tuyên bố vô lý và phi pháp của mình, thì Philippines và các bên liên quan đã tích cực tìm kiếm giải pháp hòa bình xử lý tranh chấp. ASEAN cũng đã nỗ lực thúc đẩy đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc để kiểm soát nguy cơ xung đột.
 
Nhưng Trung Quốc chỉ khăng khăng đòi đàm phán tay đôi ở Trường Sa, và qua đàm phán tay đôi, Bắc Kinh có thể lừa bịp hoặc lấn át các nước láng giềng yếu hơn nó. Có thể thấy, bài học “bó đũa” đã được Trung Quốc khai thác, nhưng ASEAN cũng biết về “bó đũa”. Các quốc gia có tranh chấp nhất quyết yêu cầu một hội đàm mang tính khu vực với Trung Quốc.
 
Một động thái khác, Philippines đã ủng hộ và viện dẫn ngoại giao đa phương để giải quyết tranh chấp, thực hiện cam kết giải quyết bất đồng với Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình. Trong đó có việc Philippines kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai UNCLOS trong yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông ra trọng tài quốc tế.
 
Quá trình pháp lý này sẽ cho phép Philippines, Trung Quốc và các bên tranh chấp khác làm rõ yêu sách của mình ở Biển Đông theo UNCLOS, mở đường cho một giải pháp hòa bình thực sự và lâu dài ở Biển Đông. Tuy nhiên Bắc Kinh đã liên tục từ chối tham gia vào quá trình này.
 
Cái gọi là
Cái gọi là "Thành phố Tam Sa" Trung Quốc thành lập phi pháp và đặt trụ sở trái phép tại Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam.
 
Tháng 6 vừa qua, trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Trung Quốc đã chấp thuận một hội đàm với Đông Nam Á về COC vào tháng 9, tuy nhiên, vẫn chưa thấy dấu hiệu tích cực gì từ phía Trung Quốc.
 
Quốc gia này vẫn thực hiện một loạt hành động quân sự và bán quân sự với tàu thuyền của các nước láng giềng khi họ khai thác trên vùng biển chủ quyền truyền thống của họ.
 
Giới tướng tá quân đội Trung Quốc tiếp tục rêu rao về "chiến lược cải bắp" mà Bắc Kinh đang triển khai ở Biển Đông để gặm nhấm các đảo, bãi đá, rặng san hô ở vùng biển tranh chấp.
 
Trước mắt Bắc Kinh đang dùng chiến thuật này hòng chiếm đoạt phi pháp Bãi Cỏ Mây (trong Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do phía Philippines kiểm soát) bằng cách chặn đường tiếp viện của Philippines cho lực lượng đồn trú tại đây.
 
Hành động của Trung Quốc được Inquirer nhận định là sự "bắt chước" các hành vi bành trướng của cường quốc phương Tây và phát xít Nhật từng xâm lược Trung Quốc mà Bắc Kinh đang lên án.
 
Gần được một năm của "ngày đen tối" Biển Đông 24/7, tình hình vùng biển này vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
 
Trung Quốc đưa khách ra "Thành phố Tam Sa" bằng thủy phi cơ?
 
Báo China Daily hôm 22/7 dẫn lời Tổng Quản lý Mo Qun của Meiya Air ngang nhiên công bố: “Meiya Air đang lên kế hoạch mở đường bay tốc hành từ Thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam - PV) tới Tam Sa. Sau đó, các chuyến bay giữa các đảo thuộc Tam Sa sẽ là mục tiêu kế tiếp của chúng tôi”.
 
Ông Mo nói rằng thủy phi cơ sẽ thu hút du khách tới cái gọi là "Thành phố Tam Sa" vì nó chỉ mất khoảng 70 phút, trong khi đi tàu lại mất 10 tiếng đồng hồ.
 
Ông Mo còn tự cho rằng thủy phi cơ có ưu thế khi hoạt động vì loại máy bay này không cần đường băng để cất/hạ cánh và có thể bay khoảng 1.500km mà không cần tiếp nhiên liệu. Khoảng cách từ Tam Á đến cái gọi là "Thành phố Tam Sa" khoảng 340km, theo China Daily.
 
Ngoài ra, Mi Jianxin - nhân viên quản lý dự án của Meiya Air cũng ngang nhiên tuyên bố hãng hàng không này sẽ mở chi nhánh ở cái gọi là "Thành phố Tam Sa" để đón bắt cơ hội kinh doanh tại đây trong tương lai.
 
Động thái trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc hoàn tất giai đoạn một của dự án phát triển cảng ở Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, với chín cầu tàu đã được xây xong, theo China Daily. Hành động này của Trung Quốc rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
 
China Daily còn ngang nhiên đưa tin một tàu tiếp tế mới mang tên Tam Sa số 1 sẽ được hoàn tất vào đầu năm 2014 để hỗ trợ vận chuyển nguyên vật liệu cần thiết giữa các đảo.
 
Minh Tú (Tổng hợp GDVN, TNO)
Theo DVO

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.