VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO LÊN TIẾNG VỀ ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN
NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO
LÊN TIẾNG VỀ ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG
Trinh Nguyễn
Nguồn: Thanh Niên
LÊN TIẾNG VỀ ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG
Báo Thanh Niên hôm
nay:
Đá lạ, ấn lạ ở đền Hùng
Phiến đá dùng để trấn yểm tại đền Thượng - Ảnh: Nguyễn Long |
17/04/2013 03:10
Một hòn đá với những hình vẽ khó hiểu ngay tại đền Thượng, đền
Hùng. Lá phiếu ghi nhận công đức lại có dấu ấn nhân danh vua Hùng. Những vật
thể lạ này khiến công chúng đặt câu hỏi về năng lực quản lý.
Từ hòn đá “trấn yểm”
Không được đặt như một đồ thờ tự, hòn đá “lạ” nằm ở đền Thượng
cũng đã 4 năm nay. Gọi là lạ vì trên đó có nhiều hình vẽ lạ, chữ viết lạ. Thậm
chí có người còn cho rằng đây là một bùa trấn yểm. Được đặt ở đền Thượng - nơi
linh thiêng - trung tâm của đền Hùng, hòn đá khiến nhiều người đặt câu hỏi.
“Đặt hòn đá ở đó thì sao lại không ảnh hưởng? Mà bùa chú gì ở đó, yểm ai, trấn
ai?”, PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn
giáo đặt câu hỏi.
Nhưng chuyện bùa chú không còn là nghi án, bởi ông Nguyễn Tiến
Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng đã xác nhận điều
đó. Theo ông Khôi, việc đặt bùa này do người trong nước làm, và để tốt cho đền
Hùng.
Tuy nhiên những việc
tốt lành đâu chưa biết, chỉ rõ ràng rằng sự nguyên vẹn của di tích đền Hùng đã
bị xâm hại. Bởi bản thân hòn đá hoàn toàn không phải yếu tố gốc của di tích.
Đền Thượng đã được tu bổ năm 2009 và theo thông tin từ Bộ VH-TT-DL thì trong thiết
kế (có cả chi tiết nội thất) của đền Thượng không hề có “hạng mục” hòn đá này.
|
“Phải làm rõ, việc anh
trưng bày, cúng hiện vật được quy định trong quy chế của bản thân di tích như
thế nào”, PGS-TS Tuấn đặt câu hỏi. “Nếu có quy chế thì có đúng quy chế không.
Nếu chưa có quy chế vì sao anh đặt một hiện vật lạ vào. Tại sao lại có thể đưa
vật lạ vào mà không có bất cứ ý kiến của cơ quan chuyên môn vào. Ứng xử với di
tích như thế đã tham khảo ý kiến Bộ VH-TT-DL chưa?”.
Theo GS-TS Ngô Đức
Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, luật quy định rõ không được làm gì
biến dạng di tích. Hòn đá lạ này theo ông đã làm tính chất của di tích khác đi
rồi.
Về thông tin có thể
Phú Thọ sẽ tổ chức hội thảo mời các nhà khoa học tham gia thảo luận về hòn đá
lạ này, PGS-TS Tuấn cho rằng không nên sa vào tranh luận về hòn đá là gì. Điều
quan trọng nhất trong vụ việc này theo ông là ai cho phép đưa vật lạ vào di
tích, nếu cho phép thì dựa trên cơ sở pháp lý nào, cơ sở khoa học nào. Thông
tin từ Bộ VH-TT-DL chiều qua (16.4) cũng cho biết Cục Di sản đã yêu cầu phía
địa phương phải báo cáo cụ thể về trường hợp hòn đá này.
Đến ấn “ban phúc”
Nhưng chuyện lạ ở đền
Hùng không chỉ có thế. Khách hành hương đóng tiền công đức tại đền Hùng trong
dịp này còn được nhận một chứng nhận lạ. Trên đó là hình một dấu ấn vuông có
dòng phụ chú: “Tổ Vương Tứ Phúc - Vua Hùng ban phúc”. Không rõ ai đã cho phép
họ “nhân danh” vua Hùng như vậy.
Phiếu ghi công đức tùy tiện xưng danh vua Hùng - Ảnh: Nguyễn Long |
Công đức là một việc
làm thể hiện thành tâm muốn đóng góp xây dựng di tích. Thành ý đó đáng được ghi
nhận và trong chừng mực nào đó cần tôn vinh. Chính vì thế, các cơ sở thờ tự
khác nhau thường có những hình thức đáp lễ người công đức. Ngoài những nơi dùng
lộc bánh trái, phiếu ghi công đức cũng là một hình thức ghi nhận công lao như
vậy. Nó còn có tác dụng giúp người quản lý quản lý số tiền công đức thập
phương. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự muôn hình vạn trạng này rất tự phát và
không hề có quy định chung từ phía Bộ VH-TT-DL. Việc “xưng danh vua Hùng” như
trên, do đó dù rất phản cảm, tuy nhiên không chắc đã phạm luật khi quy định cụ
thể về hình thức của một phiếu ghi công đức phải có.
Cũng nói về quy định
và thực hiện quy định pháp luật, việc đưa vật thể lạ vào di tích do vẫn được
“lờ” đi trong nhiều năm, không bị phạt nên vẫn tiếp tục. Hòn đá lạ ở đền Hùng
chỉ là một trong nhiều ví dụ về các vật thể lạ như thế.
Chính vì vậy, nếu
không siết lại kỷ cương, pháp chế trong lĩnh vực VH-TT-DL, có lẽ sau đá lạ, ấn
lạ sẽ còn những vật thể lạ đáng lo khác.
Người của Bộ VH-TT-DL giới thiệu pháp sư
trấn yểm ?
Thanh Niên trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng. Thưa ông, có phải hòn đá được đặt trong thời kỳ ông công tác tại Ban quản lý không? Hòn đá đó đặt khi tu bổ lại di tích đền Thượng. Khi tu bổ phải làm lễ, các thủ tục tâm linh, pháp sư mới làm được. Khi pháp sư làm, để bảo đảm yên vị thì thấy phải có trấn yểm. Nên cái đó là mình làm chứ không phải nước ngoài yểm. Người đứng ra trấn yểm có tên là Nguyễn Minh Thông phải không, thưa ông? Ông ấy là pháp sư. Hiện ông này là Giám đốc Trung tâm ứng dụng văn hóa phương Đông. Lúc giới thiệu pháp sư về làm đền Hùng, các anh ở Bộ VH-TT-DL giới thiệu. Những người đó giới thiệu ông Thông với tư cách cá nhân hay tư cách của Bộ VH-TT-DL, thưa ông? Không phải tư cách của Bộ nhưng là những người có trách nhiệm, cá nhân cũng là những người có hiểu biết. Ông Thông là người đã giúp xây đền Mẫu rất linh thiêng. Ông còn tìm huyệt đạo để xây đền Lạc Long Quân, phong thủy rất đắc địa. Đúng là khi xây dựng các công trình, theo tín ngưỡng dân gian thường có các nghi lễ tâm linh. Nhưng vấn đề là hòn đá lại được đặt ở di tích đặc biệt cấp quốc gia. Như vậy nó phải được phép, thưa ông. Đã làm tâm linh thì không thể bày vẽ hết các việc được. Báo chí mình cứ nói lung tung thế thì còn gì là tâm linh nữa. Anh em cứ giở khoa học ra thì còn gì là tâm linh nữa. |
Trinh Nguyễn
Nguồn: Thanh Niên
Nhận xét
Đề ngthij Cục di sản Bộ VHTT&Du lịch xem lại có nên để hòn đá này "YỂM" ở đây nữa hay không?
TỐT NHẤT LÀ "HOÀN BẢN CHỦ"