Hậu duệ Bác Hồ học Bác mãi vẫn không thuộc bài, càng học càng suy thoái

Hậu duệ Bác Hồ học Bác mãi vẫn 
không thuộc bài, càng học càng suy thoái

Đoàn Vương Thanh
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Ở nước ta, như nhiều tài liệu tổng kết của Đảng và Nhà nước, thì cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi vang dội, chủ yếu là thời cơ.
Thời cơ kết thúc đại chiến thế giới lần thứ hai, cũng là kết thúc chủ nghĩa phát xít, làm lung lay đến tận gốc chủ nghĩa đế quốc, đồng thời cũng là bài học của chủ nghĩa tư bản, để từ đó có thể rút ra những định lý, những nguyên tắc cải tổ, bảo đảm chủ nghĩa tư bản thoát khỏi nguy cơ “rẫy chết” như một số người cộng sản mong muốn, ngược lại, sau đại chiến thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa tư bản được giai cấp tư sản thế giới và hệ thống chính trị của nó thực hiện nhiều cải tiến, cải tổ cả về chính trị, tư tưởng lẫn kinh tế.

Về một góc độ nào đó, 50 năm qua, nghĩa là từ sau kết thúc chiến tranh thế giới lần hai, chủ nghĩa tư bản thể giới được phát triển tự thân và phù hợp với xu thế thế giới, trong khi chủ nghĩa xã hội, hay gọi là phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu có những rạn nứt không thể tránh khỏi. Từ năm 1956, bắt đầu bằng vụ “chính biến ở Hung-ga-ri” sau đó liên tiếp có những vụ xảy ra trong lòng cách nước “xã hội chủ nghĩa” Nhân dân lao động thế giới bắt đầu nhận rõ những “cộng sản độc tài”, “toàn trị” mà cái họ ủng hộ, hi sinh bảo vệ trước đó, đã bị phản bội.
Kết thúc đại chiến thứ hai vào năm 1945 cũng là thời cơ gần như có một không hai, chính Bác Hồ và một số đồng chí tiền bối của Đảng cộng sản đã “cướp” lấy thời cơ, khai thác sâu vào mâu thuẫn giữa một nước phong kiến nửa thuộc địa với đế quốc, chủ yếu là đế quốc Pháp, tập hợp nhanh chóng đội ngũ cách mạng, vừa xây dựng lực lượng vừa tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vè tay nhân dân.
Sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ của Cụ thực hiện ngay một nền dân chủ rộng rãi, thành lập và đi vào hoạt động thực chất của Mặt trân Liên Việt, thu hút nhiều nhân sĩ, trí thức từ nước ngoài về cộng tác và phục vụ cách mạng. Cụ và Chính phủ của Cụ rất đúng đắn khi trọng dụng nhân tài, tức là sử dụng tài tình các nhân sĩ trí thức mà sau đó nhiều người đã trở thành Anh hùng, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và đất nước. Thậm chí trong Chính phủ Liên hiệp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, còn có mắt cả những người đối lập như Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. Một số người của Quốc dân đảng (của Nguyễn Thái Học), của một số đảng phái khác đã được thu nạp bố trí là thành viên Chính phủ hoặc phụ trách các ngành quan trọng. Đó là Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, Bác sĩ Trần Duy Hưng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên…
Chính Cụ Hồ đã ký quyết định cho ra đời hai Đảng chính trị trong Mặt trận là Đảng Dân chủ do ông Dương Đức Hiền làm Tổng thư ký và Đảng Xã hội do ông Nguyễn Xiển làm Tổng thư ký. Hai đảng chính trị này đều có tôn chỉ mục đích, chính cương điều lệ của họ không hoàn toàn giống như chính cương điều lệ của Đảng Lao động (tức Cộng sản). Và nó cũng đã thu hút được các tầng lớp trung gian, trí thức, tiểu tư sản, thậm chí tư sản dân tộc chung lưng góp sức kháng chiến, sau này  là cuộc chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, đi đến giải phóng toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ đó, chúng ta vừa có độc lập, vừa có dân chủ tự do, bình đẳng, vừa có Mặt trận làm nhiệm vụ đoàn kết toàn dân, đồng thời cũng là thời kỳ “đa đảng”. Thời kỳ ấy được ghi vào lịch sử một sự đúng đắn về đường lối cách mạng của Đảng cộng sản.
Đảng cộng sản không cần có một điều nào ghi vào Hiến pháp mà vẫn được nhân dân và các đảng phái khác công nhận. Còn ngày nay, sau hơn nửa thế kỷ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 và sau gần 40 năm thống nhất nước nhà, chúng ta đã mắc một số sai lầm, gạt hai đảng chính trị khỏi Mặt trận, duy trì “độc đảng” và quyết sách nhiều vấn đề thuộc chủ trương đường lối của Đảng không còn phù hợp thời đại và lòng dân, nên chính Đảng đã làm mất lòng tin của dân chúng, những người đã hi sinh cả tính mệnh của cải của mình bảo vệ Đảng trong những lúc cam go nhất.
Nhân dân Việt Nam bây giờ, có người mạnh dạn nói, Đảng Cộng sản đã quên ơn nhân dân, đã đi theo con đường “tư bản đỏ” đã xa rời nhân dân, thậm chí có một số chính sách đẩy nhân dân về phía thù địch. Nghĩa là hầu như không còn dân chủ và tự do nữa. Nếu có còn dân chủ thì chỉ là “dân chủ hình thức” “dân chủ giả vờ” thực chất là tập trung quyền hành vào tay Đảng. Nhìn vào hệ thống chính quyền bốn cấp, nhân dân thấy rõ “nền dân chủ cộng sản Việt Nam chỉ là cái vỏ, thực chất là sự tập trung quyền lực vào một số người, gần đây là vào tay, những “nhóm lợi ích” không đại diện cho Đảng cũng không đại diện cho nhân dân.
Ví dụ, tại cơ sở xã, phường thị trấn, người lãnh đạo chủ chốt (có vài ba người) đều là “cánh hẩu” được “đảng cử và bắt dân bầu cho hợp lệ”. Mọi quyết sách tiếng là đưa ra HĐND hoặc Đảng bộ, nhưng thực chất là quyết định của Bí thư và chủ tịch cả. Lên đến cấp huyện, cấp tỉnh, và cấp trung ương cũng thế thôi. Quốc hội có đến 500 đại biểu (nay chắc còn 498) nhưng quyền hành nếu có của Quốc hội chỉ nằm trong tay UBTVQH, hay chỉ trong tay Chủ tịch Quốc hội mà thôi. Nhưng cơ quan quyền lực tối cao ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến, quyết sách của Bộ Chính trị trung ương Đảng, nhiều khi Bộ chính trị cũng chỉ là danh nghĩa, còn tập trung vào ông Tổng Bí thư và chung quanh ông là cả một tập thể thư ký không chức vụ rõ ràng nhưng quyền hành thì vô tận.
 Cụ Hồ đã dạy “có độc lập mà không có dân chủ tự do thì độc lập ấy không có ý nghĩa gì” Thực tế trong cuộc sống hiện nay, trên bất kỳ lĩnh vực nào của đất nước và xã hội đều bị coi nhẹ hoặc mất hẳn dân chủ, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện đều không có. Người dân không được “mở miệng”, không có tự do hội họp lập đoàn thể, không có “tự do ngôn luận”, tất cả báo chí phát thanh truyền hình hằng năm ngốn Ngân sách không biết bao nhiêu mà kể chỉ là để nói một chiều. Theo tôi nói một chiều cũng là một dạng của chính sách ngu dân, mà hồi đầu cách mạng tháng Tám ta lên án rất mạnh chính sách ngu dân của đế quốc đô hộ. Các nhà lãnh đạo hiện nay hãy bình tĩnh, sáng suốt suy nghĩ và có sự thay đổi phương thức một cách cần thiết trước hết là vì các vị, chứ chưa phải là vì dân đâu, cái “vì dân” là cái có sau.
 Tôi có nhận xét rằng, chúng ta chỉ hô hào học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, làm theo tấm gương đạo đức của Người, nhưng vì sao càng học càng không vào, càng học thì càng suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả đảng viên ở cấp cao. Càng hô hào dân chủ thì càng “độc quyền”, càng xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa thì càng băng hoại đạo đức, càng chống tiêu cực, chống tham nhũng, chống tội phạm thì các loại này càng phát triển tinh vi không thể tưởng tượngnổi.
Lòng dân bây giờ không yên, mà nếu có yên thì chỉ là bề mặt chứ thực chất họ đang mong muốn có thay đổi về cơ bản. Đối với dân chúng, thì ai lãnh đạo họ mà đem lại đời sống tự do, dân chủ, giữ được đất nước hòa bình, đời sống ngày càng được cải thiện, có đủ cơm ăn, áomặc, nhà ở, con cái họ được học hành tử tế, nên người, có nhiều người giầu có chính đáng, là họ ủng hộ và tin tưởng.
Điều này đơn gian thôi. Đơn giản nhưng rất khó thực hiện. Vì các nhà lãnh đạo phải hết sức công tâm, vừa có tài vừa có đức, coi trọng dân, lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mục tiêu phấn đấu cả đời./.
 Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
…………………………………………………………..
Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN,
ĐT 0166 83 83 020 và 0321 6295 440. Email: nguyenthanhhahy@gmail.com
Theo Quê Choa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.