Đại Hội VII - Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai

Tường thuật tóm tắt và bình luận 
Đại hội lần thứ VII 
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai


Quang cảnh Đại hội sáng 23/11.
Ảnh Phó Nhòm
Đại biểu dự Đai hội
Ảnh Công Thế
Chiều 22/11/2012, Đại hội khai mạc phiên trù bị để bầu cử Đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, Ban Kiểm tra tư cách đại biểu và bầu cử Ban chấp hành khòa VII. Có mặt tại đại hội đến phút chót là 79/105 hội viên, gồm các chuyên ngành: Văn học, âm nhạc, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, Văn nghệ dân gian, Múa, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số...

Đoàn chủ tich Đại hội được bầu 5 người. Ý định ban đầu là 5 vị trong BCH khóa 6. Nhưng nhạc sĩ Văn Bình, hiệu trưởng trường Văn hóa nghệ thuật kiêm phó chủ tịch hội có việc đột xuất nên thay th.sĩ Vàng Thung Chúng, chi hội phó chi hội Văn nghệ dân gian, người được dự kiến tham gia BCH khóa này. Từ 15 giờ, cuộc bầu cử BCH được tiến hành. Nói chung suôn sẻ. Hình như cái gì suôn sẻ quá cũng kém phần hấp dẫn? Kết quả vẫn nguyên 5 vị khóa cũ bổ sung thêm 2 người mới, một ông họa sĩ chi hội trưởng Mỹ thuật, một ông chi hội phó văn nghệ dân gian. Về hình thức theo cơ cấu chuyên ngành thì có vẻ đẹp. Chỉ tiếc là không có một mống nữ nào. 2 nữ sĩ được giới thiệu vào danh sách bầu cử trượt vỏ chuối tất...
BCH mới ra mắt ĐH. Có 7,
nhưng thiếu nhạc sĩ Văn Bình. 

Ảnh Phó nhòm

Sáng 23/11, Đại hội mời khách dự và "công diễn" theo đúng kịch bản đã chuẩn bị. Ban Thường vụ tỉnh ủy có ông Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, ông phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh và bà trưởng Ban Dân vận tới dự và chỉ đạo Đại hội. Ủy Ban toàn quôc LHVH nghệ thuật Việt Nam không lên được, ủy nhiệm cho họa sĩ Đỗ Ngọc Dũng, chủ tich Hội Văn nghệ Phú Thọ là ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp phát biểu chào mừng và tặng hoa. Nhà thơ Đỗ Thị Tấc chủ tịch Hội Văn nghệ Lai Châu và Lãnh đạo một số ngành liên quan trong tỉnh cũng có mặt.

Bản báo cáo tổng kết dài 17 trang, nhà văn đoàn Hữu Nam vốn không quen làm cái việc "vuông hòm sắc cạnh" của quan chức nên đọc có vẻ vất vả như viết một cuốn tiểu thuyết! Ông Sùng Chúng, phó Bí thư tỉnh ủy đọc lời phát biểu chỉ đạo để giúp các văn nghệ sĩ thấm nhuần tư tưởng chính trị, xác định được trách nhiệm sáng tác phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của tỉnh. 

Phó bí thư tỉnh ủy sau khi khen ngợi thành tích của hội 5 năm qua thì đồng thời cũng chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém của giới văn nghệ sĩ trong tỉnh. Trong đó đáng chú ý là "chưa sáng tác được những tác phẩm có giá trị lớn, ngang tầm nhiệm vụ chính trị của tỉnh và của đất nước". Cái khuyết điểm này mình đã được nghe các nhà tuyên giáo của Đảng đánh giá trong phạm vi toàn quốc cách đây dễ đến 20 năm. Nay vẫn được nhắc đi, nhắc lại. Mình cứ nghĩ: Không hiểu thế nào là "tác phẩm có giá trị cao ngang tầm nhiệm vụ chính trị...". Cái khái niệm này có vẻ trừu tượng quá. Văn học nghệ thuật xưa nay có nhiều cái lạ lắm. Có những tác phẩm một thời không những không được chấp nhận, thậm chí còn bị cấm đoán, ấy thể rồi vài chục năm sau lại được tôn vinh. Có tác phẩm được tặng giải cao sau một thời gian lại thấy nhạt dần và chẳng ai nhớ đến. Có tác giả vì "đứa con tinh thần" của mình mà bị vạ, phải vào tù ra tội nhưng sau lại được "giải oan", lại được đền bù bằng các giải thưởng văn nghệ, hay cho lưu truyền trong công chúng!... Thật chẳng biết đường nào mà lần. Cho nên biết đâu có những tác phẩm bây giờ bị hắt hủi, coi như không có giá trị thì sau này lại "có giá trị cao". Mà văn học nghệ thuật thì làm gì có đỉnh cao nhất? Có lẽ bởi sự sáng tạo là vô hạn. Cái sự đánh giá văn nghệ xưa nay nó thế!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.