Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử

6261. ĐI TÌM “ĐIỂN TÍCH” CÂU THÀNH NGỮ “CHỈ TẠI CẬU ĐÁNH MÁY”

Hình ảnh
ĐI TÌM “ĐIỂN TÍCH” CÂU THÀNH NGỮ “CHỈ TẠI CẬU ĐÁNH MÁY”   Tất cả những chuyện “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” ở xứ ta xưa nay, dù đứng sau nó, nguyên nhân trực tiếp là TIỀN, là GHẾ… nhưng thường có một kẻ đứng ra chịu tội tên là “CẬU ĐÁNH MÁY”. Câu chuyện về ăn kit xét nghiệm virus Wuhan rất phong phú và sôi động mấy hôm nay: nào là giá kit tăng do đâu? Có lần ngài BT Nguyễn Thanh Long giải thích là “do bận chống dịch nên chưa quan tâm”. Rồi tại sao WHO không công nhận bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á mà Bộ Khoa học & Công nghệ lại đưa tin WHO công nhận. Rồi sau đó thấy “động” laị rút bài xuống. Còn Bộ Y tế thì cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của doanh nghiệp này. https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bo-khcn-bo-y-te-cho-biet-kit-cua-cong-ty-viet-a-san-xuat-hay-o-dau-ra-986763.ldo?fbclid=IwAR1b7EE8SvwSskpxP5MPAzeUx_l8iFNcysviQfvH1Ubjr1aQUa3Ivj8ZajQ VV và VV… Tôi đồ rằng, chuyến này chắc không ít chuyện sẽ được đổ cho “Cậu đánh máy”. Vậy

6251. LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA CUỐN SÁCH VỀ MỘT NGƯỜI CHA

Hình ảnh
LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA CUỐN SÁCH VỀ MỘT NGƯỜI CHA   PNTB: Lịch sử bao giờ cũng là những bài học có giá trị cho tương lai, nếu nó được phản ánh trung thực, khách quan, không bị chìm lấp bởi ý chí chủ quan của những người đương cuộc.   Nhà báo Huy Đức giới thiệu cuốn sách của nữ PGS Cao Bảo Vân, dù chưa đọc sách tôi nghĩ, qua bài viết vẫn có thể có một cái nhìn tổng quan như thế! (Ngọc Dương)   *** Chỉ là cuốn sách của con gái viết về cha nhưng đọc kỹ và nhìn lại thì thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào được xuất bản ở Việt Nam trình bày lịch sử chiến tranh ở "bên thắng cuộc", cả về chi tiết và mức độ khái quát, hấp dẫn và có quy mô như thế.   Có lẽ, vì người cha ấy, tướng Cao Văn Khánh, là một vị tướng tài ba, vừa tham mưu ở tầm chiến lược vừa trực tiếp cầm quân ở những chiến dịch quan trọng nhất; ông nằm trong số rất ít các vị tướng đóng vai trò quyết định cho chiến thắng chung cục của QĐND VN trong cả hai cuộc chiến tranh: chống pháp và thố

6242. Tưởng niệm về Phan Khôi

Hình ảnh
Tưởng niệm về Phan Khôi Trần Duy [*] (Tư liệu do học giả Lại Nguyên Ân công bố) Phan Khôi (1887 - 1959) Tên ông Phan Khôi tôi được nghe lúc tôi còn học trường Trung học Khải Định tại Huế. Năm 1947-1948, tên nhà văn Phan Khôi lại đến với tôi trong một hội nghị văn hóa tại Hạ Hòa, Phú Thọ, sau đó là lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc. Năm 1949 tôi lại được ăn ở cùng lán với nhà văn Phan Khôi tại cây số 7 đường Tuyên Quang, là cơ quan của Hội Văn nghệ. Năm 1956-1957, một số anh em văn nghệ đề nghị nhà văn Phan Khôi giúp họ ra tờ báo Nhân văn mà ông làm Chủ nhiệm, còn tôi làm Thư ký tòa soạn. Đầu năm 1959 anh Phan Thao là con cả của ông báo tin cho tôi: Bác Phan mất! Tôi đến hôm liệm bác, anh Phan Thao nhấc tờ giấy đắp mặt và tôi được nhìn bác lần cuối cùng lúc 10 giờ sáng ngày 17 tháng 01 năm 1959. Năm thời điểm ấy của đời tôi cũng là năm dịp may tôi được tiếp xúc với một con người mà nhiều người đều biết, đều e ngại, đều cảm phục, và cũng là một tên tuổi mà trong chúng ta không