3641. Viện trưởng Viện KSND tối cao “im lặng” trước vi phạm pháp luật của cấp dưới?
Viện trưởng Viện KSND tối
cao “im lặng” trước vi phạm pháp luật của cấp dưới?
MINH HOÀNG/ 23/09/15 14:19
Trong vụ án này, kiểm sát viên Hà Thị Bích Thu đã có nhiều dấn hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ảnh HH |
PNTB: Thế này thì quá lắm rồi. Trắng trợn đến thế mà Viện trưởng Viện KSND tối cao vẫn đánh bài lờ thì nhân dân còn tin làm sao được cơ quan tư pháp này?! Mọi người có quyền nghi ngờ những khuất tất của vụ việc.
(GDVN)
- Căn cứ mà Viện KSND TP. Hồ Chí Minh dùng để truy tố bị cáo hoàn toàn trái
pháp luật, có dấu hiệu tội Truy cứu trách nhiệm hình sự người không phạm tội.
Bắt
giam, truy tố không có căn cứ
Ngày 05/9/2014,
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Cáo trạng số
393/CTr-VKS-P1 do Phó Viện trưởng Nguyễn Nhật Nam ký với nội dung truy tố bà Nguyễn Thị
Bạch Tuyết ra trước Tòa án nhân dân TP.HCM để xét xử về hành vi
“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4, Điều 139 Bộ luật hình sự.
Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã bác bỏ toàn bộ cáo trạng này của Viện kiểm
sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Do cáo trạng truy tố bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết không có căn cứ nên Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần trả lại hồ sơ để Viện Kiểm sát nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh "làm rõ các căn cứ truy tố".
Tuy nhiên, như thường lệ, mỗi lần nhận được yêu cầu của Tòa thì lãnh đạo
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lại "ngân" lên một điệp
khúc quen thuộc: "Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên
quan điểm truy tố bị cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Mặc dù,
cái gọi là "căn cứ buộc tội bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản" của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ
là một con số O tròn trĩnh.
Cáo trạng của
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khẳng định thế này: "Bằng
thủ đoạn gian dối, dùng dấu chữ ký trên chứng từ lệnh chuyển tiền bằng bản fax
và scan, từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/03/2012, Nguyễn Thị Bạch Tuyết với vị
trí Kế toán trưởng của Công ty L&M Việt Nam đã 51 lần fax và scan
lệnh chuyển tiền của Công ty L&M Việt Nam từ 2 Ngân hàng OCBC và Ngân hàng
UOB vào tài khoản số 086.10.00082.002 của Công ty Đại Hồng Tùng do Tuyết là
người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản để chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng
của Công ty L&M Việt Nam…".
AI sẽ chịu trách nhiệm trước việc buộc tội thiếu căn cứ của Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM? |
Và đây là căn cứ chính, duy nhất để khẳng định cáo trạng của Viện kiểm
sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh dùng để buộc tội bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết,
thiếu căn cứ này, vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" không diễn ra!
Tuy nhiên, như Báo
điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh
trước đó, Yee Lip Chee, Tổng giám đốc và Wong Kong Hee, Chủ tịch
Công ty TNHH L&M Foundation Specialist Việt Nam đều thừa nhận mình đã trực
tiếp ký vào các lệnh chuyển tiền.
Không chỉ thừa nhận trong các bản khai tại cơ quan điều tra, vị Tổng
giám đốc của công ty này còn khai rõ ràng, rành mạch trước Hội đồng xét xử Tòa
án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh rằng trực tiếp ký vào ít nhất 25 lệnh chuyển
tiền và các tài liệu quan trọng khác mà cơ quan điều tra khẳng định trong kết
luận "được bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết làm giả". Vị đại diện Viện kiểm
sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là bà Hà Thị Bích Thu đã nghe trực tiếp,
không sót lời nào.
Các tài liệu
này còn được cả Công an thành
phố Hồ Chí Minh và Bộ Công an giám định độc lập, kết luận là
không phải là tài liệu được ký, đóng dấu giả mà là tài liệu được ký trực tiếp,
đóng dấu thật bởi ông Yee Lip Chee,
Tổng giám đốc và Wong Kong Hee, Chủ tịch Công ty TNHH L&M Foundation
Specialist Việt Nam.
Như vậy là quá rõ, Nguyễn Thị Bạch Tuyết không làm giả các tài liệu, các
lệnh chuyển tiền và các hành vi "gian dối" như cáo trạng truy tố bởi
đơn giản: Không có các tài liệu được làm giả trong vụ án; không có các hành vi
gian dối nào được Viện kiển sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chứng minh do bà
Tuyết thực hiện.
Thế nhưng, thay
vì ra quyết định đình chỉ vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và ra
quyết định đình chỉ bị can Nguyễn Thị Bạch Tuyết về hành vi "Bằng thủ
đoạn gian dối, dùng dấu chữ ký trên chứng từ lệnh chuyển tiền bằng bản fax và
scan, từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/03/2012, Nguyễn Thị Bạch Tuyết với vị trí
Kế toán trưởng của Công ty L&M Việt Nam đã 51 lần fax và scan lệnh
chuyển tiền của Công ty L&M Việt Nam từ 2 Ngân hàng OCBC và Ngân hàng UOB
vào tài khoản số 086.10.00082.002 của Công ty Đại Hồng Tùng do Tuyết là người
đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản để chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng của
Công ty L&M Việt Nam…" theo đơn tố cáo của ông Yee Lip Chee vì nó
hoàn toàn không có căn cứ thì Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và
bà Kiểm sát viên Hà Thị Bích Thu lại đi làm điều ngược lại: "Giữ nguyên
quan điểm truy tố theo cáo trạng" khiến vụ án hết sức phức tạp, kéo dài,
dư luận và những ai biết về vụ án đều hết sức bất bình, công dân vô tội tiếp
tục bị giam oan.
Trong vụ án này, kiểm sát viên Hà Thị Bích Thu đã có nhiều dấn hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ảnh HH |
Việc làm này của Kiểm sát viên Hà Thị Bích Thu và người ký, chỉ đạo vụ
án trong ban lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã vi
phạm pháp luật nghiêm trọng, nó trực tiếp dẫn đến việc bắt, giam và truy tố
công dân vô tội. Việc làm này đã có dấu hiệu phạm vào tội: Tội truy cứu trách
nhiệm hình sự người không có tội!
Một chi tiết lạ lùng nữa cho thấy cả Công an, Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh hành xử hết sức tùy tiện là: Vụ án "lừa đảo chiếm
đoạt tài sản" được khởi tố, bị can Nguyễn Thị Bạch Tuyết bị khởi tố, bắt
giam và truy tố về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" bởi đơn tố
cáo của Yee Lip Chee, Tổng giám đốc và Wong Kong Hee, Chủ tịch Công ty TNHH L&M
Foundation Specialist Việt Nam nhưng hiện cả 2 vị này đã "cao chạy xa bay"
khỏi Việt Nam, thỉnh thoảng mới xuất hiện vài ngày một cách hết sức "bí
mật".
Wong Kong Hee thì "biến mất" khỏi lãnh thổ Việt Nam từ giữa
năm 2014 còn Yee Lip Chee thì "lặn" ra nước ngoài từ ngày 3/6/2015
khiến một vài người cần ông này trả lời các câu hỏi liên quan không tìm được.
Cũng không biết khi nào các "quý ông gian dối" này mới trở lại Viêt
Nam để chịu trách nhiệm, chí ít cũng có dấu hiệu phạm tội "Vu khống",
"khai báo gian dối".... mà căn cứ của nó là hết sức rõ ràng.
Việc biến mất của 2 "nhân vật chính" trong vụ án đã để lại một
hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp 2 ông "bị hại" gian dối này
không được áp giải đến tòa để khai báo, làm rõ trách nhiệm cũng như lãnh hậu
quả về lời tố cáo hết sức thiếu căn cứ của mình thì vụ án sẽ không có bị hại.
Vụ án sẽ "đẻ" ra thêm một vụ án nữa là vụ: Án oan!
Bất cứ ai trong nghề cũng thấy có gì đó rất bất thường của những cán bộ
có trách nhiệm tại Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh. Lẽ thường tình khi anh tố cáo ai đó thì anh sẽ phải chịu trách nhiệm
trong trường hợp lời tố cáo của anh là không đúng, gây hậu quả cho người khác,
có nghĩa là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong trường hợp này phải tạm
dừng xuất cảnh đối với Yee Lip Chee, Tổng giám đốc và Wong Kong Hee, Chủ tịch
Công ty TNHH L&M Foundation Specialist Việt Nam cho đến khi vụ án ngã ngũ
với bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, không có tài liệu nào cho thấy là cả 2 ông "bị hại"
gian dối đứng đơn tố cáo vu vơ này bị cấm xuất cảnh và cả 2 ông đã ung dung ở
nước ngoài nghe ngóng, trong trường hợp "có động" thì không trở lại
Việt Nam làm gì vì "lành ít dữ nhiều" - ít nhất là đến lúc này. Điều
này là hết sức bất thường!
Có nhiều bằng chứng cho thấy Yee Lip Chee "biến" khỏi Việt |
Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình "im lặng" khó
hiểu?
Hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh và kiểm sát viên Hà Thị Bích Thu trong việc bắt, tạm giam và truy
tố bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" khiến
dư luận hết sức bức xúc.
Nhiều bài báo đã được đăng tải, nhiều đơn thư, công văn đã được gửi đến
ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhưng đến nay
ông Viện trưởng vẫn chưa có một động thái nào tích cực để xem xét đến những dấu
hiệu sai phạm của vụ án trong khi công dân đã bị tạm giam hơn 600 ngày, vẫn
chưa có chỉ đạo làm rõ sự việc cũng như lắng nghe tiếng nói của công luận.
Phải chăng chỉ khi để lại hậu quả là những vụ án oan "chấn động dư
luận" thì ông Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao mới vào cuộc?
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi và thông
tin đến bạn đọc về vụ án này.
Minh Hoàng/ GDVN
Xem thêm:
Nhận xét