Bài đăng

5928. KÝ ĐẠO LUẬT VỀ TÂY TẠNG VÀ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI THAY ÔNG MATTIS NGAY TỨC KHẮC, ÔNG TRUMP QUYẾT LIỆT CHƯA TỪNG CÓ

Hình ảnh
KÝ ĐẠO LUẬT VỀ TÂY TẠNG VÀ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI THAY ÔNG MATTIS NGAY TỨC KHẮC, ÔNG TRUMP QUYẾT LIỆT CHƯA TỪNG CÓ Trần Đình Thu Ông Trump và ông Shanahan Đạo luật về Tây Tạng đã được hai viện Mỹ thông qua và Tổng thống Trump đã nhanh chóng ký cho phép thực thi. Hiệu quả thực tế của đạo luật này là mở cửa cho Tây Tạng giao lưu với thế giới. Tây Tạng sẽ không còn bị giam lỏng nữa và dĩ nhiên thường thì sau khi được tháo cũi sổ lồng, những điều bất ngờ sẽ đến rất nhanh. Tây Tạng vốn là một nước độc lập có lịch sử lâu dài, bị chính quyền Trung quốc xâm chiếm cách nay gần 70 năm. Sau khi bị xâm chiếm, chính phủ Tây Tạng phải lưu vong qua Ấn Độ còn người dân Tây Tạng thì bị đàn áp dã man và bị cắt đứt với phần còn lại của thế giới văn minh. Hiện nay việc đến thăm Tây Tạng là một việc khó khăn đòi hỏi phải có giấy phép đặc biệt.

5927. Những lời cuối cùng nó viết cho mẹ nó

Hình ảnh
Những lời cuối cùng nó viết cho mẹ nó   Một tử tù đang chờ thi hành án, anh cầu xin một điều ước cuối cùng là một cây bút chì và một tờ giấy. Sau khi viết một vài phút, anh nhờ nhân viên bảo vệ nh à tù gửi giúp bức thư này cho người mẹ ruột của mình. Thư viết: Mẹ, nếu có công lý trong thế giới này, con và mẹ nên bị kết án từ hình cùng nhau. Mẹ cũng có tội như con vì những gì con đã làm. Mẹ hãy nhớ lại đi, khi con ăn cắp chiếc xe đạp của thằng bé gần nhà. Mẹ đã giúp con giấu chiếc xe đạp đó đi để bố không nhìn thấy nó. Mẹ có nhớ lần con lấy trộm tiền từ ví của người hàng xóm không? Mẹ đã đi siêu thị mua sắm cùng với con. Mẹ có nhớ ai đã bênh vực con khi con cãi lại bố đến nỗi bố phải bỏ đi không? Bố chỉ muốn sửa dạy con vì con đã gian lận trong bài thi và cuối cũng là con phải bị đuổi học.

5926. “CỦI GỘC” ?

Hình ảnh
“CỦI GỘC” ? Hôm nay 25/12/2018, khai mạc Hội nghị Trung ương 9. "BCH Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền" đối với ông Tất Thành Cang - ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM - vì những sai phạm "rất nghiêm trọng". Báo chí đưa tin. ....... Thành ủy TP.HCM có thông báo về việc ông Tất Thành Cang nghỉ phép từ ngày 17.12. 2018 đến ngày 3.1.2019 “…Chuyện này là bình thường, lâu nay vẫn vậy. Lãnh đạo Thành ủy đi họp ở trung ương thì Thành ủy phân công người xử lý công việc chứ không có gì thay đổi…” (Tin Tây Nguyên 19/12/2018).

5925. Noel, Kể chuyện Thạch Sanh và Lý Thông

Hình ảnh
NOEL, KỂ CHUYỆN THẠCH SANH VÀ LÝ THÔNG Chu Mộng Long 24/12/2018   Vào thế kỷ 21, bà mẹ Việt Nam đã sinh ra 15 chàng trai khỏe mạnh với khát khao chinh phục thế giới. Nhưng 15 đứa con ấy cần được bồi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện thành tài. Nhà nghèo nên mẹ buộc phải cho những chàng trai ấy đi ở đợ cho Lý Thông. Lý Thông vốn tham ăn nên bóc lột kiệt cùng công sức lao động của các chàng trai. Các chàng trai chinh phục miếng cơm manh áo chưa nổi, huống hồ chinh phục thế giới. Thảm hại hơn, Lý Thông còn dạ y chúng cờ bạc, gái gú. Có đứa phải lao vào cờ bạc gây bao nhiêu tai tiếng. Nhưng Lý Thông thì không bị ảnh hưởng gì. Một hôm Thạch Sanh đặt vấn đề nuôi dưỡng và tài trợ cho các chàng trai. Lại còn thuê thầy giỏi dạy các chàng trai học tập, phấn đấu thành tài. Số tiền chi phí rất lớn do Thạch Sanh chi trả hết.

5924. DƯỢC SĨ NGUYỄN THỊ BÍNH - MADAME HOÀNG XUÂN HÃN - VỊ TRÍ THỨC THIÊN HƯƠNG

Hình ảnh
DƯỢC SĨ NGUYỄN THỊ BÍNH - MADAME HOÀNG XUÂN HÃN - VỊ TRÍ THỨC THIÊN HƯƠNG Tác giả: Kiều Mai Sơn Bà là một trong số hiếm hoi phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX, có bằng Dược sĩ hạng nhất tại Đại học Dược khoa (Paris - Pháp). Nếu hỏi người hàng phố, đa số đều biết đến hiệu thuốc Tây phố Tràng Thi mang tên "Pharmacie Hoàng Xuân Hãn". Đó vừa là hiệu thuốc vừa là nhà riêng của GS Hoàng Xuân Hãn mà người chủ hiệu thuốc là dược  sĩ Nguyễn Thị Bính.  Phụ nữ Việt Nam có bằng Dược sĩ hạng nhất trước Cách mạng tháng Tám 1945 là thứ hiếm. Khắp Hà Nội chỉ có dược sĩ Đỗ Thị Thao (74 phố Hàng Bạc), phu nhân Luật sư Phan Anh và Dược sĩ Nguyễn Thị Bính. Hai bà từng học trường Đại học Đông Dương rồi sang Pháp tu nghiệp để lấy bằng Dược sĩ hạng nhất. Luật gia Vũ Đình Hòe, trong một kỷ niệm về GS Hoàng Xuân Hãn kể: "Chị Bính và chị Thao theo khoa Dược, còn chúng tôi theo khoa Luật. Về Y - Dược, sinh viên nữ chỉ có hai người, nên được bọn sinh viên chúng tôi rất &q

5923. Phỏng vấn Chu Mộng Long về ngành dục.

Hình ảnh
PHỎNG VẤN CHU MỘNG LONG VỀ NGÀNH DỤC Bài của Chu Mộng Long Ông hàng xóm vừa sang nhà phỏng vấn nhà giáo Chu Mộng Long. Ông hỏi: - Ông có thấy nhục khi làm nhà giáo không? Tôi hiểu ngay vì sao có câu hỏi sốc đến tận óc ấy. Những sự vụ từ cô giáo quỳ, cô giáo giẻ lau, cô giáo đéo, cô giáo tát... diễn ra trong một thời gian ngắn làm xáo động cả xã hội ngang bằng với trận chung kết bóng đá. Tôi trả lời: - Nhục. Nhục lắm. Chỉ có những thằng chỉ biết vác mặt lên trời tự hào về thành tích giáo dục chưa bao giờ được như bây giờ mới không thấy nhục.

5922. ĐÃ CÓ HƠN 25.000 CHỮ KÝ ỦNG HỘ MINH OAN CHO BÁC SĨ HOÀNG CÔNG LƯƠNG

Hình ảnh
ĐÃ CÓ HƠN 25.000 CHỮ KÝ ỦNG HỘ MINH OAN CHO BÁC SĨ HOÀNG CÔNG LƯƠNG Ngày 28/11/2018 chị Thư vợ bác sĩ Lương bắt đầu kêu gọi xin chữ ký, đến nay đã có  25.373  người ký ủng hộ. Một vụ án kỳ lạ : - Hiện đã có hơn 15.400 người ký tay vào đơn kiến nghị việc Bs Lương vô tội - 18/18 gia đình nạn nhân gửi đơn đề nghị "Trả tự do cho Bs Lương" - Hơn 25 ngàn chữ ký điện tử kiến nghị "Minh oan cho Bs Lương" Vụ án này sẽ là 1 án lệ điển hình bởi các lý do như sau: 1. Sau 45 năm ngành chạy thận ở Việt nam, đây là vụ tai biến duy nhất nghiêm trọng có đến 9 người chết.

5921. Nhà báo Như Phong: “Dự Nhượng nhầm chủ” & đạo lý của người lương thiện

Hình ảnh
Nhà báo Như Phong: “Dự Nhượng nhầm chủ” & đạo lý của người lương thiện Tác giả: Nguyễn Đình Ấm Thời gian qua dư luận khen, chê nhà báo Như Phong khi đăng bài của tờ Thoibao.de của Đức phỏng vấn blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) phủ nhận Trịnh Xuân Thanh có tội và hai bài ông ca ngợi tướng Phan Văn Vĩnh khi ông này bị bắt giam, xét xử. Theo tôi đây là hành động tín nghĩa hiếm hoi, một kiểu “Dự Nhượng” thời nay. Nhà báo Như Phong vốn là phó tổng biên tập báo công an phụ trách tờ “an ninh thế giới” mang hàm đại tá. Không nhiều nhà báo có quyền uy như các nhà báo công an nói chung và Như Phong nói riêng. Bởi vì, chỉ riêng là công an thì quyền uy đã quá ghê gớm rồi lại thêm nhà báo thì quả là “quyền nghiêng thiên hạ”. Chính vì thế mà nhà báo Như Phong có nhiều bạn bè “hạng sang” trong giới quan chức nắm trong tay cơ man lợi ích: Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Phan Văn Vĩnh… và chính các quan chức này cũng cần những nhà báo “cỡ lớn” ủng hộ, phụng sự để tăng thêm

5920. Chém gió về chó nuôi

Hình ảnh
Chém gió về chó nuôi PNTB Xung quanh con chó mà cũng lắm chuyện phết. Ngày xưa ở làng quê người ta nuôi chó chủ yếu có hai mục đích. Một là những nhà khá giả thì nuôi để chống trộm, giữ của. Những nhà nghèo chả có của nả gì thì cũng nuôi chó, nhưng để nó dọn cứt cho mấy đứa trẻ, vì ngày ấy chưa có “toa let” hay bô, vịt cho trẻ con…  Bây giờ “thời buổi văn minh”, nhất là ở thành phố đa số nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường nên con chó ít phải làm nhiệm vụ coi nhà. Nhà giầu thì cửa đóng then cài chắc chắn, lại có thêm camera, các phương tiện an ninh điện tử. Bạn bè đến chơi không gọi trước, “lập trình” đàng hoàng thì không thể vào. Nhà nghèo cũng có cái bô cho trẻ, không bậy lung tung phải gọi chó dọn. Ở nông thôn đa số nuôi chó để bán cho những nhà hàng “cầy tơ bẩy món” phục vụ khách nhậu…

5919. Chuyện thương binh

Hình ảnh
Chuyện thương binh Tác giả: Nguyễn Thông   Sáng 10/12, hàng trăm thương binh  tập trung bên trong cổng Liên đoàn bóng đá Việt Nam  để mua vé ưu tiên.   Hai hôm nay (10 - 11.12), vụ thương binh (chẳng biết thật hay giả) “tấn công” trụ sở Liên đoàn Bóng đá VN – VFF trên đường Lê Quang Đạo ở Hà Nội khiến dư luận quan tâm đặc biệt. Không phải do máu đánh nhau, mà chỉ để… mua vé xem bóng đá. Máu thể thao hừng hực. Hồi xưa dùng xe tăng T54 húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập bắt tổng thống Sài Gòn đầu hàng thì nay dùng xe công nông tự chế tiến thẳng vào phòng làm việc của chủ tịch VFF khiến liên đoàn phải phất cờ trắng, van vỉ bộ tư lệnh thủ đô giải cứu. Công nhận thương binh kinh thật, thời nào cũng máu, cả đánh nhau lẫn xem bóng đá. 

5918. Dân chủ và Dân vận

Hình ảnh
Dân chủ và Dân vận  PNTB Nhân việc Trung ương chỉ đạo học tập trực tuyến chuyên đề năm 2019 “XÂY DỰNG Ý THỨC TÔN TRỌNG NHÂN DÂN, CHĂM LO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”, tôi trích đăng lại một đoạn trong bài viết của mình từ năm 2011 đã đăng tải trên Tạp chí Phansipang) DÂN CHỦ VÀ CÔNG TÁC DÂN VẬN … Phải khẳng định ngay rằng, không ai có thể làm được công tác dân vận một khi không thực hiện tốt những vấn đề dân chủ. Trở lại bài báo Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15/10/1949 ta thấy, trước khi nói về nội dung, phương thức, chủ thể làm công tác dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu vấn đề Dân chủ ra như một điều kiện tiên quyết. Nghĩa là KHÔNG CÓ DÂN CHỦ THÌ KHÔNG THỂ NÓI VỀ DÂN VẬN.

5917. Mắm tép - Văn hóa ẩm thực Đồng bằng sông Hồng

Hình ảnh
MẮM TÉP – VĂN HÓA ẨM THỰC ĐB SÔNG HỒNG ! PNTB Quê mình ở vùng Đồng bằng Sông Hồng có món Mắm tép độc đáo. Dù lên Miền núi, xa quê đã quá nửa thế kỷ, nhưng nay bà xã quyết định làm món này, để “nhớ hương vị quê hương”. Gọi là Mắm tép nên vật liệu chính là con tép, một “nhân vật” trong bài ca dao nổi tiếng: “Bà Còng đi chợ trời mưa/ Cái Tôm, cái Tép đi đưa bà Còng…” Công thức làm Mắm tép gồm:

5916. Nguyễn Quang Thiều: 14 điều nghĩ về bóng đã Việt Nam thời Park Hang Seo

Hình ảnh
14 ĐIỀU NGHĨ VỀ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM THỜI PARK HANG SEO Nhà văn Nguyễn Quang Thiều (PNTB): Đọc bài này mình ước gì Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Giáo dục… Việt Nam cũng được như Bóng đá. Và rất thích nhận định này của Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “ Bóng đá lại cho thấy một sự thật là: một tập thể có trí tuệ, có khát vọng, có ý chí cộng với sự dẫn dắt đúng sẽ mang lại thành công. Nhưng một tập thể có trí tuệ, có khát vọng, có ý chí mà không có sự dẫn dắt đúng thì cuối cùng vẫn thất bại.   Tôi thực sự tin vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam bắt đầu từ Giải U23 châu Á. Người hâm mộ VN vẫn luôn yêu đội tuyển từ trước đến nay, nhưng có lẽ lần này mới là lần họ thực sự tin vào sự phát triển của bóng đá cho tương lai.  Nhân đội tuyển VN chuẩn bị cho cuộc chiến giành ngai vàng khu vực, tôi suy nghĩ mấy điều theo cách nhìn cá nhân tô i về bóng đá VN.  1/ Sau 3 giải đấu liên tục trong một năm kể từ “cuộc chinh chiến” trên đất Thường Châu trong gió tuyết cho tới trước trận

5915. HÀN QUỐC CHỐNG THAM NHŨNG

Hình ảnh
HÀN QUỐC CHỐNG THAM NHŨNG (PNTB) - Thể chế nào cũng có tham nhũng, nhưng kiểm soát tốt quyền lực thì tham nhũng ắt sẽ giảm. Ngoài “cái lồng lập pháp” có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc còn dùng trực tiếp sức mạnh của nhân dân.

5914. VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG: CẨN ĐƯỢC XEM XÉT THẬN TRỌNG

Hình ảnh
VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG: CẦN ĐƯỢC XEM XÉT THẬN TRỌNG PNTB:  Nguyễn Ngọc Dương Lâu nay cứ nghe người ta xôn xao việc một số người xây biệt phủ trên rừng phòng hộ ở Sóc Sơn trong đó có biệt phủ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương. Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình, hay nói cách khác thông tin chưa đầy đủ, hoặc “thày bói xem voi”, nên tôi và không ít người mắc bệnh “lên đồng tập thể”, đã có ác cảm với Việt phủ Thành Chương cùng chung với những người xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn. Trường hợp Việt phủ Thành Chương không phải ngẫu nhiên mà nay có ý kiến của nhà chức trách “ có thể được cho tồn tại vì công trình mang bản sắc văn hóa dân tộc” . Gần đây, tôi đã nắm thêm được những thông tin về Việt phủ Thành Chương, không phải như người ta vẫn vơ đũa cả nắm, và nghĩ rằng, nếu mình vô tình có thể dẫn đến nhận thức vàng thau lẫn lộn. Việt Phủ Thành Chương hoàn toàn khác với Biệt phủ Mỹ Linh và nhiều trường hợp khác, ít nhất là Việt Phủ Thành Chương xây trên đất tr

5913. Phát minh khoa học của "Tiến sĩ".

Hình ảnh
PHÁT MINH KHOA HỌC CỦA “TIẾN SỸ” Truyện ngắn: Trần Kỳ Trung Ông có bằng “Tiến sỹ”, làm Chủ tịch tỉnh... nhưng hình như thiên hạ không phục, bởi nhiều lẽ. Bằng “Tiến sỹ” của ông có nhiều nét “ngờ” lắm!!! Thường muốn có bằng Tiến sỹ, thời gian “thọ giáo” ít nhất cũng phải bốn năm, đó chưa kể, ngoài chuyện phải tốt nghiệp phổ thông rồi học đại học, rồi phải qua Thạc sỹ mới đến “Tiến sỹ”. Đằng này, ngay bằng tốt nghiệp phổ thông của ông, người ta nghi ngờ rằng “...Chưa tốt nghiệp”. Vì truy trong danh sách học sinh tốt nghiệp phổ thông của trường ấy, năm ấy không có tên ông. Đến bằng “tốt nghiệp đại học” lại lòi tói ra ông học “Đại học tại chức” cùng năm ông học trường “chính trị cao cấp”. Người ta đặt câu hỏi: Ông vừa lãnh đạo, cùng một lúc học hai trường “Đại học” thời gian đâu? Ông gân cổ phản bác:   - Tôi là người thông minh, làm việc rất khoa học, có thể cùng một thời gian, vừa làm việc, vừa hoàn thành hai bằng “đại học” !!!   Ông nói thế thì đến “

5912. Chuyện lớn hơn cái tát

Hình ảnh
Chuyện lớn hơn cái tát Tác giả: Phạm Quang Long Đáng lo hơn nhiều lần chuyện cô giáo trừng phạt học trò là tìm ra cách ứng xử phù hợp với một hành vi mà theo tôi không hề nhất thời và bột phát. Tôi không té nước theo mưa hay như có người bảo giờ đã rút chân ra khỏi vòng rồi, nói thế nào chả được. Tôi muốn bàn đến chuyện này một cách nghiêm chỉnh. Không ít người đã lên án ngành giáo dục bằng những lời lẽ phẫn nộ. Điều ấy đúng nhưng chưa công bằng. Giáo dục không phải là một vương quốc riêng. Nếu giáo dục (cũng như văn hoá) làm được tất cả những điều tốt đẹp, chống được tham nhũng, ngăn được sự tha hoá của con người... thì những ngành khác nên nghỉ khoẻ, chỉ để lại hai ngành này thôi. Nói thế để thanh minh rằng có một ông Bộ trưởng giỏi hơn ông Nhạ mười lần bây giờ cũng không giải quyết được những căn bệnh trầm kha của giáo dục hiện nay. Nhưng ngành vẫn phải phấn đấu để loại trừ những cái xấu, cái ác là chuyện đương nhiên vì đó là nhiệm vụ xã hội đã giao cho ngành.

5911. TỘI ÁC CỦA SAO ĐỎ, CỜ ĐỎ: TRỜI ĐÁNH KHÔNG CẦN TRÁNH BỮA ĂN

Hình ảnh
TỘI ÁC CỦA SAO ĐỎ, CỜ ĐỎ: TRỜI ĐÁNH KHÔNG CẦN TRÁNH BỮA ĂN TS Chu Mộng Long   Đội Sao đỏ - nỗi ám ảnh của học sinh Tôi vào lớp đúng 7 giờ sáng, thấy sinh viên đang ăn bánh mì hoặc xôi. Hiển nhiên thấy tôi, các sinh viên đó giật mình và vội vàng giấu thức ăn xuống gầm bàn. Tôi cười: - Các con cứ ăn tự nhiên. Vừa ăn vừa học cũng được, ngoại trừ ăn những món có mùi và không được xả rác. Ở các nước văn minh, học sinh vừa ăn vừa học vẫn giỏi. Sinh viên của tôi vẫn không dám lấy ra ăn tiếp. Tôi hỏi vì sao thế, không ăn thì lấy sức đâu  mà học? Một sinh viên rón rén lấy mẩu bánh dở dang ra ăn tiếp và nói:

5910. Ở nhà chủ nhật: Dỗ vợ, dỗ con

Hình ảnh
Ở NHÀ CHỦ NHẬT: DỖ VỢ DỖ CON Tác giả: Chu Mộng Long Hè rồi vợ đi tập huấn phòng chống tham nhũng. Đi mấy ngày liền trông rất mệt mỏi. Tôi hỏi: - Học phòng chống tham nhũng thì phải hăng hái lên chứ trông thảm hại thế này em? - Hăng cái lồw - Vợ nói cụt lủn. Tôi định vả 321 cái tát cho nàng biết tội văng tục, nhưng ngẫm cũng hay. Tôi cũng chỉ mong nàng hăng cái lồw cho tôi nhờ chứ cứ tình trạng mỗi ngày học xong trông như xác ướp Ai Cập thì có lẽ tôi phải đi lấy vợ khác. Tôi chém gió đúng tinh thần môn học mà tôi đã từng học: - Đưa phòng chống tham nhũng vào nhà trường là chính sách đúng, sáng suốt. Khi toàn dân ta đều nhất loạt hiểu biết về tham nhũng để chống tham nhũng thì bọn tham nhũng sẽ hết đường sống. Hiện nay giáo viên tập huấn xong sẽ dạy lại cho trẻ em. Đang cập nhật vào chương trình học chính khóa. Tương lai mỗi trẻ em chúng ta sẽ trở thành một dũng sĩ chống tham nhũng.

5909. Sứ mệnh của người thầy

Hình ảnh
Sứ mệnh của người thầy TS Vật lý: Giáp Văn Dương ( PNTB:) Mấy hôm nay dư luận đang dậy sóng về cô giáo ở Quảng Bình bắt các em hs tát một bạn 230 cái vì sợ "mất điểm thi đua", và chính cô tát cái thứ 231, khiến cháu hs lớp 6 phải nhập viện. Đây không phải là hiện tượng cá biệt về sự hành hạ học sinh của giáo viên trong nền giáo dục VN hiện nay. Mấy chục năm nay, GDVN đang có vấn đề phức tạp, nhiều mảng tối, mà Quốc hội cũng mất nhiều thì giờ... Nguyên nhân ở đâu? Phải chăng chúng ta chưa có TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ?  Xin tham khảo ý kiến của TS Vật lý Giáp Văn Dương viết về SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI THẦY.  ----------------------- Tháng 11 năm nay, bên những câu chuyện thường lệ về tình cảm thầy-trò, những người làm giáo dục và quan tâm đến ngành đổ dồn chú ý vào một câu chuyện vĩ mô. Đó là câu chuyện về triết lý giáo dục. Nó ở đâu, là gì, vì sao  tìm hoài chưa thấy ? Triết lý giáo dục là vấn đề đã được xới ra từ ít nhất mười năm trở lại đây, và được cho là nguyên n