Bài đăng

5812. NGƯỜI QUEN CỦA ...CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH KÊU CỨU !

Hình ảnh
NGƯỜI QUEN CỦA ...CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH KÊU CỨU ! Tác giả: Lê Nguyễn Hương Trà Từ 1979, hai vợ chồng ông bà Lâm Hồng Long và Phạm Thị Tính nhiều lần gửi đơn đến các cấp chính quyền, cũng như thư cho chủ tịch nước và VP Chính phủ v/v hợp thức hóa căn nhà số 43 Bis An Bình (phường 6, Quận 5, Tp.HCM) mà gia đình cư ngụ 42 năm nay theo nghị định 61/CP; nhưng vẫn chưa được giải quyết! Ông Long (1926) người Việt gốc Hoa ở Bình Thuận, tham gia kháng chiến chống Pháp và tập kết ra Hà Nội sau hiệp định Geneve; trở thành phóng viên ảnh thời sự của Thông tấn xã Việt Nam. Hàng trăm hình ảnh Hồ Chủ tịch đang được sử dụng rộng rãi trong hệ thống sách giáo khoa cũng như các tư liệu, tuyên truyền, bảo tàng v.v… là do ông Lâm Hồng Long chụp. Như Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, Bác Hồ với các anh hùng dũng sĩ miền nam, Bác Hồ tặng hoa cho Mẹ Suốt, Bác trồng cây đa ở Ba Vì… đặc biệt nổi tiếng là bức Bác Hồ bắt nhịp bài ca kết đoàn.

5811. KẺ SĨ KINH BẮC

Hình ảnh
KẺ SĨ KINH BẮC Hồ Hoàng / 29.03.2017   GS. Trần Đức Thảo và Thi sĩ Hoàng Cầm (bên phải). Kinh Bắc có hai người con kiệt xuất, cùng thời nhưng cuộc đời đầy tai ương bất trắc. Có thể hai người này là hai vết khắc sâu đậm của văn hóa Việt Nam hiện đại. Nghiệt ngã thay, cả hai ông đều là nạn nhân của những gì các ông theo đuổi; bị truy đuổi đến tận cùng bởi tài năng xuất chúng; bởi trung thành với chính mình. Cuối đời các ông đều được tặng thưởng những phần thưởng cao quý: Trần Đức Thảo được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội, Hoàng Cầm được giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật. 

5810.Anh Hờ Hờ

Hình ảnh
Anh Hờ Hờ Tản văn của Nguyễn Quang Lập (PNTB): Đọc Nguyễn Quang Lập tỉnh cả người -------------------- Sáng nay hết tiền, lò dò ra cột rút tiền, vừa đẩy cửa cabin ATM thì gặp ngay một người đàn bà chừng năm mươi tuổi. Chị nhìn mình cười cười, nói, chào nhà văn rồi cúi mặt bỏ đi. Nhìn mặt hơi quen quen nhưng không nhớ ra là ai, nghĩ bụng chắc là một blogger nào đó. Đỗ Trung Quân vẫn hay trêu mình, bác Lập có cả một trung đoàn fans hâm mộ tiền mãn kinh, đi đâu cũng gặp, ngồi đâu cũng gặp. Hi hi, nghĩ bụng chắc chị này cũng vậy. Về tới nhà mới nhớ ra đó là vợ anh Hờ Hờ. Ủa, vợ chồng anh Hờ Hờ vào Sài Gòn khi nào nhỉ?

5809. Điều gì thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam?

Hình ảnh
Điều gì thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam? Posted on   06/07/2018   by   The Observer Tác giả:  Lê Hồng Hiệp Ngày 30/6/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố đã khai trừ Đảng đối với cựu Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà và cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà vì đã có các “vi phạm nghiêm trọng”. Trong khi ông Hà chịu trách nhiệm về các vi phạm tại BIDV liên quan đến một vụ gian lận lớn tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ông Trà chịu trách nhiệm về một thỏa thuận mua bán doanh nghiệp mờ ám của MobiFone vốn bị cáo buộc gây thiệt hại cho nguồn vốn nhà nước. Liên quan đến vụ bê bối tại MobiFone, Ủy ban cũng đề nghị các cơ quan Đảng có thẩm quyền xem xét các biện pháp kỷ luật đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và người tiền nhiệm Nguyễn Bắc Son.

5808. “Cái vè thời đại” và câu hỏi

Hình ảnh
“Cái vè thời đại” và câu hỏi Tác giả : Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn và nhà báo Đức Hoàng ( KD) :  Đọc được bài viết của nhà báo Đức Hoàng, chủ đề “Câu vè và câu hỏi”, chợt nhớ cách đây mấy ngày mình đọc được trên FB bài “Cái vè thời đại” của Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Bài của nhà báo Đức Hoàng có lẽ nhân chuyên “cái vè” trên mạng FB mà đặt ra một vấn đề về “tính thời đại” của nó. Mỗi khi XH, hay thời cuộc có những điều bức bối, y như rằng Vè xuất hiện. Nó là sự “phản biện dân gian” để nói nỗi uất ức, u uẩn của người dân chăng? Sâu sắc, cay đắng và xót xa cho thân phận   Vì thế, chủ Blog xin đăng lại bài vè của Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, đây là quan điểm riêng của ĐMT, cùng bài báo của nhà báo Đức Hoàng. Ngôn từ bài vè có phần “phũ” như tính cách ông đạo diễn, nhưng vì là bài vè, nên chủ Blog không thể sửa ngôn từ, đành cắt hẳn một đoạn…   Title bài, chủ Blog xin đặt  1.Bài “Cái vè thời đại” Tác giả: Đỗ Minh Tuấn

5807. THẾ NÀO LÀ NHỤC?

Hình ảnh
THẾ NÀO LÀ NHỤC? (PNTB) - Các bạn báo chí nhà nước nên rút kinh nghiệm việc “xổ” chữ lên mặt báo theo xúc cảm riêng tư của mình. Các bạn hãy đọc bài này của một facebookers sẽ thấy lần sau có nên viết thế nữa không. Nói thêm, hồi đầu năm mình cũng đã có bài “ Như một thứ máu ”, phê bình các bạn báo chí viết: “ U23 Việt Nam đặt cả châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời”. Các bạn thì nhiều chữ rồi, nhưng đã là báo có 'số má' hẳn hoi thì nên nói năng cho có văn hóa chút nha.   NHỤC Fb. Do Duy Ngoc 28/6 Trong thể thao và đặc biệt là bóng đá, thắng thua là chuyện bình thường. Hôm nay anh có thể vô địch, nhưng ngày mai anh có thể chót bảng. Suy cho cùng, bón g đá cũng chỉ là một trò chơi. Đối với các cầu thủ, đúng là thua thì buồn chứ không có gì phải nhục. Họ làm gì phải nhục? Họ cũng đã hết mình trên sân cỏ, nhưng không thắng được thì thôi, cũng chỉ là cuộc chơi. Những danh thủ nổi tiếng vãn là những danh thủ, không ai chối cãi được. Thua bóng đá nhưng nước Đức vẫn l

5806. Hạ Đình Nguyên – Jean Paul Sartre của Việt Nam

Hình ảnh
Hạ Đình Nguyên – Jean Paul Sartre của Việt Nam Tác giả: Lê Phú Khải Ngày 4/7/2018 (PNTB): Một bài ghi chép đọc trào nước mắt. Được biết, ông Hạ Đình Nguyên đã từ trần vào 02 h 10 ngày hôm nay, 04 tháng 7 năm 2018. PNTB thành kính phân ưu cùng gia quyến và cầu mong linh hồn ông được siêu thoát miền cực lạc.    . Hạ Đình Nguyên (1943 - 2018) Hạ Đình Nguyên sinh năm 1943 tại Quảng Nam. Trước 1975, anh là sinh viên Ban Triết của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, đầy ước mơ và lãng mạn, như một tổ chức sinh viên thời ấy có tên là “Bừng sống”. Hạ Đình Nguyên đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng yêu nước, mơ đến ngày đất nước thống nhất, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, xóa bỏ đi chế độ Sài Gòn tham nhũng, xóa bỏ chế độ bầu cử độc diễn không sòng phẳng của các chính khách Sài Gòn... Nguyên cùng những bạn sinh viên thời ấy hòa mình vào đoàn quân náo nhiệt bãi khóa, tuyệt thực, xuống đường biểu tình, tấn công vào hàng rào kẽm gai và cảnh sát... Anh đã trưởng

5805. Giáo dục - cội nguồn của thành công và thất bại (2)

Hình ảnh
Giáo dục - cội nguồn của thành công và thất bại (2) XUÂN DƯƠNG / 06:00 04/07/18 Học sinh có thực sự là “trung tâm” trong hệ thống giáo dục quốc dân? Ảnh minh hoạ: TTXVN (GDVN) - Việc “Lấy người học làm trung tâm” là một “sáng tạo” nguy hiểm của giáo dục Việt Nam. Thứ ba, xác định vai trò trung tâm trong nhà trường Việc xác định đối tượng nào - người dạy hay người học - là trung tâm trong nhà trường gần đây được xới xáo tí chút, một số phát biểu, một số bài báo và ngôn từ trong một vài văn bản cho rằng phải xem “người học là trung tâm” trong nhà trường. Có cảm giác một số chuyên gia và cơ quan chức năng đang “phát minh” một “triết lý giáo dục” mới, đó là đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo thông qua việc “lấy người học là trung tâm”. Không cần phải là chuyên gia, chỉ cần là một nhà giáo bình thường cũng có thể thấy câu hỏi “Đối tượng nào là trung tâm trong nhà trường?” đã có câu trả lời từ hơn nửa thế kỷ trước.

5804. Vài ý kiến lạm bàn với giáo sư Lê Văn Cương

Hình ảnh
VÀI Ý KIẾN LẠM BÀN VỚI GIÁO SƯ LÊ VĂN CƯƠNG PNTB Sự sụp đổ của Liên Xô khiến bao người nuối tiếc. (Ảnh intenet). Thưa GS Lê Văn Cương, Ông là Thiếu tướng, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, một người nổi danh đất nước. Còn tôi chỉ là một người vô danh tiểu tốt, không học hàm, học vị…Nhưng muốn được trao đổi với ông, vì tôi ngưỡng mộ ông là người lâu nay có nhiều bài viết, phát ngôn thẳng thắn theo phong cách khoa học, được giới truyền thông quan tâm. Tất nhiên tôi nghĩ, khoa học là khách quan. Khoa học chân chính không phụ thuộc cả học hàm, học vị lẫn chức tước, quyền lực. Nó chỉ bị khuất phục bởi Chân lý. Mới đây tôi đã đọc kỹ lại bài viết của Giáo sư đăng trên các báo Vietnamnet, Văn hóa Nghệ An, Dân trí… từ 7 tháng 11 năm 2013, nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga, với tựa đề TẠI SAO LIÊN XÔ TAN RÃ? ( Xem ở đây ). Để trả lời cho câu hỏi tại tiêu đề bài viết, ông đã nêu ra những lý do khá thuyết phục: Đó là “ Sự tha hóa, biến chất ” của

5803. CÒN THỜI…HẾT THỜI…

Hình ảnh
CÒN THỜI…HẾT THỜI… PNTB   Biệt phủ của ông Trần Văn Truyền, nguyên Chánh Thanh tra Chính phủ (Dân trí) “Còn thời ỉa cứt có khuôn Hết thời lấy mặt làm trôn cho người” Hai câu thơ trên gần đây mình được biết đến lần đầu tiên trong một bài viết của nhà báo Nguyễn Tiến Tường. Đó là bài viết dựa trên cảm hứng về chia sẻ của Trương Châu Hữu Danh ở trang facebook của anh về việc ông cựu chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng bị “thằng dân” úp tô phở lên đầu. Chẳng biết hai câu trên có phải ca dao hay không, nhưng ngẫm ra, thấy nó thật chí lý. Một quan chức khi còn thời, đầy quyền lực, thì luôn sở hữu trạng thái kiểu “ỉa cứt có khuôn”. Đó là một trạng thái vô cùng sung sướng. Nói thật, chỉ những người bị bệnh viêm đại tràng mãn tính mới thấy hết cái hạnh phúc của những lần “ỉa cứt có khuôn”. Những lần hiếm hoi ấy nó lâng lâng, sung sướng vô biên, khác nào như đang lên tiên!...

5802. CÂU CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG SỰ CẢNH GIÁC KHÔNG CŨ

Hình ảnh
CÂU CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG SỰ CẢNH GIÁC KHÔNG CŨ (Mình được người bạn gửi cho bài này, đăng lên cho mọi người cùng đọc và suy ngẫm. Thanks). Đất nước chúng ta từng có vụ “nạn kiều” vào những năm 70 của thế kỷ 20. Lúc ấy giữa ta và Tàu rất căng thẳng. Nhiều người Hoa, dù đã sống lâu đời ở ta cũng được Tàu vận động treo cờ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông, vận động khai mình là người Tàu, mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ năm 1956… và vận động người Hoa biểu tình, vận động người Hoa trở về nước.

5801. ÔNG CỰU CHỦ TỊCH TỈNH GIA LAI BỊ DÂN ÚP TÔ PHỞ LÊN ĐẦU

Hình ảnh
ÔNG CỰU CHỦ TỊCH TỈNH GIA LAI BỊ DÂN ÚP TÔ PHỞ LÊN ĐẦU Ánh Liên (VNTB) Ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai (PNTB) - Đọc bài này, những ông “đương” các loại nên rút bài học, cố gắng “lãnh đạo” sao cho khi thành “cựu” không bị “thằng dân” úp tô phở hay bất cứ thứ gì đó lên đầu. Tất nhiên, nếu đã có nhà ở Mỹ rồi thì cũng không ngại lắm, cứ thoải cái mái đi, hưu một cái, phải bay ngay. Nhà báo Trương Châu Hữu Danh trong một chia sẻ cho biết, ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, khi ông đi ăn phở buổi sáng bên hông Cung Thiếu nhi, 'thằng dân cầm nguyên bát phở chậm rãi đến bên cụ, sau khi xác nhận đúng là cụ thì thằng dân ụp luôn bát phở lên đầu cụ.' Ông cựu Chủ tịch tỉnh vô liêm sỉ Nhà ông Phạm Thế Dũng ở Tăng Bạt Hổ kín như nhà tù và nhiều lần bị dân phá, lại thêm chuyện khi ông cựu Chủ tịch tập thể dục ở công viên thì bị vài 'thằng dân' ném đất và đá vào người kèm theo chửi thề. Hay câu chuyện, 'thằng dân'

5800. DẠY CÁI GÌ?

Hình ảnh
DẠY CÁI GÌ? PNTB Mấy hôm nay, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị trận thiên tai đầu mùa 2018, khiến nhiều vùng dân tình khốn đốn. Tất nhiên nó liên quan ít nhiều đến sự “THỨC DẬY” của đất đai, núi rừng, tài nguyên khoáng sản.… Trong khi đó, trên mạng cũng xảy ra “cơn bão” về đề thi Văn quốc gia Trung học Phổ thông. Nhiều bài viết phê phán, phân tích kỹ càng dựa trên lý luận văn học. Nhưng tôi, chả có lý luận gì sất, chỉ xin có một nhận xét là NỘI DUNG ĐỀ THI VỚI BÀI THƠ CHẢ ĂN NHẬP GÌ CUỘC SỐNG, VÀ THỰC TIỄN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY, vì nó được viết ra từ những năm 80 của thế kỷ trước. Không biết các bố dạy văn cho các cháu nhằm mục đích gì mà lại đưa ra việc ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG THIÊN NHIÊN NHIÊN của đất nước vào lúc này, khi mà những tiềm năng ấy đã “thức” lâu rồi, nó đã và đang bị khai thác cạn kiệt. Nó “thức dậy” không phải bằng tiềm năng, trí tuệ con người Việt Nam mà bằng TIỀN, VÌ TIỀN... Đất, Rừng, Biển, Tài nguyên Khoáng sản... còn mấy đâu mà phải “đánh thức”? Thậm chí đến

5799.Quan & dân

Hình ảnh
Quan & dân Tác giả: theo FB Nguyến Tiến Tường Ảnh: Biệt phủ Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Quảng Trị (VTC) Ảnh: Dân nơi mưa lũ Tây Bắc (VOV) . … Nhìn nhận đúng, nỗi đoạn trường của dân, có nguyên do trực tiếp hoặc gián tiếp của quan. Không xốn con mắt sao được khi cứ mỗi biệt phủ “lộ hàng” đi kèm với những bi kịch của dân. (Bình luận của Kim Dung):   XH này, tự lúc nào, giống hệt những trang văn học thời thụộc Pháp, sưu cao thuế nặng, dân bị bóc lột, quan chức thì tòa ngang dãy dọc, hưởng thụ các kiểu. Đạo lý XH thì xuống cấp. Trí thức thì cầu vinh. Trẻ con thì bị xâm hại….   Nhìn những thân thể co quắp trong mưa lũ Tây Bắc, thật sự bàng hoàng, chát đắng cho phận người. Trời xanh không mắt. Lòng dân đang ngổn ngang biến cố, đã lại hứng chịu tai ương. Trăm nỗi niềm, đều ụp xuống dân cả. Làm sao nói hết cay cực của dân trong vài con chữ. Nhất là dân nơi địa đầu sóng cả hoặc chốn rừng thiêng nước độc. Bao liếp nhà rách nát, tài sản quý giá độc mỗi nồi niêu

5798. CHỊ DẬU "TUỔI GÌ"

Hình ảnh
CHỊ DẬU "TUỔI GÌ" Chị Dậu à, chị chẳng khổ lắm đâu! So với các chị thời nay, em nói thật! Chị chẳng qua không đủ tiền nộp thuế Đành gửi con "đi ở" rồi, bán ổ chó non Nếu sống thời này chị sẽ đóng thuế nhiều hơn Vì ngày xưa chưa có "phí môi trường", "BOT thu giá" Chưa có luôn thuế VAT, thuế thu nhập (Nên bán chó đi chị đỡ phải "hao" nhiều) Nếu ngày đó lỡ đói mà ăn cắp ổ bánh mì Chắc cũng không đến nổi vào tù chị ạ Chị thấy không dưới thời "thực dân Pháp" Chị "tuổi gì" so với thời "độc lập - tự do"?

5797. Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Hình ảnh
Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã   (Hình minh họa của TTHN) Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó. Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau. Đăng đề tài đó thì có lợi gì, và cho ai? Toà soạn báo càng uy tín thì càng nghiêm ngặt trong việc chọn đăng bài. Vì vậy mỗi bài báo họ đăng đều có một thông điệp đằng sau đó chứ không hẳn là chỉ đăng tin.

5796. Giọt nước mắt muộn màng của Bí thư Thành ủy.

Hình ảnh
GIỌT NƯỚC MĂT MUỘN MÀNG CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY. (Bình luận của Trần Đình Huân) Những giọt nước mắt muộn màng, giọng nghèn nghẹn với những lời hứa của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân có vực lại  được lòng tin của người dân Thủ Thiêm? Có làm dịu được nỗi bất hạnh, những mất mát mà họ đã phải tự gặm nhấm suốt 18 năm qua? 

5795. Tại sao Liên Xô tan rã?

Hình ảnh
TẠI SAO LIÊN XÔ TAN RÃ? Duyệt binh của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô ở Quảng trường Đỏ. PNTB: Bài của PGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.     Những nguyên nhân sụp đổ Liên Xô và Đông Âu, dưới nhãn quan của ông tuy có hạt nhân hợp lý, nhưng đó mới là những  nguyên nhân trực tiếp . Có thể vì lý do nào đó, ông không đi đến cùng. -    Xét dưới góc độ triết học (phép biện chứng của Karl Marx) thì cần phân tích sâu hơn, tìm nguyên nhân sâu xa từ sai lầm về mô hình xã hội, thể chế chính trị, mô hình nhà nước… mà các Đảng Cộng sản đã thiết lập, không riêng có ở Liên Xô… dẫn đến những khuyết tật trong đảng  khi đất nước yên bình, đời sống khá giả...  như tham nhũng, mất dân chủ, độc đoán, chuyên quyền, coi thường quần chúng, để mất lòng dân...

5794. Chu Mộng Long - Chi 300.000 đồng/ người có thể xúi giục được bạo loạn, lật đổ chính quyền?

Hình ảnh
Chu Mộng Long - Chi 300.000 đồng/ người có thể xúi giục được bạo loạn, lật đổ chính quyền? Chu Mộng Long Ảnh minh họa Xem các clip bạo động ở Phan Rí, thấy có già trẻ, gái trai với một lực lượng rất đông tấn công cảnh sát cơ động. Cảnh sát cơ động không biết trước đó ứng xử thế nào, chỉ thấy khi bị đám đông tấn công mãnh liệt đã hoàn toàn bất lực và kết cục là giải giáp. Xe cộ của cơ quan công quyền bị đốt cháy và đổ vỡ nhiều thứ. Báo đài công bố kết luận điều tra, rằng thì là có sự xúi giục, kích động từ các thế lực thù địch bên ngoài. Điều này có thể. Nhưng cái nội dung bọn thù địch chi cho mỗi người chỉ có 300.000 đồng để cả một đám đông gây bạo loạn lật đổ chính quyền thì thật khó hiểu. Mấy hôm nay nghĩ mãi không ra cái lý của nó. 300.000 đồng thì sống được bao lâu mà dân Phan Rí nhận lấy để đánh cược sinh mệnh của mình cho một cuộc bạo loạn, lật đổ?

5793. ĐÂU LÀ GIẢ VÀ ĐÂU LÀ CHÂN? (*)

Hình ảnh
ĐÂU LÀ GIẢ, ĐÂU LÀ CHÂN? (*) Dao Tuan Anh Tôi xin dán bài của Nguyễn Thành Phong đăng trên Nhà đầu tư và bài trả lời của tôi để các bạn cho ý kiến. Theo tôi, chúng ta rất nên có những bài viết trao đổi ý kiến điềm đạm, có lí, có tình như thế này để cùng hiểu ra vấn đề. Đang chứng kiến lịch sử Sống trong những ngày này, ta có cảm giác mình đang chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, cả ở tầm quốc tế lẫn quốc gia! Ở tầm quốc tế, cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Kim Jong-un và Donald Trump là lịch sử. Trước đây một thời gian chưa xa, thật khó mà tin là sẽ có cuộc gặp này, diễn ra như cách thức thế này. Thậm chí, ngày 24/5/2018, Nhà trắng đã công bố bức thư của Donal Trump thông báo hủy cuộc gặp, tuyên bố “cơ hội bị bỏ lỡ”. Thế mà chưa đầy ba tuần sau, nó lại diễn ra và “thành công rực rỡ”. Kim Jong-un “bí hiểm” thế, giờ nói với Donald Trump, ví von như một nhà văn: Mọi người nhìn chúng ta gặp nhau, tưởng đang xem một bộ phim viễn tưởng. Xem xong phim viễn tưởng này, cả thế giớ