Bài đăng

5756. MỘT LẦN NGƯỢC NÚI…

Hình ảnh
MỘT LẦN NGƯỢC NÚI… Nguyễn Ngọc Dương  /PNTB LCĐT - Một lần, tôi và người bạn đồng hành lên một xã vùng cao trên tuyến đường nông thôn mới. Vừa đi vừa chụp ảnh hai bên đường. Khoảng 30 phút sau thì đặt chân tới một thôn nằm chót vót trên đỉnh núi. Không biết ở độ cao nào nhưng thấy trời mát dịu, không khí trong lành. Gặp một chàng trai dân tộc Dao đỏ. “Hai ông đi đâu đấy?”- chàng trai hỏi. “Chúng tớ muốn lên cao nữa để nhìn thấy cái “mâm xôi” ruộng bậc thang kia”. “Ồ, thế thì đi theo cháu lên trên ấy”. Thấy hai người ngần ngại, chàng trai biết ý, bảo: “Có đường bê tông, xe máy lên được mà”. Nghĩ bụng, bây giờ được leo núi bằng xe máy, ngày xưa ai mà dám mơ. Thế rồi chàng trai kia chạy trước, hai chúng tôi bám theo.

5765. CHUYỆN LÀNG VÃI ĐỤ

Hình ảnh
CHUYỆN LÀNG VÃI ĐỤ  Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi hội thánh đức chúa giời. Có hề gì? Mấy thằng đi theo cái hội đó đến cả bát hương tổ tiên chúng nó còn đập thì mấy câu chửi của hắn chúng nó có coi ra gì? Rồi hắn chửi cán bộ. Thế cũng chẳng sao: cán bộ cũng có cán bộ tốt và cán bộ đểu. Và cán bộ nào cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai l ên tiếng cả. Tức thật! ĐKM! Thế này thì tức thật! Đã thế, hắn chửi cái công trình đường sắt trên cao, khởi công từ cái thuở hắn chửa dậy thì, lún phún lông tơ. Giờ, hắn đã sang giai đoạn tiền mãn tinh, chim hai thứ tóc rồi mà cái công trình vẫn chưa đi vào hoạt động. Rồi hắn lại chửi tiên sư đứa nào làm mất cái bản đồ quy hoạch làng Vãi Đụ. Nhưng mà biết đứa nào đã làm mất? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả cái làng Vãi Đụ này cũng không ai biết…

5764. Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất'

Hình ảnh
Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất' 10 tháng 5 2018 Một người dân Thủ Thiêm khóc nghẹn trong cuộc họp với đại biểu Quốc Hội quận 2, TP Hồ Chí Minh chiều 9/5 Nhiều ý kiến cho rằng trong vụ Thủ Thiêm không chỉ tài sản, sinh kế, yên bình, tương lai, hy vọng, uy tín, mà niềm tin cũng đã bị đánh mất. Chiều ngày 9/5, buổi tiếp xúc cử tri trở thành buổi đối thoại giữa người dân Thủ Thiêm, quận 2, TP Hồ Chí Minh với các đại biểu Quốc hội. Buổi làm việc kéo dài hơn bảy tiếng dường như không đủ để người dân Thủ Thiêm mất đất bày tỏ uất ức dồn nén hàng chục năm qua. Những hình ảnh người dân khóc lóc, ngất xỉu trong buổi họp tràn ngập truyền thông trong nước chiều 9/5. Ranh giới quy hoạch dự án, công tác bồi thường, bố trí tái định cư có nhiều bất cập, chậm giải quyết đơn thư khiếu nại… là những vấn đề được người dân Thủ Thiêm đưa ra, báo chí trong nước đưa tin.

5763. Về Phản động

Hình ảnh
VỀ PHẢN ĐỘNG Phạm Lan Phương (Khải Đơn) Thêm chú thích Hồi mới vào nghề báo, một nhà báo trong nghề dắt tôi đến Thủ Thiêm, chạy xe máy qua đường Lương Định Của đầy đổ nát. Anh hỏi: “Giờ mình viết gì về nơi này?” - Là người mới ra trường, tôi về và trò chuyện để thảo luận đề tài. Những đàn anh trong tòa soạn nói: “Viết làm gì. Ở đó dân nhận tiền phản động rồi đi biểu tình thôi.” Vài năm sau, tôi nghe về Dòng Mến Thánh Giá và cái nhà thờ 178 năm tuổi ở Thủ Thiêm, và lại đề xuất đề tài. Một dặn dò khác được đưa ra: “Em phải cẩn thận với mấy chuyện tôn giáo. Bọn phản động tài trợ, cho mấy cái nhà thờ biểu tình.” - Đó là hồi những masoeur nữ ngồi tọa kháng không cho phá dỡ nhà thờ.

5762. Thủ Thiêm

Hình ảnh
Thủ Thiêm Có lẽ tra trên Gu gồ thời điểm này, Thủ Thiêm là từ nóng sốt nhất. Nóng cháy mạng. Thằng con tôi bình luận toàn dân đang quan tâm đến những gì đã và đang xảy ra ở Thủ Thiêm. Giống như người ta từng hồi hộp, lo âu, buồn đau theo dõi những thứ diễn ra ở tỉnh Thái Bình năm 1997, Tiên Lãng Hải Phòng năm 2012, Dương Nội Hà Đông năm 2013, Văn Giang Hưng Yên năm 2014, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở Hà Nội năm 2017... Những trang sử viết bằng đất thấm máu và nước mắt người dân cứ nối ngày một dày, không biết bao giờ mới chấm dứt. Tất cả đều xảy ra dưới chính thể treo câu slogan “của dân, vì dân, cho dân, do dân” được cả bộ máy cai trị tụng niệm hằng ngày. Đổ bao nhiêu xương máu cốt xóa được một đồng Nọc Nạn nhưng sau đó lại sinh ra muôn nghìn đồng Nọc Nạn khác.

5761. ĐỜI NGƯỜI - QUÁN TRỌ

Hình ảnh
Đời người âu tựa như quán trọ, tá túc vài hôm phút chạnh lòng? Thơ, là tiếng lòng của người thi sĩ. Khi kết hợp với thể thơ được dung luyện qua năm tháng cuộc đời, thì thơ có khả năng đưa người đọc thăng hoa. Bản thân thi sĩ, cảnh giới tinh thần của họ có lẽ cũng đã ngấm vào từng câu từng chữ, cho dù độc giả có cảm thụ được đến bao nhiêu, người thi sĩ cũng vẫn hạnh phúc trong những vần điệu của riêng mình. Sóng nước mênh mông, đời phiêu dạt Mây mù giăng kín chốn trần ai Ân ân oán oán muôn ngàn kiếp Đêm vắng lặng nghe tiếng thở dài.

5760. HẬN NAM QUAN

Hình ảnh
HẬN NAM QUAN Hoàng Cầm Một đêm giăng mờ lạnh lẽo. Tiếng tiêu nào trên ngàn xa văng vẳng trong sương. Trên một khu rừng gần Ải Nam Quan, chi chít cây cối, có một bóng đen vạch cây, rẽ lá tìm đường. Gần chỗ ấy, Nguyễn Phi Khanh bị giam trong một cái cũi lớn. Lúc đó đã nửa đêm. Bốn bề tịch mịch. Duy có tiếng tiêu vẫn réo rắt, não nùng. Thỉnh thoảng có tiếng mõ cầm canh xa xa. Hồi lâu, Phi Khanh hơi cử động và ngồi dậy. Phi Khanh: Đây biên giới hai nước thù đẫm máu; Đây Nam Quan... con mắt khép tình thâm Lối qua lại của một loài cuồng khấu Là Nam Quan... chua xót bóng nghìn năm. Đây Nam Quan, bốn bề sương lạnh lẽo, Hồn thuở xưa lay động bóng tinh kỳ Ai đi sứ nơi quê người lẽo đẽo Cỏ hoa rừng dâng lệ khóc phân ly?! Đây Nam Quan, những u hồn thấp thoáng Đứng đầu non, trông rõi bóng quê hương Đây Nam Quan, anh hùng xưa lảng vảng Trỏ sang Tàu, vẽ máu trên đường gươm. Đây Nam Quan, nơi tướng quân họ Lý Đuổi quân thù để cứu lấy dân sinh Lại phóng xá cho giống người

5759. Làm người đã khó, làm người Trung Quốc còn khó hơn…

Hình ảnh
Làm người đã khó, làm người Trung Quốc còn khó hơn… Trong Tây Du Ký hồi thứ 64, tác giả Ngô Thừa Ân đã mượn lời Đường Tăng để nói lên suy nghĩ của mình. Câu nói ấy, không rõ hữu ý hay vô tình, khi đối chiếu với Trung Quốc của ngày hôm nay, lại trở thành một “dự ngôn” chính xác đến lạ thường. Câu nói ấy là: “Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, chính Pháp nan ngộ; toàn thử tam giả, hạnh mạc đại yên”. Nghĩa là: Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, chính Pháp khó gặp; nếu được cả ba điều, thì may mắn lắm thay.

5758. Thưa Mẹ Việt Nam?

Hình ảnh
THƯA MẸ VIỆT NAM? Tác giả: Nguyễn Thị Tịnh Thy Hình minh họa (hình internet)   Mẹ ơi! Khi Cha nói với Mẹ rằng Ta là giòng giống của Rồng Nàng là giòng giống của Tiên sống với nhau hoài không đặng Sao Mẹ không nhắc Cha câu gừng cay muối mặn Sao Mẹ không trả lời Cha  Đi mô đem thiếp đi cùng đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo Khi Cha bảo Mẹ đem năm mươi con lên núi Sao Mẹ không trả lời Cha Lấy chồng thì phải theo chồng chồng đi đường rắn đường rồng cũng theo Khi Cha hứa với Mẹ nếu gặp khó khăn Nàng hãy cùng các con gọi to về biển Sao Mẹ không trả lời Cha Chúng ta thà no đói có nhau  râu tôm nấu với ruột bầu thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn

5757. Đối mặt với lương tri*

Hình ảnh
Đối mặt với lương tri* ĐĂNG BẢY / Thứ ba, 17 Tháng 4 2018 21:18   Lệ thường, khi đọc một tác phẩm văn học về đề tài đương đại, người đọc vô hình trung liên tưởng đến nhiều điều: na ná chuyện này mình đã thấy ở đâu, nhân vật nọ có nguyên mẫu nào trong thực tế đời sống, và từ những ẩn dụ, ví von, ngụ ý, tác giả có thái độ đúng hay sai, v.v... Tiểu thuyết  Cuộc cờ  của tác giả Phạm Quang Long với bốn trăm trang có lẻ do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành từ đầu năm 2018 đương nhiên nằm trong điểm ngắm ấy. Câu chuyện về dự án “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” ở một địa phương với những thành công và hệ lụy của nó đang là hiện thực ấm nóng. Diễn biến số phận của một dự án – từ nghị quyết, quy hoạch đến triển khai - dưới sự điều hành của giới chức sắc sở tại, đó là cả một cuộc cờ ly kỳ và gay cấn làm sao? Mà giới chức sắc đó được tác giả Phạm Quang Long kh

5756. LS Nguyễn Danh Huế hiến kế tổ chức ngày 30/4 từ nay về sau

Hình ảnh
LS Nguyễn Danh Huế hiến kế tổ chức ngày 30/4 từ nay về sau Tác giả: Nguyễn Danh Huế (PNTB) : Tôi thấy ý kiến của LS Nguyễn Danh Huế thật sự nhân văn, phù hợp đạo lý của Dân tộc Việt Nam, không mang hận thù đi theo mãi với thời gian, đặc biệt là đối với người trong một nước. Muốn đoàn kết dân tộc, hòa hợp dân tộc thì không nên khoét sâu vết thương đã mấy chục năm, khi con người đã qua mấy thế hệ, trái lại phải bằng mọi nỗ lực cả về lời nói và hành động thì mới mong có kết quả. (Bình luận của KD) :  Ủng hộ ý tưởng này của LS Nguyễn Danh Huế, một ý tưởng nhân văn - rằng chỉ có biểu tượng Hòa bình là trên hết, chỉ có tình thương của người Việt- máu đỏ da vàng với nhau- vì sự vững mạnh của dân tộc VN- là trên hết!. Các vị lãnh đạo có trách nhiệm cao nhất – nghĩ gì về lời đề nghị này? Nếu thật sự vì lợi ích QG, xin hãy lắng nghe con tim của mỗi người dân!

5755. Khi 'anh em' nói về câu chuyện hòa bình

Hình ảnh
Khi 'anh em' nói về câu chuyện hòa bình Ánh Liên Ảnh minh họa (VNTB) Những ngày kỷ niệm 30.04 năm nay đặc biệt trong tâm thức những người mong muốn sự hòa giải để tiến lên, trong bối cảnh Triều Tiên và Hàn Quốc cùng ngồi trò chuyện trở lại tại Bàn Môn Điếm như những người anh em, với nghi thức cổ truyền Cao Ly. Đặc biệt cũng là vì một phần vừa qua, Bộ sách Lịch sử 15 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn phát hành vào tháng 08.2017 đã thay cách dùng từ 'ngụy quyền Sài Gòn' trước đây bằng danh xưng 'Chính quyền Sài gòn', thay 'ngụy quân' thành 'quân đội đội Sài Gòn'.

5754. Thông báo của trang chủ

Thông báo (PNTB) Xin trân trọng cáo lỗi cùng bạn đọc, những người luôn dành tình cảm quý báu ghé thăm trang PNTB. Trong những ngày từ 28/4/2018 đến hết ngày 1/5/2018, do nghỉ lễ, có việc riêng nên trang PNTB tạm nghỉ truy cập bài vở. Sau đó trang lại tiếp tục cung cấp đến bạn đọc những tin bài... mà bà con mong muốn. Rất mong bà con thể tất.

5753. Soi gương...

Hình ảnh
Soi gương... Vội vội vàng vàng đến điểm hẹn, gã quàng chiếc áo thun rồi lên xe...phóng. Một nàng đẩy chiếc xe đạp hoa trên đường Nghi Tàm, hoa loa kèn chúm yếm xanh nõn. Gã dừng xe. Thấy hoa đẹp mà không dừng là thất lễ. Nàng bán hoa chúm chím cười. Gã hỏi: lúc nào loa kèn sẽ vén, xoè hoa? Nàng xoè cười: Qua hồ Tây anh nhòm xuống mặt hồ thì hoa của em sẽ nở. Hừ, ngớ ngẩn, nói mà chả hiểu gì cả, vô duyên.Có khi lại...tùng tục.

5752. Đánh giá khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7

Hình ảnh
Đánh giá khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7 Tác giả:  Lê Hồng Hiệp (Nghiên cứu Quốc tế) Ông Trần Quốc Vượng (hàng đầu, thứ hai từ phải qua).  Ảnh: internet (Bình luận của  KD) :   Một cách quan sát và phán đoán dựa trên phân tích của một nhà NC. Nhưng chính trường VN như bóng đá vậy, đầy yếu tố bất ngờ. Dù có nhiều khi thông tin vỉa hè râm ran và thực tế…. cũng đúng như vậy! Chả thế, đã có một định nghĩa, “bí mật ở VN là thứ bí mật dân tình ai cũng biết”  Điều quan trọng hơn, nhân sự mới có đủ tâm đủ tầm gánh vác việc QG hay không? Có thực tâm chống tham nhũng, lợi ích nhóm, vì QG hay không thôi? Chứ mãi khi nghỉ hưu mới làm người tử tế, thì QG đó đã nghèo mạt từ lâu!!  Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12 dự kiến ​​sẽ được triệu tập vào tháng 5 năm 2018. Hội nghị được cho là sẽ đưa ra các quyết định nhân sự lớn có tác động quan trọng tới triển vọng chính trị của Việt Nam, đặc biệt là Đại hội lần thứ 13 c

5751. Hủy-Tạo: Từ “giao hoan” và câu chuyện ngôn ngữ

Hình ảnh
Hủy-Tạo: Từ “giao hoan” và câu chuyện ngôn ngữ Jacques Lacan (1901 – 1981) Chu Mộng Long :   Nhà nghiên cứu phê bình Đặng Tiến ở Pháp có thắc mắc:  Tại sao các từ điển tiếng Việt hiện hành đều đồng loạt giải thích “giao hoan là cùng nhau vui vẻ” ? Bác mỉa mai: “Tôi ngạc nhiên mà cũng có hoang tưởng lén lút”. Hoang tưởng lén lút cái gì? Hiển nhiên là nghĩ đến quan hệ tình dục. Cách giải thích của từ điển như vậy ắt người nước ngoài học tiếng Việt dễ nhầm tưởng nghĩa-đang-sử-dụng của  giao hoan  là cùng nhau vui vẻ, giống như “liên hoan”. Mà không chỉ người nước ngoài, nếu một thanh niên bản ngữ tưởng từ điển là chuẩn, rất dễ bị ăn tát khi nói với cô gái nào đó, rằng “anh muốn giao hoan với em”. Một số học giả đặt hoài nghi, hay là tại thời điểm biên soạn từ điển, từ  giao hoan  không có nghĩa như hiện nay? Trong cảm thức của tôi, nghĩa gốc của  giao hoan  chỉ có thể là quan hệ xác thịt. Mà quan hệ xác thịt thì hiển nhiên là vui vẻ. Vui vẻ nhất trong mọi sự vui vẻ.

5750. NGƯỜI PHƯỜNG CHÈO LÀM CHỦ TỊCH HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HN

Hình ảnh
NGƯỜI PHƯỜNG CHÈO LÀM CHỦ TỊCH HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HN Tường thuật của Nhà văn Trần Nhương 19 -4 - 2018 TNc: Sáng nay 19-4-2018, tại khách sạn La Thành Đại hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tiến hành.Đại hội XII. Đây là đại hội đại biểu do 9 đại hội chuyên ngành bầu ra. Theo danh sách chừng 600 đại biểu nhưng đến họp chừng 500 đại biểu. Trên lễ đài có quốc kì, tượng Bác mà không có Đảng kì. Rất đúng vì đây không phải đại hội Đảng. Ngay từ phút đầu đã nóng. BTC dự kiến 7 vị ngồi chủ tịch đoàn gồm chủ tịch Bằng Việt, 3 chủ tịch hội con và một số quan chức HN. Đại hội ồn ào và đề nghị phải có đại diện 9 hội con lên ngồi đoàn chủ tịch cho oai. Thế là kê thêm ghế, chủ tịch đoàn thành 13 người. Ôi con số 13 như 13 vị thánh tông đồ. Nhà thơ Nghiêm Thị Hằng vốn có năng khiếu tâm linh bảo bỏ mẹ sao lại con số 13 nhỉ, rồi rắc rối to đây…

5749. Trở lại vấn đề của Đà Nẵng và của Bộ công an

Hình ảnh
Trở lại vấn đề của Đà Nẵng và của Bộ công an Tác giả: theo FB nhà báo Hoàng Hải Vân PNTB: Còn nhớ, ông Nguyễn Bá Thanh khi sinh thời được cả Đảng và Dân ca ngợi như thế. Giờ thì lại có chuyện này nọ... Thế thì chả biết đâu mà lần ! Tôi nhắc lại chuyện ông Nguyễn Bá Thanh không phải là ủng hộ việc “đào mồ” người chết ra mà xử tội. Tôi chỉ muốn nói, nếu như không làm rõ vai trò của ông Nguyễn Bá Thanh thì không thể thấy hết nguyên nhân sâu xa của vấn đề Đà Nẵng và khó có thể khôi phục lại sự hoạt động bình thường của Đảng bộ và Chính quyền Đà Nẵng sau khi triệt phá các tập đoàn tội phạm. Và điều này nữa, một đường dây mafia được che dưới bóng của những kẻ thoái hóa biến chất trong cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia như Tổng cục Tình báo Bộ Công an là vô cùng khó phá, bởi vì ngay cả các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng có thể bị những kẻ thoái hóa biến chất trong cơ quan này vu oan giá họa mà không có chỗ để thanh minh. Vì vậy, phá được đường dây này sẽ là khâu đột phá vào

5748. Tướng Vĩnh, tướng Hóa phạm tội: Chuyến tàu vét toa đen xấu xí

Hình ảnh
Tướng Vĩnh, tướng Hóa phạm tội: Chuyến tàu vét toa đen xấu xí Những ông tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hoá trượt ngã vào thời điểm khá điển hình Giờ đây, các cơ quan phòng chống tội phạm lại phải mài sắc vũ khí vừa để đủ sức đấu tranh phòng chống tội phạm ngoài xã hội, vừa phải dũng cảm, sắc bén phát hiện, loại trừ tội phạm ngay trong lực lượng, tổ chức mình... Những tháng ngày này, Bộ Công an đang cùng lúc thực hiện hai việc lớn, đang được xã hội đặc biệt quan tâm, theo dõi. Một là thực hiện Đề án một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hai là phát hiện đấu tranh sàng lọc, loại khỏi lực lượng những phần tử tiêu cực, tự chuyển hoá, diễn biến, lợi ích nhóm, thậm chí sa ngã đến mức trở thành tội phạm. Cả hai việc, theo nhận xét của người dân, đều thuộc hàng đại sự; về quy mô, mức độ, chưa từng diễn ra trong lịch sử ngành công an nước nhà. Giữa hai việc lớn này, dường như có mối liên hệ. Thực trạng bộ máy

5747. MINH ƠI!

Hình ảnh
MINH ƠI!   Tản văn của Trần Kỳ Trung PNTB: Tôi đã đọc bài này ngay sau khi nhận được quà tặng tập Tản văn Nhớ, Thương…và Hội An của Nhà văn Trần Kỳ Trung. Vẫn chỉ là một con người khi ai cũng gọi anh ta là “Thằng Minh Khùng”, thì trong con mắt tác giả là “Thằng Minh Tử tế” (một góc nhìn khác người: Nhân văn). Chữ “khùng” của người Hội An có vẻ gần giống với những chữ “hâm”, “gàn”… gì đó ở ngoài Bắc. Cái tốt, cái tử tế đã trở thành hiện tượng cá biệt, thậm chí “dị biệt” thì xã hội sẽ như thế nào nhỉ?... Con không phải là người lãnh đạo, chuyên lên truyền hình khoe giọng, càng không phải là đại gia thích phô phang giàu có, cũng không phải nhà văn, nhà thơ… lúc nào cũng tự hào viết thiên kinh, vạn quyển… mà đơn giản con, người Hội An, vẫn gọi: “Thằng Minh khùng”. Hỏi bất cứ người Hội An nào trong phố cổ, họ đều biết con. Riêng chú, chú không gọi con là “Thằng Minh khùng” mà chú gọi con “Thằng Minh tử tế”.