Bài đăng

5718. "TRUNG QUỐC XÂY DỰNG SU BI THÀNH TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
"TRUNG QUỐC XÂY DỰNG SU BI THÀNH TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH   Đá Su Bi (tiếng Anh: Subi Reef; Trung Quốc: 渚碧礁 ) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Thị Tứ khoảng 26 km về phía tây nam. Trung Quốc kiểm soát rạn v òng này từ năm 1988 đến nay. Đặc điểm: chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là khoảng 5,7 km, tổng diện tích 16,1 km2; bên trong là hồ diện tích 7,05km2, nơi sâu nhất 24m nơi rộng nhất hơn 3,7 km. Từ đầu năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 Trung Quốc gia tăng ồ ạt các hoạt động cải tạo đá Xu Bi thành hòn đảo nhân tạo rộng hơn 4km2, trở thành đảo lớn thứ 2 Trường Sa chỉ sau Vành Khăn và đã hoàn tất nhiều công trình tại đây trong đó đáng chú ý là một đường băng 3.250m x 55m, dài nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực Biển Đông và là sân bay ở gần sân bay Phú Lâm, Hoàng Sa nhất.

5717. “Nghề của mình buồn lắm phải không em?”

Hình ảnh
“Nghề của mình buồn lắm phải không em?” – Một giáo viên Tiểu học tại xứ Thanh đã tự sáng tác bài thơ “Nghề của mình” cực xúc động để gửi đến cô giáo Trường Tiểu học Bình Chánh bị phụ huynh bắt quỳ gối xin lỗi. Mới đây, cộng đồng mạng phát “sốt” với bài thơ tự sáng tác của một cô giáo trường Tiểu học Ngọc Khê 1, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Trên trang facebook cá nhân của mình, cô Lê Thị Huyền đã chia sẻ bài thơ “Nghề của mình” gửi tới cô giáo B.T.N – giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức (Long An). Trước đó vào ngày 28/2, tại trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức (Long An), do cô giáo N. áp dụng biện pháp xử phạt học sinh vi phạm nội quy bằng hình thức quỳ gối nên có một số em sợ không đi học, nên phụ huynh học sinh đã đến trường gây áp lực và bắt cô N. phải quỳ trước mặt mọi người. Cô Lê Thị Huyền, giáo viên Trường Tiểu học tại Thanh Hóa đã sáng tác bài thơ đầy cảm động

5716. CHÙM THƠ CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM VÀ 2 ĐỒNG NGHIỆP

Hình ảnh
CHÙM THƠ CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM VÀ 2 ĐỒNG NGHIỆP Trần Thị Lam / 11.06.2016 Bài thứ nhất: ĐỐI THOẠI LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ 1 - Lời nàng Âu Cơ Trần Thị Lam Lạc Long Quân chàng hỡi có hay Biển nổi sóng và lòng em quặn thắt Trèo lên đỉnh non cao để thu vào tầm mắt Những sông núi biển bờ từng ghi dấu đôi ta. Chàng đã đi biền biệt phía khơi xa Lời ước hẹn "khó khăn hãy gọi ta" chàng còn có nhớ Thiếp phận nữ nhi yếu mềm như cỏ Con dại cái mang muôn sự cậy nhờ chàng. Đất Phong Châu xưa kia mờ mịt khói Cam Tuyền Khi vận nước gian nan mà lòng người li tán Nhìn con cháu hôm nay lòng thiếp buồn vô hạn Dám mong chàng nhờ cậy bóng tùng quân. Nếu bão nổi lên từ phía biển Đông Tiếng trống Đống Đa có vang lên trong lòng hậu thế Ai buồn khổ với mưa nguồn chớp bể Ai vun vén riêng tư ôm giấc mộng kê vàng. Lạc Long Quân chàng ơi, thiếp ngóng trông chàng...

5715. Khỏa lấp

Hình ảnh
Khỏa lấp Thơ Vũ Đình Mai Sự tồn vong của hầu hết các loài Đều phụ thuộc vào giống cái Nên con trống thường đẹp hơn con mái Những dân tộc của loài người                  đã đi qua chế độ mẫu quyền thì phụ nữ phải má thắm môi hồng và lắm điều hơn nam giới

5714. VĂN HOÁ LỄ HỘI ĐỀN CHÙA

Hình ảnh
VĂN HOÁ LỄ HỘI ĐỀN CHÙA Tác giả:  Ngọc Dương Phạm Chùa Hương có phong cảnh hữu tình (Ảnh trên mạng) “Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy. Khi lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên. Khi lòng không từ bi thì quỳ dưới chân Thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông…lòng vẫn ác. Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cùng vẫn thấy bất hạnh”. (Nhà văn Nguyễn Quang Thiều" ( Ngọc Dương Phạm) - Chuyện chùa chiền, tâm linh tôi viết rất nhiều. Có lẽ, không còn ngôi chùa, đền, thắng cảnh tâm linh nào nổi tiếng ở Việt Nam mà tôi chưa đến tìm hiểu. Tuy nhiên, vẫn không thể nào lý giải nổi tâm lý của người Việt với vấn đề tâm linh.

5713. Chợ người

Hình ảnh
Chợ người VĐM Ruộng đất mất sạch rồi Công việc còn đâu nữa Đành phải ra chợ người Thi gan cùng mưa gió

5712. VƯỜN VẢI XƯA CÒN NHÒA LỆ MÁU

Hình ảnh
VƯỜN VẢI XƯA CÒN NHÒA LỆ MÁU Nguyễn Anh Tuấn Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc và nhà văn Hoàng Minh Tường  tai khu đền Lệ Chi Viên (TNc): Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, Hội chủ Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi Nguyễn Thị Lộ đã ra đi. Ông là người dồn hết tâm sức xây dựng các khu đền đài tưởng niệm Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ, từ Khuyến Lương, Thái Bình đến khu Vườn Vải thuộc  ở làng ĐạiLai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Tôi đã nhiều lần cùng ông về Vườn Vải đề góp phần truyền thông. Đầu xuân ông đi xa mà tôi không biết tin. Thương nhớ một người tử tế.. (NAT) Tôi lại về thăm khu di tích Vườn Vải (Lệ Chi Viên) - địa danh đã đi vào lịch sử ở một vùng quê Kinh Bắc xưa, nơi từng xảy ra một vụ án thảm khốc cách đây vừa tròn 570 năm mà cố Viện trưởng Viện sử học Việt Nam Trần Huy Liệu đã khái quát: "...và cái ngày đau xót không những cho Nguyễn Trãi mà còn đau xót cho cả dân tộc nữa là ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442) Nguyễn Trãi và cả ba họ đã bị giết bởi lưỡi dao oan nghiệt của

5711. Hiện tượng bí ẩn

Hình ảnh
Vớt được bọc vải trắng nổi lềnh phềnh giữa suối, thứ được phát hiện bên trong thật kinh ngạc Rốt cuộc bên trong bọc vải này là thứ gì mà có thể làm dân làng hoang mang tới vậy? Cách đây ít ngày, một vài người dân sinh sống ở Samui, Thái Lan bất ngờ vớt được bọc vải trắng khi đang đi dạo trên bãi biển. Mặc dù khá lo sợ vì hoàn toàn có thể bắt gặp những thứ kinh hoàng bên trong nhưng nhóm người này vẫn quyết định vớt bọc vải lên bờ. Bọc vải bí ẩn được người trong làng  tìm thấy sau khi dạt vào bãi biển Cảm giác đầu tiên khi cầm bọc vải này trên tay là khá nặng nhưng sau đó nỗi sợ hãi bắt đầu xâm chiếm lấy những người có mặt lúc đó bởi thứ bên trong đã dần lộ diện do mảnh vải đã bị thấm ướt. Ai cũng hốt hoảng khi thấy cái đầu của một con búp bê lấp ló bên trong. Nhưng liệu đó đã phải là sự thật hay chưa? Một chiếc đầu lấp ló sau lớp vải bị ướt khiến ai cũng giật mình Câu trả lời là chưa! Điều đó đã được khẳng định khi  bọc vải được mở tung. Hóa ra đó không phải búp b

5710. VỀ CÁI SỰ ĂN

Hình ảnh
VỀ CÁI SỰ ĂN Tản văn của Nguyễn Ngọc Dương   Có lẽ không có từ nào trong tiếng Việt lại có nghĩa phong phú như từ ĂN. Thực ra, ăn với nghĩa chung nhất chỉ là động tác nhai và nuốt. Nhưng từ ăn được ghép với nhiều từ khác để phản ánh những nét nghĩa khác nhau thì mất gần hết một mục nguyên âm “Ă” trong cuốn Từ điển tiếng Việt. Nào là ăn giỗ, ăn tết, ăn bám, ăn chặn, ăn báo cô, ăn bẩn, ăn của đút; nào là ăn chẹt, ăn chay, ăn độn, ăn đất, ăn cướp; nào là ăn hại, ăn kiêng, ăn dè..., nhiều lắm. Tuy nhiên trong bài này, người viết chỉ nói về cái sự ăn với nghĩa gốc của nó.

5709. Văn nghệ đầu năm: Ăn Tết thời sản

Hình ảnh
Văn nghệ đầu năm: Ăn Tết thời sản Posted on  Tháng Hai 19, 2018  by  chumonglong Ghi chép của Chu Mộng Long Kiệt tác của Francois Rabelais và tranh minh họa của Louis Icart French Viết về cái sự ăn mà không viết về cái sự ỉa là một thứ văn chương vô hậu. Bởi ăn và ỉa là một quan hệ biện chứng giữa đồng hóa và dị hóa. Cho nên, đại văn hào Pháp F. Rabelais đã phải cực tả  chủ nghĩa anh hùng Gargantua  bằng hình tượng những cục phân khổng lồ để chất vấn thứ văn hóa giáo điều Trung cổ, rằng người hùng ăn khổng lồ mà tại sao không được phép ỉa??? Ăn sung thì ỉa phải sung. Chất lượng ỉa đánh giá chất lượng ăn. Cũng như kinh tế học lấy sản phẩm đầu ra làm thước đo để nhập nguyên liệu đầu vào… Không biết ngày xưa ông bà ta ăn Tết thế nào. Có biết chăng chỉ là trong sách vở. Mà sách vở thì chỉ có đẹp đẽ, sung túc trở lên. Đến thơ Tú Xương cũng chỉ thấy sự sung túc, vì không thấy cụ Tú mỉa mai vào sự nghèo hèn.

5708. Lá phong đỏ năm thùy

Hình ảnh
LÁ PHONG ĐỎ NĂM THÙY Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh Chiếc lá phong đỏ năm thùy.  Miên bần thần bắt gặp lại cái sắc màu đỏ ối này ở đâu đó trong cuộc đời. Nhớ mãi không ra. Màu bông hoa chuối đỏ tươi sót lại sau trận B52? Một đám máu đỏ kịp ngấm vào cát trắng mùa hạ? Màu cờ đỏ rực ngày chiến tranh kết thúc? Chịu. Chẳng thể nhớ nổi màu lá phong đỏ chói chang ám dụ cái niềm vui hạnh phúc hay đổ vỡ mất mát nào khiến chị giày vò dai dẳng đến thế. Bất chợt từ phía sông Seine, một cơn gió ùa đến tốc tác thổi cắt ngang dòng ưu tư trĩu nặng của Miên. Cái sự liên tưởng sắc màu đỏ tươi ấy trôi đi rất nhanh, Miên không kịp dừng lại ngẫm nghĩ quá lâu ở một hình ảnh chiến tranh nào đó đã trải nghiệm. Có lẽ, Miên đi bên Hoàng bình yên, kí ức không dễ trỗi dậy trong buổi chiều Paris êm ả nhạt nắng. Lá phong đỏ tao tác rụng. Gió vun lá cồn lại. Tay xách giầy hêu hêu, Miên thả gót trần trên công viên Champ de Mars, đôi khi chị bước xục vào đống lá phong đỏ bị gió vun dồn lại. Hai bà

5707. THI SĨ THẢO DÂN

Hình ảnh
THI SĨ THẢO DÂN   Phiếm luận của Thái Sinh Ảnh chỉ mang tính chất minh họa Sắp đến Ngày Thơ Việt Nam (Rằm tháng Giêng), các nhà thơ lại thả những câu thơ lên giời (Giời là kẻ mù chữ). Trong số những nhà thơ ấy có bác Thảo Dân, dân cày dưới chân núi Hài. Bác Thảo Dân trở thành nhà thơ như thế nào là sự bí ẩn khiến lão Cò vô cùng ngạc nhiên. Lão đúng là kẻ dở người, Việt Nam là "CƯỜNG QUỐC THƠ" thì bác Thảo Dân trở thành thi sĩ thì có gì lạ? Lão Cò chưa kịp bưng bát cơm vừa xới ra, bỗng lão trợn tròn mắt khi trên ti vi giới thiệu những thi sĩ của Câu lạc bộ thơ Núi Hài. Lão dán mắt vào màn hình mà không thể tin nổi bác Thảo Dân trong bộ comple mới coóng giọng sang sảng đọc thơ. 

5706. KIẾP LUÂN HỒI

Hình ảnh
KIẾP LUÂN HỒI Truyện ngắn:  Mai An Nguyễn Anh Tuấn Gọi tên con gái đến lần thứ ba trong hương khói mịt mù, Thông như sụm người bên nấm mộ chưa xanh cỏ với nhiều vòng hoa trắng đã héo rụi. Tấm thân vạm vỡ rung lên trong những tiếng nấc quả không tương xứng chút nào với dáng vẻ võ biền, nếu như không bất chợt để lộ ra những múi mỡ đã tới thời kỳ chảy xệ ra trên cằm, dưới bụng khiến người ta phải thương hại... Hồi lâu như thế, khi tiếng chuông chùa thu không lơ lửng, Thông mới gượng đứng dậy, đi thất thểu vào làng.

5705. Táo mòn

Hình ảnh
Táo mòn Năm nay thực ra có một chút thay đổi về cách trình diễn nhưng về cơ bản thì nội dung và khung chương trình vẫn như cũ: kể ra các hậu quả yếu kém, những thứ thiệt hại, những bất cập và tồn tại trong mọi ngành, nghề và lĩnh vực. Và nó vẫn không có bất cứ giải pháp gì ngoài mấy lời khuyên bảo là từ giờ không như vậy nữa. Chấm hết. Ở đó, vị Ngọc Hoàng vẫn là vị “to nhất” trên thiên đình. Ở đó vẫn chỉ có vị trí độc tôn quyền lực. Và ở đó vẫn chỉ có những câu nói sáo rỗng, vô hồn và vô dạng đối với những trò lố của các Táo. Chẳng ai phải chịu trách nhiệm, từ người có nghĩa vụ và chức phận đối với việc quản lý, đến người đứng đầu thiên đình. Có vẻ như tất cả đều vô can và không có bất kể phương án hay chế tài nào được đưa ra giải quyết hoặc xử lý. Tất cả đâu lại đóng đó. Người dân vẫn gánh chịu mọi biến cố, hậu quả, nhưng thiên đình thì là một sân khấu tuồng, chèo, tố nhau qua lại, bẩm báo lố bịch, rồi nhân dân dưới hạ giới vẫn nhận tất thảy những “12 cái nút áo”, “chiếc cá

5704. Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Tết Tuất kể chuyện chó“

Hình ảnh
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Tết Tuất kể chuyện chó“ Nhà thơ Trần Đăng Khoa PNTB: Hai câu chuyện về chó rất hay và có ý nghĩa thật sâu sắc. Câu chuyện thứ nhất: Chó đã cứu lão Khoa thoát chết Chuyện này xảy ra cũng lâu rồi. Tôi nhớ chính xác là ngày 1/10/1978. Hồi đó chúng tôi đang ở mặt trận Tây Nam. Tốp phóng viên chiến trường chúng tôi chỉ có hai người. Tôi và nhà văn nổi tiếng Xuân Đức. Chiến đấu chống quân Pol Pot quả là rất căng thẳng và mệt mỏi. Ta huấn luyện cho họ lối đánh du kích. Binh pháp ấy, Mỹ rất sợ. Giờ chúng lại dùng lối đánh ấy phản lại ta. Chúng xuất quỷ nhập thần, ẩn hiện như ma. Không thể nào lường được. Một mô đất, một bụi cây, một người nông dân hiền lành đang cày ruộng, thế mà rồi vụt cái, đã hoá ngay tên lính Pol Pot, chĩa thẳng súng vào ngực ta mà nhả đạn.

5703. Bác Tổng ơi ! Dân đang cần

Hình ảnh
Bác Tổng ơi ! Dân đang cần  Kính gửi Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng  Thơ  Nguyễn Khắc Việt PNTB: chỉ còn hơn 5 giờ đồng hồ nữa là thời khắc chuyển giao năm Gà sang năm Chó. Xin đăng bài thơ của Nguyễn Khắc Việt bày tỏ ước vọng của người dân đối với đồng chí TBT của Đảng, mong làm cho Đảng trong sạch, giữ được lòng tin của Nhân Dân. Nghe tin Bác nhóm lại lò Toàn dân mong lửa cháy to để mừng! Lâu nay củi chất thành rừng  Bao người đã đốt , lửa bùng lên ngay ! Thế rồi chả được mấy ngày Lửa tàn, than rụi, tro bay mịt mùng  Nhìn lò cháy dở bỏ không  Trong ngoài lạnh ngắt, đau lòng muôn dân  Từ ngày có bác "cầm cân" Đưa ra "Quyết sách" loại dần mọt sâu  Dân mừng, nhưng ... rỉ tai nhau: "Xưa nay ... càng diệt thì sâu càng nhiều ...! Bây giờ sâu đã hoá yêu  Để xem bác Tổng ra chiêu thế nào ? Sâu nằm trong Đảng leo cao Sâu ngành, sâu bộ, tỉnh nào cũng sâu " ...  "Đấu tranh" ...

5702. Tết với trẻ con không chỉ là tết

Hình ảnh
Tết với trẻ con không chỉ là tết Mươi năm trở lại đây, cứ tới gần Tết âm lịch, cụ thể cữ khoảng tháng một tháng chạp là lại dậy lên ý kiến của ai đó về việc nên bỏ Tết ta. Không chỉ người bình thường, mà cả những người có chút ít tiếng tăm, cả nhà khoa học, cả trí thức cũng phân tích khá thuận nhĩ rằng chả cần duy trì, giữ Tết Nguyên đán làm gì. Họ chỉ ra, nào là xu hướng thời đại, nào là phù hợp với những bước đi xã hội, rồi thì tiết kiệm, rồi nước Nhật cũng từng ăn Tết âm lịch như ta nhưng đã bỏ hẳn mà có chết ai đâu, v.v..

5701. HỒ XUÂN MÃN CÒN LÀM Ô UẾ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN KHI NÀO?

Hình ảnh
HỒ XUÂN MÃN CÒN LÀM Ô UẾ  ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN KHI NÀO? -   Nguyễn Đăng Quang - Hồ Xuân Mãn khi tại chức: Y là một trong 3 Bí thư Tỉnh ủy được TBT Nông Đức Mạnh tuyên dương là "gương sáng điển hình" trong phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". (24/1/2010) Ảnh: Internet. (PNTB) : Bài viết mà đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Ngoại giao và Bộ Công an phản ánh dưới đây thật "khó tin". Nếu đây là sự thật thì các cơ quan có trách nhiệm của Đảng cần làm rõ, không thể hy vọng để lâu cho nhạt, bởi các đồng chí CCB Thừa Thiên - Huế vẫn sôi sục đợi chờ công lý. (NĐQ):  Trong số các quan chức cao cấp của ĐCSVN (Bộ trưởng hoặc Ủy viên Trung ương trở lên) có lẽ chẳng có nhân vật nào đạt mức man trá, khả ố, gian dối và làm ô uế ĐCSVN như kẻ có cái cái tên là Hồ Xuân Mãn (HXM)! Bản chất lưu manh chính trị và đạo đức suy đồi của HXM không chỉ là nỗi xấu hổ chung cho cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí CCB quê hươn

5700. Lời cuối cho câu chuyện quá buồn

Hình ảnh
Lời cuối cho câu chuyện quá buồn NGUYỄN QUANG LẬP · 10 THÁNG 2 2018 Hoàng Phủ Ngọc Tường Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ. Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968. Vậy xin thưa:

5699. Thơ Xuân Mậu Tuất: XUÂN NGUYỆN CẦU

Hình ảnh
Thơ Xuân Mậu Tuất GS.  Nguyễn Đăng Hưng XUÂN NGUYỆN CẦU Xin cho tôi mùa Xuân Mùa Xuân của thuở nào Nay chỉ là chiêm bao Vọng về thời cổ tích Xin cho tôi mùa Xuân Có chồi biếc hoa vàng Con đường quê cát trắng Còn vết những bàn chân