Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tản văn

4161. Hạt muối xưa còn mặn đến bây giờ

Hình ảnh
Hạt muối xưa còn mặn đến bây giờ Tôi chả biết người ở nước khác thế nào, có được đi đâu mà biết, nhưng người dân nước mình, như tôi chứng kiến, thì hiểu có tính lo xa. Thì đấy, mấy bữa nay, thiên hạ nháo nhào chuyện nước biển bị nhiễm độc, cá chết tràn bờ. Những người thông minh chợt hiểu rằng biển không chỉ cung cấp cá mà còn nhiều thứ khác, trong đó có muối. Thiếu cá thiếu tôm thì còn chịu được, chứ thiếu muối một thời gian thử xem, chỉ có nước bị phù thũng. Mặt cứ bủng ra, vàng vọt, lại chả cuống lên, coi hạt muối bằng giời.

4138. Chuyện cậu bán hàng rong

Hình ảnh
Chuyện cậu bán hàng rong PNTB: Mình tình cờ biết đến Nguyễn Thông khi bắt gặp trang blog của anh. Những bài tản văn anh viết về chuyện đời thường rất chân thực, cái "giọng" cũng hơi na ná giọng của mình - bênh vực người nghèo khó, ghét cường quyền, độc ác.... Đọc nhiều thì biết anh là người Hải Phòng, cùng quê, nhưng đang sống ở Sài Gòn.  Hôm trước mình viết bài  Chuyện người bán rau rừng , là một chị người dân tộc bán rau rớn rong trên phố. Nay thấy Nguyễn thông có bài Chuyện người bán hàng rong , sao mà motiv giống nhau đến thế? Mình cam đoan Nguyễn Thông không biết mình là ai và càng không biết đến bài của mình viết, vì trang của mình làm sao bằng trang của nhà báo Nguyễn Thông nổi tiếng. Nhưng cứ thử đọc hai bài viết mà bịt tên đi, chắc nhiều người tưởng là của cùng tác giả. Có lẽ do đồng cảm, hay xuất xứ cùng một quê, có những nét tương đồng? Dù sao, mình rất cảm tình và hay đăng lại bài của Nguyễn Thông ...

4073. Thưa ngài Đinh La Thăng, gã tin ngài không là ông bán bún ...vịt!

Hình ảnh
Thưa ngài Đinh La Thăng, gã tin ngài không là ông bán bún ...vịt! Lưu Trọng Văn/  Thứ Tư, 30.3.16 Một chiều mưa, gã phượt mô tô ở vùng Kẻ Bàng- Phong Nha, bên bờ bắc sông Son, Quảng Bình. Đường trơn, trợt, gã té, áo quần dính bùn, mặt mày tòe loe bùn. Gã tìm một nơi dừng chân để tắm táp. Ghé vào một trường tiểu học với cái lán tranh của các cô giáo. Được tắm, được táp và được kễnh bụng một bữa cơm nghèo dưa chuột chấm mắm. Gã còn được các cô giáo trẻ xứ Bọ nhiệt tình mời ngủ lại.

3855. Cụ Rùa truyền thuyết sẽ linh ứng điều gì?

Hình ảnh
Cụ Rùa truyền thuyết sẽ linh ứng điều gì? *   NHẬT MAI       Ngẫm về đất nước và linh vật Lịch sử từ thời các vua Hùng dựng nước đến hôm nay, với hàng ngàn năm đan xen chiến tranh và   hòa bình;   ngoại xâm và   nội xâm;   hào hùng và   bi tráng đã tạo nên   THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC   của Dân tộc Việt Nam. Trong đó tùy lúc, tùy nơi, tinh hoa dân tộc cùng khí thiêng của Trời đất đã hun đúc   nên các linh vật mang đậm Niềm tin, Văn hóa và sự Thông tuệ của Thời đại . Đó là Nỏ thần bách thắng, song mất hiệu năng khi lẫy nỏ bằng móng thần Kim Quy bị đánh tráo, và bài học xương máu là   từ chiến thắng lẫy lừng đã sai lầm liền kề:   vừa   rước giặc vào   nhà,   vừa   lú lẫn không phân   thực,   giả   dẫn   đến cảnh nhà tan, nước mất chỉ là gang tấc, nếu .

3642. Tại sao chỉ vì cái ông Stalin quái quỷ ấy…

Hình ảnh
Tại sao chỉ vì cái ông Stalin quái quỷ ấy… Blog Ha hien/ 16/09/2015    Lưu Trọng Văn Theo FB Lưu Trọng Văn NSƯT Trần Thị Tuyết (Ảnh: Internet) Đài Tiếng nói VN kỉ niệm 70 năm. Gã đến, chỉ nhăm nhăm hỏi một người. Người ấy gã muốn gặp. Trần Thị Tuyết. Những mái tóc bạc hàng ghế đầu không có mái tóc bạc của chị. Hàng giữa, không, hàng sau nơi gã ngồi cũng… không. Gã buồn. Có nghĩa là tuổi già đã níu chân chị rồi. Ai đã từng đêm đêm nghe chương trình Tiếng thơ của Đài TNVN? Ai đã từng bị hút hồn bởi tiếng ngâm thơ Huế của Châu Loan và tiếng ngâm thơ Bắc của Trần Thị Tuyết?

3949. Hoa mướp vàng

Hình ảnh
Hoa mướp vàng Tản văn của: Thái Sinh Sau những ngày mưa ngâu tôi giật mình nhìn ra ngõ bất ngờ nhận ra màu hoa mướp vàng rực rỡ trong nắng. Tôi sinh ra ở một làng quê đất chật người đông, bởi thế nhà nào cũng tận dụng mọi khoảnh đất trống để trồng cấy hoa màu.

3813. SỰ PHẢN BỘI MÙA THU

Hình ảnh
SỰ PHẢN BỘI MÙA THU   *  NGUYÊN HIỆP                                       Có một lần ngồi nơi thềm nhà ở Ô Đồng Lầm. Bấy giờ, nhà cửa còn lúp xúp dưới tán cây, nên bầu trời thu Hà Nội nhìn không bị cắt nham nhở như hình tượng tranh trừu tượng, méo mó, xô xảm. Tôi nhìn thấy một đàn cò bay mải miết về phương nam. Tôi làm bài thơ Heo May có mấy câu: Mùa Thu về, cùng bầy chim di trú. Cánh khỏa bồng bềnh, man mác heo may.    Tưởng đất trời vẫn như ngàn năm, Ngỡ lòng mình vẫn như ngàn năm… Tôi nghiệm ra lòng người có hai ngã. Trong văn thơ, tâm tình của con người, đón Thu, gặp Thu, chờ Thu, nhớ tiếc Thu, đều một lòng chung thủy.

3759. Tiểu luận về nhậu

Hình ảnh
Tiểu luận về nhậu (Tản văn: Phạm Lưu Vũ ) Bài của bác Phạm Lưu Vũ, thợ văn kiêm thợ thầu khoán. Xin trân trọng giới thiệu. Cái chõng tre (hoặc cái bàn mộc cũ kĩ) giữa lòng Hà nội, trên đó bày mấy lọ kẹo lạc, kẹo vừng, chai rượi trắng, chiếc điếu cày, ống đóm, ngọn đèn dầu… và một cái ủ tích lúc nào cũng sẵn sàng rót ra những cốc nước trà đặc quánh, nghi ngút hương thơm. Tất nhiên không thể thiếu chiếc ghế băng cũ kĩ, đã lên nước nâu bóng nằm hờ hững phía bên ngoài, dăm chiếc ghế nhựa oắt con, cơ động mà kích thước và sức chịu lực được tính toán vừa đủ với kích cỡ và trọng lượng của giống người mũi tẹt, da vàng… Đấy là vật.

4279. Ba mươi tháng Tư

Hình ảnh
Ba mươi tháng Tư NND/ PNTB:   Suốt 40 năm qua, Ba mươi tháng Tư là một ngày như thế nào? Thời kỳ đầu, sau mấy chục năm chiến tranh liên miên, phải đối mặt với biết bao gian khó và chết chóc… giờ đây được hòa bình, thống nhất, nối liền dải đất hình chữ S…khiến người ta thấy dâng tràn niềm vui, tự hào với chiến thắng… Nhưng chỉ một thời gian sau, khi ‘tĩnh tâm’ lại thì nhận ra những nỗi niềm sau cuộc chiến trường kỳ ấy. Sinh thời, đồng chí Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ nói rằng, ngày Ba mươi tháng Tư có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn . Phải chăng, câu nói nổi tiếng đó còn bao hàm cả trong một gia đình cũng có một nửa vui, một nửa buồn. Thậm chí ngay trong một con người cũng có một phần vui và một phần không vui?

3098. Tào lao những chuyện trên trời

Hình ảnh
Tào lao những chuyện trên trời Văn Công Hùng / Blog Văn Công Hùng   Tôi nghiệm thấy có 2 món vật dụng được người Việt ta “phổ cập” nhanh nhất là xe máy và điện thoại di động. Có thời chỉ đại gia mới có con di động to như cục gạch vừa để a lô vừa để… chèn bánh xe lỡ khi mất phanh, giờ thì các anh xe ôm, các chị bán rau, các o bán vịt lộn, các bà mua ve chai, em bán vé số… đều dùng điện thoại như vật bất ly thân, thậm chí tôi từng thấy có người ăn xin cũng có điện thoại di động...

2931. Ao quê !

Hình ảnh
Ao quê ! Đào Dục Tú KD :   Chỉ là cái ao quê tự thuở bé thơ mà nhà báo Đào Dục Tú kéo bạn đọc  lẽo đẽo đi theo biết bao kỷ niệm từ thơ bé đến tuổi sống bằng hoài niệm. Cái ao quê tưởng bé nhỏ, mà hóa ra rộng lớn bằng cả… đời người, hạnh ngộ biết bao buồn vui. Cảm ơn anh Đào Dục Tú

2263.Vâng, Tôi Hải Phòng!

Hình ảnh
Vâng, Tôi Hải Phòng! Nguồn sưu tầm  - theo   Trí Thức Trẻ  | ( soha.vn ) - Với mỗi mảnh đất, quê hương đều có những nét khiến cho con người ta cảm thấy tự hào. Điểm khác biệt là ở chỗ họ có nhận ra được nó hay không! Sáng nay uống cafe, thấy 1 em gái chân dài váy ngắn, vạch mồm vén môi 1 tý là đủ thứ phun ra, lúc sau lại nhận được điện thoại của con em gái là dân Hải Phòng gốc nhưng đang làm trên Hà Nội: Bọn trong công ty cứ bắt em làm chủ tịch công đoàn, em là nhân viên quèn mà em nói chúng nó nghe răm rắp chả kém gì giám đốc… Tự dưng có hứng viết 1 chút về người Hải Phòng.

2076.Lan man cảm nghĩ vụ công an “làm chết người”

Hình ảnh
Lan man cảm nghĩ vụ  công an “làm chết người” Người Buôn Gió Theo FB Người Buôn Gió Năm 1994 tôi ở buồng 6D bên chẵn của trại giam Hà Nội. Lúc ấy anh Kỳ là trưởng buồng. Anh Kỳ năm đó khoảng 46 tuổi, người cao, trắng trẻo, nhanh nhẹn. Anh là công an xã, bị can tội giết người, anh bị xử 17 năm.

1699.Sao lại tin cái mồm sắt ?

Hình ảnh
Sao lại tin cái mồm sắt ? Dương Phượng Toại Chuyện thật ở làng tôi. Hồi vận động xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp.  Làng quê nghèo nàn và lạc hậu lắm. Người nông dân cả đời không ra khỏi lũy tre làng. Đàn ông vẫn có nhiều người còn búi tóc củ hành, mặc quần áo bành tọa vải nhuộm bằng củ nâu. Đàn bà mặc váy thâm vá chằng vá đụp ngay một mảng lớn đằng sau mông. Rồi đang đi, dừng lại đứng vạ đường vén xống đái vô tư. Có bà có chị, con cháu may cho tấm áo mới, bẽn lẽn quá phải nhúng bùn rồi đem giặt cho xuống màu mới dám mặc. 

1531.Tản mạn trước tết năm Giáp Ngọ

Hình ảnh
Tản mạn trước tết năm Giáp Ngọ Tô Văn Trường /  boxitvn Trước đòi hỏi chính đáng của người dân và yêu cầu của cuộc sống “nói phải đi đôi với làm” và chia sẻ với băn khoăn suy nghĩ của nhiều người dân, lãnh đạo nước ta “nói dzậy nhưng không phải dzậy”, tôi mới viết bài “Dân mình tốt quá nên lãnh đạo mình… hư lâu” [đã đăng trên vietnamnet.vn với nhan đề được Ban Biên tập sửa lại thành “ Dân có nói nặng một chút cũng phải nghe ” –   BVN ] Giáo sư Hoàng Tụy phản hồi:   “Tôi rất tâm đắc cái nhan đề bài này của anh. Quả vậy, trong nhiều lần được tiếp xúc riêng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tôi được nghe ông thổ lộ: "dân mình quá tốt, chứ như ở các nước khác thì mình làm thế này dân họ đã lật đổ mình từ lâu rồi." Cũng đúng như cái câu anh đã trich dẫn”.

1274.Chẳng biết vui hay buồn

Hình ảnh
Chẳng biết vui hay buồn Nguyễn Quang Lập   NQL:  He he bác Phạm Toàn khen bọ Lập Quen bác Phạm Toàn đã lâu, chưa khi nào nghe bác nhắc đến văn mình chứ đừng nói khen. Sáng chủ nhật đẹp trời bỗng đâu thấy bác khen bọ Lập trên trang Bauxite nhân giới thiệu truyện ngắn  Đường đời không lối rẽ  của minh. Đọc thấy sướng, vội vàng đăng lên khoe với bà con.

684. Chiều buồn buồn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Hình ảnh
Lưu manh kẻ chợ Nguyễn Trọng Tạo Chợ. Người kẻ chợ. Nói chợ và người kẻ chợ như một văn minh của vùng, của xứ. Chợ là trung tâm giao lưu buôn bán. Chợ văn minh. Chợ buôn gian bán lận. Và cứ thế phát triển thành trung tâm “buôn gian bán lận”… văn minh. Khi nhỏ tôi ở làng, đi chợ chỉ thấy vui. Vui với sản vật lạ, sản vật quen. Vui với người lạ, người quen. Và mặc cả để khỏi bị lừa. Nhưng dù mặc cả vẫn bị lừa. Vì người quê dù có khôn mấy cũng thua cái khôn của người kẻ chợ. 

564.Gái Đồ Sơn, cặp ba chục

Hình ảnh
GÁI ĐỒ SƠN, CẶP BA CHỤC Cu Vinh     ( Nhớ anh Định quá ) ----   K hi tôi trở thành phóng viên báo Lao Động thì anh Nguyễn An Định ( tên bút danh là Chu Thượng chuyên giữ mục Sự kiện bình luận) đã là một nhà báo lừng lững, lừng lững với cả nghĩa bóng và nghĩa thực về thân xác. Lần nào ra Hầ Nội tôi cũng ghé phòng nhỏ của ông ở 51 Hàng Bồ. Lần nào cũng thấy ông đang hý hoáy viết. Ổng ngẩng lên, nhướn đôi mắt sau chiếc kính trắng hỏi nhạt phèo:- Bọ đấy à. Ra lúc nào hả mày.

413.Nguyễn Ngọc Tư: Người đi chợ

Hình ảnh
Người đi chợ Nguyễn Ngọc Tư Năm trước đưa thằng nhỏ đầu lòng thẳng vô lớp một chỉ tốn chai rượu nhập khẩu màu hổ phách, năm nay nhà trường nhận chuẩn quốc gia nên phải lót đường năm triệu cho con nhỏ em qua cỗng. Nói gì xa, góp tiền cúng đình cũng phải tăng gấp đôi coi mới được. Thằng em học đại học Mỹ thuật xong rồi, giờ ngồi vẽ bảng hiệu, xui nó ra mở quầy bán chữ nhiều tiền hơn, ai cũng muốn treo mấy chữ Tài Lộc trong nhà. Đá Bạc bị đem bán cho tư nhân   làm du lịch rồi, họ sẽ san núi bạt rừng trồng mấy con rồng xi măng lên, sơn màu hàng mã cho coi. Vườn chùa ngoại thành đang bán mấy chỗ nằm đẹp, nhà có người già nên mua để sẵn, sau này biết đâu không còn đất.

Sáng mồng 1 Tết với dị nhân Văn Thùy

Hình ảnh
Sáng mồng 1 Tết với Dị Nhân Văn Thùy Nhà thơ Nguyễn Thị Mai Phố vắng. Đường vắng. Hà Nội vắng. Nhưng dọc tường Văn Miếu đoạn từ  hồ Giám đến đường Nguyễn Thái Học các quán ông đồ dày ken, đỏ choét lại không vắng tẹo nào. “A lô! Cứ đến cuối phố Nguyễn Khuyến nhìn thẳng vào tường Văn Miếu,  Văn Thùy dị nhân ngồi đấy nhá”. Lời điện thoại tung ra một câu cụt lủn chẳng ra mời, chẳng ra lệnh, chẳng ra hẹn hò từ mấy hôm rồi. Sốt ruột. Thì đến! mà đến hẳn vào sáng nay - mồng 1 Quý Tị cho “choáng”.