Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ VN-TQ

5781. NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI: ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN !

Hình ảnh
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI: ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN ! NGUYỄN TRỌNG TẠO: Chiều ăn cơm với nhà văn Hoàng Quốc Hải tại Vũng Tàu, thấy anh nói vừa viết xong bài đau lòng về 3 dự án đặc khu kinh tế của đất nước. Mong nước ta sẽ dừng lại... Nguyễn Ngọc Dương:  Tôi đã khóc khi đọc bài viết thống thiết này. ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Chỉ mới nghe Quốc Hội thảo luận về Dự án luật cho ba Đặc khu kinh tế, với quyền ưu tiên vượt trội cho nhà đầu tư tới 99 năm và họ có quyền chuyển nhượng cho người khác kể cả quyền thừa kế. Ba đặc khu với ba cái tên: Vân Đồn - Bắc Vân Phong – Phú Quốc, nằm ở ba vùng đắc địa về kinh tế, hiểm địa về an ninh quốc phòng. Tôi vô cùng sửng sốt và có phần hoang mang nữa. Những nhà kinh tế và khoa học đã phân tích tính lỗi thời của các đặc khu kinh tế so với thời đại 4.0

5780. GIẬT MÌNH: Luật.... Đặc khu bắt đầu từ đâu?

Hình ảnh
GIẬT MÌNH: Luật.... Đặc khu bắt đầu từ đâu? Gã mò trên cổng Thông tin của tỉnh Quảng Ninh thì giật mình đọc thông tin: Ngày 19/3/2014 tại Hạ Long diễn ra Hội thảo về Đặc khu Kinh tế do tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Đại học Thâm Quyến tổ chức. Gã đọc rõ thông tin: phát biểu chỉ đạo Hội thảo bà Nguyễn Thị Kim Ngân UV BCT đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh và Đại học Thâm Quyến trong việc tổ chức hội thảo. Điều đó càng khẳng định thêm mối quan hệ gắ n bó mật thiết giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói chung, giữa Quảng Ninh với các tỉnh, thành phố nước bạn.

5779. Ý KIẾN CỦA PHÓ THƯỜNG DÂN

Hình ảnh
Ý KIẾN CỦA PHÓ THƯỜNG DÂN Nguyễn Ngọc Dương Đảo Phú Quốc Mấy hôm nay mạng mẽo nóng giẫy đành đạch vì cái vụ ĐẶC KHU KINH TẾ. Đa số phản ứng trái chiều (mang tính phản biện): không tán thành nếu Quốc Hội thông qua “Luật Đặc khu”, sẽ nhấn nút vào giữa tháng Sáu này.  Tất nhiên, cũng có ý kiến ủng hộ Lãnh đạo thượng đỉnh là làm đặc khu sẽ rất tốt cho phát triển kinh tế đất nước, khắc phục được những yếu kém về quản trị đất nước trong mấy chục năm đổi mới vừa qua…, giúp đất nước “cất mình”, trở thành những con Rồng, con Hổ. Hơn nữa ai bảo làm đặc khu là bán nước cho Tàu? Nói láo. Có văn bản nào nói bán nước cho Tàu đâu? Sao tự dưng các vị đổ tiếng xấu cho Đảng thế? Cũng không có chữ nào nói đặc khu dành riêng cho Tàu. Đặc khu là để có chính sách ưu đãi đặc biệt, kêu gọi các NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (không riêng gì Tàu) vào đó kinh doanh, mang lại lợi ích cho Việt Nam. Rõ chửa?.

5776. NGHỊCH LÝ VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ

Hình ảnh
NGHỊCH LÝ VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ  Nguyễn Quang Dy VietStudies / 1-6-2018 Gần đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua. Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau. Bối cảnh Tuy đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi (như Việt Nam), đặc khu kinh tế vẫn là một mô hình phát triển hấp dẫn, nhưng dường như đã lỗi thời và có nhiều bài học thất bại. Nó đòi hỏi những điều kiện nhất định, vì vấn đề không phải là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how). Mọi chuyện đều có thể, nhưng “sai một ly đi một dặm”. Nếu đủ điều kiện và phát triển đúng hướng/đúng

5775. Đặc khu kinh tế và vấn đề an ninh quốc gia

Hình ảnh
Đặc khu kinh tế và vấn đề an ninh quốc gia Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam bàn luận khá nhiều về ba đặc khu kinh tế đang được đề xuất thành lập ở ba miền đất nước là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Thực ra, việc thành lập đặc khu kinh tế đã được các cơ quan hữu trách Việt Nam nêu ra từ lâu. Đặc khu kinh tế Vũng Tàu - Côn Đảo ra đời năm 1979, và tồn tại đến năm 1991 thì bị giải thể. Chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế sau đó được đưa vào Hiến pháp năm 1992, và được nhắc lại một số lần trong các văn kiện quan trọng của hệ thống chính trị, trước khi trở thành một chủ đề được dư luận quan tâm vài năm qua.

5774. ĐẶC KHU & ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Hình ảnh
ĐẶC KHU & ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Mai Quốc Ấn Tôi thấy một số người đưa ra số liệu 400 tỉ USD mà đặc khu Thâm Quyến bên Tàu đóng góp vào nên kinh tế Trung Quốc. Ai phản bác thì bị chửi là ngu, thiển cận, lo sợ vô lý trước việc "thử nghiệp thể chế" theo mô hình đặc khu. Cũng có một số ĐBQH cũng được "mớm" số như vậy để "đả thông tư tưởng" trước khi biểu quyết. Nhưng thật ra, muốn bẻ gãy luận điểm này không khó! Thứ nhất, Thâm Quyến là một đặc khu duy ý chí. Đặng Tiểu Bình tuyên bố "Không tranh luận nữa, làm đi!" Vào đầu thập niên 80 và Thâm Quyến đi vào hoạt động năm 1984. Sự duy ý chí đó chỉ có được ở chế độ độc tài toàn trị mang màu sắc Trung Quốc và cũng chỉ phù hợp với thập niên 80 của thế kỷ trước, khi người dân còn ngu muội và ít tiếp cận thông tin (internet chẳng hạn) để phối kiểm thông tin. Xin nhớ cho, đây là năm 2018 tại Việt Nam chứ không phải 1984 ở Trung Quốc.

5772. Điều 62 Luật đất đai, Tập đoàn FLC và nguy cơ mất nước!

Hình ảnh
Điều 62 Luật đất đai, Tập đoàn FLC và nguy cơ mất nước! FB Hoàng Hải Vân  / 25-5-2018 Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC. Ảnh: internet Quốc Hội Mỹ đã từng chặn một thương vụ Trung Quốc thâu tóm một cảng biển của Mỹ. Trong hồi ký của mình, cựu Chủ tịch FED Greenspan không tán thành việc ngăn cản trên, ông cho rằng làm như vậy là không cần thiết và có thể hạn chế tự do thương mại. Giữa Trung Quốc với Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ, dù cho điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng không thể sử dụng phương tiện của họ trên đất Mỹ để gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ, nên có lẽ các chính trị gia Mỹ đã lo quá xa. Nhưng sự lo xa của họ không phải là không có lý do khi nhìn thấy Trung Quốc thâu tóm đất đai khắp nơi trên thế giới. Nước Mỹ còn lo xa như thế, còn nước ta thì sao? Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ, nói trắng ra là Trung Quốc đang chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa của Việt Nam và đang tiếp tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vì vậy, nư

5732. "AI CHỊU TRÁCH NHIỆM DUYỆT PHIM NÀY?"

Hình ảnh
Hoài Hương: AI CHỊU TRÁCH NHIỆM DUYỆT PHIM NÀY? Hoài Hương   /24 - 3 - 2018 AI CHỊU TRÁCH NHIỆM DUYỆT PHIM NÀY? Và đỉnh điểm cho tham vọng của Điệp vụ Biển Đỏ nằm ở hai phút cuối cùng có phần nhạt nhòa, nhưng lại hàm chứa ý đồ thâm sâu, mang đậm tính thời sự. Sau khi các sự kiện chính kết thúc, bộ phim xuất hiện hình ảnh một vùng biển với chú thích “Nam Hải” (cách Trung Quốc gọi biển Đông). Tại vùng biển đó là hình ảnh một con tàu không rõ quốc tịch, bị bao vây bởi các tàu chiến và hải giám Trung Quốc. Phía quốc gia tỷ dân dùng loa thông báo rằng đây là hải phận của Trung Quốc, và yêu cầu con tàu phía trước ngay lập tức rút lui khỏi vùng biển.

5722. TẠI SAO NGƯỜI DÂN ĐÀ NẴNG KHÔNG BIẾT CÓ CUỘC GIAO LƯU NÀY ?

Hình ảnh
Tại sao người dân Đà Nẵng không biết có cuộc giao lưu này? Ghi chép của Trần Kỳ Trung (PNTB): Đọc bài ghi chép thấy buồn mênh mang. (TKT) - Đến tôi, một người hay chú ý đến chuyện thời sự,  tuy ở Hội An nhưng hộ khẩu ở Đà Nẵng, sinh hoạt trong Hội nhà văn thành phố Đà Nẵng… không biết chuyện này, tôi có hỏi nhiều người trong Hội VH-NT thành phố Đà Nẵng, họ cũng không biết. May cho tôi, có một anh bạn nhà báo thân thiết nhắn tin, thế là vội thu xếp để dự cuộc giao lưu, dù không được mời. Dự từ đầu đến cuối của buổi giao lưu, tôi nhận xét, rất lâu rồi, tôi mới được dự một cuộc giao lưu cảm động như thế, lấy không ít nước mắt của người dự khán.

5718. "TRUNG QUỐC XÂY DỰNG SU BI THÀNH TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
"TRUNG QUỐC XÂY DỰNG SU BI THÀNH TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH   Đá Su Bi (tiếng Anh: Subi Reef; Trung Quốc: 渚碧礁 ) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Thị Tứ khoảng 26 km về phía tây nam. Trung Quốc kiểm soát rạn v òng này từ năm 1988 đến nay. Đặc điểm: chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là khoảng 5,7 km, tổng diện tích 16,1 km2; bên trong là hồ diện tích 7,05km2, nơi sâu nhất 24m nơi rộng nhất hơn 3,7 km. Từ đầu năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 Trung Quốc gia tăng ồ ạt các hoạt động cải tạo đá Xu Bi thành hòn đảo nhân tạo rộng hơn 4km2, trở thành đảo lớn thứ 2 Trường Sa chỉ sau Vành Khăn và đã hoàn tất nhiều công trình tại đây trong đó đáng chú ý là một đường băng 3.250m x 55m, dài nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực Biển Đông và là sân bay ở gần sân bay Phú Lâm, Hoàng Sa nhất.

5682. HỘI NHÀ VĂN VN TỌA ĐÀM VỀ TRUYỆN NGẮN CA NGỢI TRẦN ÍCH TẮC

Hình ảnh
Hội Nhà văn VIệt Nam tọa đàm về truyện ngắn ca ngợi Trần Ích Tắc Chiều 19-1-2018, đúng ngày kỷ niệm 44 năm Trung Cộng dùng vũ lực để cướp Hoàng Sa, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu, HN, Ban Sáng tác của Hội đã tổ chức một cuộc tọa đàm ở phạm vi hẹp về truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” của tác giả Trần Quỳnh Nga. Chủ trì tọa đàm là Ông Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Sáng tác, kiêm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một số nhà văn, chuyên gia về lý luận văn học đã có mặt: Hoàng Quốc Hải, Trần Đình Hiến, Trần Đình Sử, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Văn Chinh, Nguyễn Văn Thọ, Lê Minh Khuê, Trịnh Bá Đĩnh, Trần Bảo Hưng, Khuất Quang Thụy, Khuất Bình Nguyên. Nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM cũng có mặt tại tọa đàm…. Được biết, báo  Văn Nghệ  có ghi chép tại chỗ và đăng số tới (tuần sau). Truyện ngắn  “Bắt đầu và Kết thúc”  đăng trên báo  Văn Nghệ  số 50 ra ngày 16 - 12 - 2017. Truyện ngắn này đã gây bão dư luận trên mạng xã hội từ suốt

5678. Kể lại chuyện xưa nhân một chuyện mới

Hình ảnh
Kể lại chuyện xưa nhân một chuyện mới Phạm Quang Long Tàu HQ-16 quay về cảng Đà Nẵng sau Hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Ảnh Tư liệu Hai hôm nay trên mạng xã hội dày đặc tin về chương trình biểu diễn của đoàn Nghệ thuật Nội Mông ở Nhà hát Lớn vào tối 19/1/2018, đúng vào ngày 44 năm trước Trung Quốc nổ súng xâm lược Hoàng Sa của chúng ta. Rất nhiều căm phẫn. Rất nhiều lo lắng, bực bội. Sáng nay, qua FB của anh Xuân Đức thấy buổi biểu diễn vì lý do kỹ thuật đã bị hoãn. Thở phào vì ít ra cái điều tệ hại ấy đã không diễn ra vào cái ngày nó không được phép này. Nhân chuyện ấy, nhớ lại hai chuyện:

5579. Hình ảnh nào là vua Quang Trung?

Hình ảnh
Hình ảnh nào là vua Quang Trung? Lưu Trọng Văn Quang Trung lẫm liệt trên tờ tiền của Việt Nam Cộng hoà Trên báo các loại lề đang xôn xao về cái gọi là phát hiện mới của cái gọi là các nhà nghiên cứu lịch sử khi được cái gọi là bạn hữu từ Bắc Kinh gửi tặng cái gọi là hình ảnh của vua Quang Trung. Cái gọi là... gã nghĩ rằng, không phải tự dưng hình ảnh vị vua mà bàn dân gã xưa nay ngưỡng mộ coi như một trong các anh hùng dân tộc vĩ đại nhất chống quân xâm lược Trung Hoa lại bị bôi bác với khuôn mặt mất xác, teo hồn như thế này. Rất nhiều bậc gọi là nhà nghiên cứu lịch sử nước gã đang vô tình hoặc ngây thơ mắc cái bẫy giăng ra từ lâu, xuyên suốt lịch sử quan hệ hai nước Việt - Trung là các thiên triều Đại Hán, Đại Tống, Đại Thanh luôn tìm cách hạ nhục các đại vương nước Việt vì cay cú và thù hận các đại vương ấy đã làm các đội quân hùng tướng mạnh uy quyền của chúng tan tác và nhục nhã cút khỏi Đại Việt.

5578. Loạt bài về chuyện CHÂN DUNG NGUYỄN HUỆ.

Hình ảnh
LS Trịnh Vĩnh Phúc: ĐÃ CÓ THỂ KHÉP LẠI CÂU CHUYỆN GÂY TRANH CÃI LS Trịnh Vĩnh Phúc        MỘT PHÁT HIỆN BẤT NGỜ VÀ LÝ THÚ, CÓ KHẢ NĂNG LÀM KHÉP LẠI CÂU CHUYỆN “BỨC CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG” ĐANG GÂY TRANH CÃI  (Đề nghị quý bạn nhiệt tình chia sẻ, góp phần giảm sốc tâm lý cho cộng đồng mấy ngày qua...) Tôi và Lão luật sư Nguyễn Hữu Phúc ( Nguyen Huu Phuc ) vừa có cuộc trao đổi nhanh qua điện thoại về một phát hiện bất ngờ lý thú và được ông ủy nhiệm cho tôi công bố “công trình nghiên cứu khoa học trong vòng 15 phút qua công cụ Facebook”, như sau:  Bức họa người đàn ông được cho là “chân dung thật nhất của vua Quang Trung” do ngài tiến sĩ Nguyễn Duy Chính sưu tầm từ bảo tàng Trung Quốc và nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố, được báo Tuổi trẻ online giới thiệu ngày 31/12/2017, thực ra đó là một phiên bản hình họa chân dung vua Càn Long, mà thôi!

5656. Món hàng: "Đàn bà Việt Nam" bán ra nước ngoài !!

Hình ảnh
MÓN HÀNG: “ĐÀN BÀ VIỆT NAM” BÁN RA NƯỚC NGOÀI !!  Tác giả: Phan nguyên Luân/  Ngày 22-11-2017 PNTB: Bạn bè yêu quý gửi cho bài này, một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm. Đưa lên đây để bạn đọc của trang PNTB có thêm thông tin. M ột bài phóng sự được đặc phái viên của Pháp đưa lên “Mổ xẻ” trên đài truyền hình France Television/France 2 đã làm phẩn nộ đồng bào Việt trong nước lẫn hải ngoại. Trước hết, người xem có cùng cảm xúc trái tim bị co thắt lại vì xót xa cho phận đàn bà Việt Nam ngày nay. Chúng ta hãy nhìn lại, chưa có một triều đại nào từ thời lập quốc Việt Nam của Vua Hùng Vương đến ngày nay mà Phụ Nữ Việt Nam bị khinh rẻ tàn mạt đến như vậy: 1000 năm bị giặc Tàu đô hộ, dân tộc ta, người Phụ Nữ cũng không bị bán thân, đẩy ra hải ngoại làm tôi tớ như món hàng. Và gần đây nhất, trên 100 năm bị giặc Pháp đô hộ, phụ nữ vẫn bình yên sống, những năm phát xít Nhật xâm chiếm, phụ nữ Việt Nam cũng không bần cùng, 21 năm chiến tranh Nam Bắc, phụ nữ Việt Nam cũng chưa bao gi

5652. Phạm Quý Thọ - 'Đại án dầu khí' tác động cải cách ở VN thế nào?

Hình ảnh
'Đại án dầu khí' tác động cải cách ở VN thế nào? Phạm Quý Thọ  Ông Đinh La Thăng Đại án 'PVN' hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là rất lớn, nghiêm trọng khi có nguyên ủy viên Bộ chính trị bị khởi tố và bắt giam. Bài viết này không đề cập đến chi tiết lâm ly của nó, mà quan tâm cân nhắc từ các khía cạnh liệu đại án này tác động đến cải cách chính trị thế nào và những thách thức đặt ra? Mặt khác, Đảng đang thúc đẩy các cải cách chính trị, chỉnh đốn đảng và cán bộ lãnh đạo, chống tham nhũng, 'tinh gọn' bộ máy nhà nước đang phình to và các đơn vị sự nghiệp công lập sống dựa vào ngân sách nhà nước, tiền thuế của dân… Hơn thế, chính quyền đang phải đối phó với các cuộc biểu tình 'tự phát' bảo vệ môi trường, phản đối FOMOSA gây thảm họa ô nhiễm biển miền Trung và hiện tượng 'bất tuân dân sự' lan rộng của các tài xế qua các trạm thu phí BOT, điển hình là Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang… Niềm tin dân chúng vào các chính sách đã giảm sút nghiêm trọng.

5650. Lê Anh Hùng - Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào?

Hình ảnh
Lê Anh Hùng - Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào? Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật. Từ nhiều năm trước, trong dư luận đã lan truyền thông tin rằng kết quả Hội nghị Thành Đô là một bản mật ước, theo đó lãnh đạo CSVN đề nghị và lãnh đạo Trung Quốc đồng ý để Việt Nam trở thành một khu vực tự trị của Trung Quốc. Hội nghị Thành Đô là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam cũng như trong các cộng đồng người Việt hải ngoại suốt nhiều năm qua. Chỉ 4 ngày sau khi được Đại sứ Trung Quốc thông báo, ba nhà lãnh đạo Việt Nam là TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đã có mặt tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) vào đúng ngày Quốc khánh lần thứ 45, trong khi Đặng Tiểu Bình thậm chí không thèm xuất hiện như lời hứa hẹn lấp lửng ban đầu.

5558. BBC: Vì sao Tướng Trương Giang Long nghỉ chờ hưu?

Hình ảnh
Vì sao Tướng Trương Giang Long nghỉ chờ hưu?   BBC Tiếng Việt  / 05-10-2017 Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng  Tổng cục  Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân Trước tin Thiếu tướng Trương Giang Long vừa nhận quyết định nghỉ công tác chờ hưu trí theo thông báo của Bộ Công an, cựu Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang nói ông "bất ngờ" và "ngạc nhiên" về quyết định này.  Nói với BBC hôm 04/10, Đại tá Quang cho rằng dù vì lý do nào đi nữa, Bộ Công an không nên công bố quyết định này trước Hội nghị Trung ương 6 hiện đang diễn ra.  Thiếu tướng Tiến sĩ Giáo sư Trương Giang Long là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân và Giám đốc Học viện Chính trị Công An Nhân dân. Quyết định cho ông Long về nghỉ được truyền thông Việt Nam đăng tải rộng rãi hôm 3/10.

5511. Việt Nam bắn thử tên lửa sau khi Trung Quốc tập trận trên biển Đông

Hình ảnh
Việt Nam bắn thử tên lửa sau khi Trung Quốc tập trận trên biển Đông Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER. Việt Nam chi 5 tỷ USD trong năm 2016 để tăng cường khả năng phòng thủ trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức mạnh trên biển Đông. Việt Nam bất ngờ bắn thử tên lửa phòng không mới nhập từ Israel ngay trong cùng ngày khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố phản đối Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông. Trích nguồn tin từ Quân Đội Nhân Dân, các báo trong nước đồng loạt đăng tin và hình ảnh các loại tên lửa “phòng không hiện đại Spyder” được thử nghiệm với đạn thật trong khuôn khổ cuộc diễn tập của các lực lượng phòng không Việt Nam diễn ra hôm 5/9. Động thái này diễn ra 3 ngày sau khi Trung Quốc kết thúc các cuộc tập trận bắn đạn thật trên quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền. Nhưng chỉ 1 ngày sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lập tức bác bỏ cáo buộc của Việt Nam.

5429. Dời núi và lấp biển kiểu Tàu

Hình ảnh
Dời núi và lấp biển kiểu Tàu TRẦN NGỌC VƯƠNG   (giáo sư) Tàu TQ chủ động đâm tàu VN ở biển Đông - Ảnh Đời sống pháp luật. Câu chuyện Trung Quốc "Ngu Công dời núi" đã được kể từ ngày xửa ngày xưa, không chỉ trong phạm vi lãnh thổ người Hán, mà dần dần đã lan truyền ra ít nhất trong phạm vi bốn quốc gia "đồng văn", phổ biến đến mức rất nhiều người Việt tận nơi "hang cùng xóm vắng" cũng có thể thao thao kể lại. Bài học dễ dàng rút ra qua câu chuyện đó là bài học về lòng kiên nhẫn, nghị lực bền bỉ cùng quyết tâm, ý chí phi thường của con người có thể làm được những chuyện cực lớn lao, thậm chí thoạt tiên dường như bất khả!