Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phóng sự

3643. Những 'chuồng học' ở Lai Châu ( Kỳ II)

Hình ảnh
Top of Form Những 'chuồng học' ở Lai Châu: Kỳ II: Lán học sinh và lán giáo viên 24/09/2015, 07:35 (GMT+7) Bấy lâu nay tôi cứ nghĩ các trường học ở vùng cao đều có nhà công vụ cho giáo viên ở. Khi đến Trường Tiểu học số 2 Khoen On (huyện Than Uyên) tôi mới giật mình. Hóa ra, không phải nơi nào cũng có nhà công vụ cho giáo viên. Những ngôi nhà mà các thầy cô giáo đang ở, phần đi ở nhờ, phần đi thuê, phần tự tay dựng hoặc kiếm cây thuê người dân dựng. Những lán ở của giáo viên chẳng hơn các lán học sinh tự dựng ở xã Nậm Sỏ mà tôi đã được nhìn thấy. Nhìn những lán ở của giáo viên tự nhiên tôi buột miệng: Khủng khiếp quá…

3636. Những 'chuồng học' ở Lai Châu

Hình ảnh
Top of Form Những 'chuồng học' ở Lai Châu Kỳ I: Xập xệ những ngôi trường 22/09/2015, 16:40 (GMT+7) Một giờ lên lớp của thầy trò Trường tiểu học số 2 Khoen On (PNTB) - Đồng bào dân tộc vùng cao có nhiều người nói tiếng Kinh chưa sõi, nói Trường học thì chệch ra  Chuồng học . Không ngờ cái chữ nói chệch ấy nó ám vào cuộc sống thực tế của họ. Nhìn những ngôi “chuồng” như thế này, lại nghĩ đến những  ‘ đày tớ ’  chỉ chăm chắm lấy tiền thuế của dân xây trụ sở làm việc, tượng đài thật hoành tráng thì những người có lương tâm không cầm được nước mắt... (NNVN) - Trở lại Lai Châu tới thăm một số ngôi trường, điều tôi vô cùng kinh ngạc là sau 40 năm nhiều ngôi trường chẳng khác thời tôi dạy là mấy, vẫn là những “chuồng học”, khiến lòng tôi buồn se thắt… Tôi từng sống và dạy học gần 20 năm ở Lai Châu. Đối với tôi Lai Châu là một phần máu thịt của mình, mỗi lần lên Lai Châu lòng tôi cứ rưng rưng như trở lại cái thuở trai trẻ vượt núi đến các bản làng xa xô

3921. Những giải thưởng “giời ơi” bịt mắt bao nhiêu nhiêu người?

Hình ảnh
Những giải thưởng “giời ơi” bịt mắt bao nhiêu nhiêu người? Thầy bói Huỳnh là 1 trong 70 cá nhân đơn vị  được trao Tượng vàng Thánh gióng (Nhà thơ Thúy Quỳnh) - Quanh chúng ta, có bao nhiêu kẻ đang mượn những giải thưởng thế này làm bình phong, làm trang sức khoác lên đầy người để lòe bịp chúng ta? Và tại sao họ làm được những việc này dễ dàng đến thế? Xin các đồng bào của tôi ít câu trả lời! Khi các tổng biên tập đều công nhận phóng sự điều tra bạn thực hiện đạt mọi chuẩn mực về đạo đức, nghiệp vụ, ý thức công dân, nhưng vì  “những lý do khó nói”,   họ không đăng! Vậy nhà báo biết trả lời những đồng đội, đồng nghiệp, đồng bào đã cung cấp thông tin cho bạn, đặt niềm tin vào bạn về việc góp phần vào công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, chống các trò lố bịch ngày càng hoành hành, làm băng hoại đạo đức xã hội như thế nào ? Đây là phóng sự điều tra mới nhất vừa rơi vào trường hợp đó.

3792. Bí mật của vị Bộ trưởng gần 30 năm 'ngoài Đảng'

Hình ảnh
Bí mật của vị Bộ trưởng gần 30 năm 'ngoài Đảng' "Chú ở ngoài Đảng  có lợi cho cách mạng hơn" Giáo sư Nguyễn Văn Huyên  trao phần thưởng cho cán bộ miền núi  trong Hội nghị Chiến sĩ thi đua ngành Giáo dục (1961).  Ảnh: Tư liệu Trong các kỷ vật của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, vẫn còn lá đơn xin vào Đảng cùng bản lý lịch tự thuật úa màu thời gian. Danh phận ở ngoài Đảng của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, nhà giáo dục, nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa lớn của VN, vị Bộ trưởng Giáo dục trong 28 năm 350 ngày, từng là điều bí ẩn lạ lùng.

3733. Chính quyền Thạnh Hóa vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Hình ảnh
Chính quyền Thạnh Hóa vi phạm pháp luật nghiêm trọng Cưỡng chế đất ở Thạnh Hóa, Long An ngày 14/4/2015 Chính quyền huyện Thạnh Hóa và chính quyền tỉnh Long An đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cụ thể là vi phạm Luật đất đai 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ-CP. Những cơ quan nhà nước đã vi phạm pháp luật trong vụ án này là: UBND huyện Thạnh Hóa, UBND tỉnh Long An, Tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa, Tòa án nhân dân Tỉnh Long An. Cái sai của UBND huyện và UBND tỉnh lẽ ra phải được tòa án điều chỉnh cho đúng pháp luật, nào ngờ, quan chức bênh vực nhau, kéo bè kéo cánh. Cả tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa và Tòa án nhân dân tỉnh Long An đều vi phạm pháp luật, xử ép người dân. Sau những phiên tòa oan trái là sự tham gia của hàng trăm cán bộ công an và lực lượng cưỡng chế làm náo động cả khu vực chợ Tuyên Nhơn, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Sự việc trở nên nhức nhối, chấn động khi 13 người trong thân nhân của 3 hộ bị cưỡng chế đã đứng lên chống lại sự cưỡng chế đất và gây thương tích

3718. Chuyện lạ hoắc ở Hà Tĩnh! (*)

Hình ảnh
Thông tin bất ngờ vụ cầu 3,5 tỷ phục vụ 2 hộ dân Đoàn của Sở GTVT Hà Tĩnh tới kiểm tra "hiện trường" việc cầu treo phục vụ bao nhiêu hộ dân. PNTB: Chuyện này nếu xẩy ra thời bao cấp thì bảo là "quan liêu", nhưng giờ thì không. Có thể do cơn "nghiện dự án" nó... "vật" nên các cán bộ làm vội, chưa nghiên cứu kỹ? Nhưng cũng có thể nó sẽ được đổi tên là cầu ông...A,B,C gì đấy, vì chủ yếu là để phục vụ gia đình ông ấy? Ngày xưa ở tỉnh mình cũng đã từng có một cái cầu dân sinh mà dân gọi là "cầu ông B"... ( Vnn ) - Trong số hơn 20 hộ dân được "hưởng lợi" từ việc xây dựng cầu treo Khe Tây (Vũ Quang, Hà Tĩnh) mà chủ đầu tư thông tin, nhiều người tỏ ra bất ngờ và không biết chuyện xây cầu dân sinh 3,5 tỷ để phục vụ họ. Và dẫu dân có muốn hưởng lợi từ cầu treo dân sinh này cũng quá khó, trừ khi thích "vượt đồi, lội suối". Mỏi mắt tìm dân… qua cầu treo

3707. Chuyện đời nhan sắc Việt bị bắt oan, mất trắng danh tiếng

Hình ảnh
Chuyện đời nhan sắc Việt bị bắt oan, mất trắng danh tiếng Mộng Vân là nhan sắc hấp dẫn một thời và tài năng diễn xuất ấn tượng cùng thời với những tên tuổi chói sáng Diễm Hương, Việt Trinh, Thu Hà… Nói về thời phim “mì ăn liền” những năm 1990, nhiều người vẫn còn tiếc nuối không thôi. Tuy các phim thời đó nhàn nhạt một màu nhưng các nghệ sỹ được sống trong không khí điện ảnh sôi động, phim làm ra có người xem, có doanh thu, lãi suất, còn diễn viên được săn đón như những ngôi sao đích thực. Mộng Vân là tên tuổi lớn từng được tung hô nhiệt liệt vào thời bấy giờ.

3687. Sở TT-TT Hà Tĩnh báo cáo không đúng sự thật!

Hình ảnh
Sau loạt bài "Gánh nặng quê nghèo":  Sở TT-TT Hà Tĩnh báo cáo không đúng sự thật! NNVN/ 04/08/2015, 05:56 (GMT+7) PNTB : Cả loạt bài PS điều tra gây bức xúc dư luận không báo nào dại gì bịa đặt cả. Họ cũng phải giữ miếng cơm manh áo chứ. Nhưng đó là những PS rất nhân văn - bênh vực nỗi thống khổ của bà con nông dân trước nạn cường hào mới. Những bài báo được độc giả cả nước ngưỡng mộ. Vậy sở TTTT Hà Tĩnh vì mục đích gì mà định "chơi" lại báo chí đây??? "Ông" là Sở, chứ nếu ông là Bộ thì chắc Báo cũng chả ngán! Thời buổi "cả vú lấp miệng em" không còn đâu. Việc lạm thu diễn ra dai dẳng, là nỗi ám ảnh lớn của nông dân nghèo ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Cần trả lời thẳng có hay không việc lạm thu? PV báo NNVN làm việc với bà Lê Thị Hương, thôn Văn Minh, xã Thường Nga, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh về các khoản đóng góp cho xã, thôn Loạt bài Gánh nặng quê nghèo của Báo NNVN đã phản ánh rõ về thực trạng lạm thu ở nhiều xã trong nhiều năm liền t

3790. Vẫn là nước mắt nông dân *

Hình ảnh
Lạm thu ở Can Lộc: Thu chi vô lý 31/07/2015, 08:48 (GMT+7) Ông Nguyễn Huy Lan, thôn Thượng Triều,  xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh  bật khóc nói với PV Nhìn vào tập phương án thu của những gia đình nông dân nơi này trong vòng 6-7 năm qua, chúng tôi giật mình. Các khoản đóng góp xây dựng nặng nề, các loại quỹ biến tướng từ tên gọi này sang tên gọi khác Rất nhiều lãnh đạo xã thuộc huyện Can Lộc nói thẳng với chúng tôi rằng, hàng năm, UBND đều có báo cáo dự toán, kết quả thu, chi ngân sách trình phòng Tài chính Kế hoạch thẩm định và UBND huyện phê duyệt. Từ đó, việc thực hiện thu, chi ở các xã đều đã được cấp trên đồng ý thì dưới cơ sở mới dám làm. Từ đấy, đặt ra một vấn đề cần xem lại việc thực thi pháp luật ở cơ sở .

3652. Gánh nặng quê nghèo: Những giọt nước mắt trong chiến dịch thu ngân sách

Hình ảnh
Gánh nặng quê nghèo: Những giọt nước mắt trong chiến dịch thu ngân sách   NNVN/ 06/07/2015, 09:04 (GMT+7) PNTB: Nhà thơ Thúy Quỳnh phải thốt lên khi đọc loạt Ps này trên NNVN rằng: " Gặp lại thuở "Cái đêm hôm ấy đêm gì" sau 30 năm. Còn mình thì nhớ lại cảnh chị Dậu chạy suất sưu cho chồng trong Tắt đèn, chỉ khác là chưa phải bán con, bán chó... Đọc mà rơi nước mắt. Hóa ra cái gọi là Dân chủ, rồi dân biết, dân bàn...ở đây chỉ là những lời nói rỗng tuếch? Sản xuất khó khăn, nông dân một số nơi viết đơn xin trả ruộng. Nhà nước đã và đang bằng mọi cách ban hành các chính sách hỗ trợ người nông dân sống được trên đồng ruộng của mình. Vậy mà ở tỉnh Hà Tĩnh, hạt thóc, ruộng lúa phải gánh chịu quá nhiều khoản thu vô lý khiến nông dân như kiệt quệ. 

4535. Hai lần vào bãi vàng thổ phỉ

Hình ảnh
Hai lần vào bãi vàng thổ phỉ PS của Thái Sinh  / 18/06/2015, 15:13 Lều lán của vàng tặc ở bãi vàng thổ phỉ Rừng Vàu PNTB: Đọc bài này mới thấy sự gian nan của nhà báo khi phải thầm lặng chui sâu vào hang ổ của những hoạt động phi pháp, chẳng khác gì hoạt động tình báo...để tìm ra sự thật. Không có các nhà báo dũng cảm, tâm huyết với nghề thì những hoạt động kiểu như vàng tặc trên núi Vàu chắc khó có ai biết được. Người xưa có câu “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ bần cùng khố dây”. Trong cuộc đời làm báo của mình tôi từng đối mặt với quyền lực của “kẻ anh hùng” và nếm mùi trả thù. Còn kẻ “bần cùng khố dây” thì không nhớ hết, nhưng nhớ nhất là hai lần đột nhập vào bãi vàng thổ phỉ Văn Bàn…

4472. Ghi nhanh hội nghị LLPB Văn học Tam Đảo.

Hình ảnh
GHI NHANH HỘI NGHỊ LLPBVH TAM ĐẢO Trần Nhương/   Thứ sáu/5 /6 /2015 6:23 AM TNc: Đã 2 năm Hội nghi LLPBVH Tam Đảo. Trang nhà đưa lại ghi chép tại chỗ hội nghị đó để xốc tới Đại hội IX tưng bừng.... Sáng sớm ngày 5-6-2013 Tam Đảo đẹp lên như một nàng thiếu nữ vừa qua tuổi dậy thì. Mặt trời sáng rực và trông như con công đang múa. Có lẽ bầu trời cũng phụ họa cùng Hội nghị PBLL nên chú công mây kia múa điệu vui mừng .

4470.‘Tỉ phú ve chai’: Cho đi để nhận nhiều thứ quý hơn tiền

Hình ảnh
‘Tỉ phú ve chai’: Cho đi để nhận nhiều thứ quý hơn tiền (TNO) Sau một ngày theo chân  “tỉ phú ve chai” Huỳnh Thị Ánh Hồng  làm từ thiện, tôi nhận ra ở người đàn bà từng nghèo khó này, không chỉ có một tấm lòng thật thà quá cao đẹp, mà hơn thế nữa, đó là một “triết lý” sống tưởng chừng quá lớn với một con người ít học hành như chị: “hãy cho đi để nhận được nhiều thứ quý hơn tiền”. Trong cái nắng đầu tháng 6 của Sài Gòn, nhìn chị tất ta tất tưởi với những bao gạo, bánh kẹo,… gương mặt đẫm mồ hôi nhưng khi nào đôi mắt cũng ánh lên niềm hạnh phúc khi được đi làm từ thiện từ sáng đến chiều tối. Tôi hiểu, hơn ai hết, chị mong muốn được chia sẻ với những cảnh đời nghèo khó, thiếu may mắn hơn chị không chỉ bằng quà cáp mà còn cả tấm lòng.

4440. Chuyện đời “tỷ phú ve chai”

Hình ảnh
Chuyện đời “tỷ phú ve chai” Chị Hồng lượm những đồ còn tốt về dùng lại. Ảnh: Ngô Bình TP - Người phụ nữ tuổi ngoài 30 đẩy chiếc xe chở đầy ve chai len lỏi trong các con hẻm, vừa đi chị vừa kể về cuộc đời đầy gian truân của mình cũng như những dự định còn ấp ủ với số tiền mà cho dù ngủ mơ chị cũng không dám ước tới: 5 triệu yên Nhật. C hị Huỳnh Thị Ánh Hồng (SN 1979, quê Đức Phong, Mộ Đức, Đức Phổ, Quảng Ngãi), mấy tuần nay nổi lên như hiện tượng của truyền thông - người vô tình phát hiện 5 triệu yên Nhật trong chiếc loa thùng cũ khi chị mua về để đập ra lấy ve chai. Từ khi phát hiện số tiền này, cuộc sống gia đình chị bị đảo lộn bởi đủ thứ chuyện. Và bây giờ, những dự định của chị dần được trở thành hiện thực khi 5 triệu yên sắp được trao tận tay...

4433. Dân xã Đạ M'ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân“

Hình ảnh
Dân xã Đạ M'ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân“ Đăng Bởi  Lê Ngọc Dương Cầm   -  15:06 27-05-2015 Ông chủ tập đoàn Tôn Hoa Sen thi công dự án du lịch đã có những động thái bất chấp, chèn ép nông dân, tại thôn 3, xã Đạ M'ri, Đạ Huoai, Lâm Đồng. Những người nông dân này đang phẫn nộ vì bị ông Vũ chận mất nguồn nước, cắt luôn đường đi lên rẫy… Năm 2011, ông Lê Phước Vũ về xã Đạ M'ri thực hiện dự án, định biến vùng “khỉ ho, cò gáy” này thành khu du lịch sinh thái. Dân chưa kịp mừng thì đời sống của họ  đã trở nên xáo trộn hoàn toàn.

4213. Mỗi trái dưa trao đi - một tấm lòng mang về

Hình ảnh
Mỗi trái dưa trao đi - một tấm lòng mang về Mỗi trái dưa trao đi - một tấm lòng mang về. Những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin về việc người dân trồng dưa hấu ở Quảng Nam bị thiệt hại nặng nề do trận mưa lũ tháng 3 vừa qua đã được chia sẻ rộng rãi. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, một nhóm bạn trẻ ở Lào Cai đã lên kế hoạch kêu gọi mọi người mua dưa hấu, giúp đỡ người dân Quảng Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này.

4207. Kỳ án oan sai: Cựu tù được chính nạn nhân kêu oan

Hình ảnh
Kỳ án oan sai: Cựu tù được chính nạn nhân kêu oan TNO   12/04/2015 08:12 Bà Đỗ Thị Hằng kể lại hành trình hơn 10 năm đi kêu oan - Ảnh: Bảo Hoàng PNTB:   Ai đã đẩy gia đình bà Đỗ Thị Hằng vào cảnh tan cửa nát nhà?  Trực tiếp là do bệnh vô cảm, tắc trách, háo danh, háo thành tích gây ra. Mà tại sao vẫn là Bắc Giang? Bắc Giang quá nhiều oan sai...  Những cái ác như thế này mà không nghiêm trị thì xã hội còn nhiều bi kịch và khó cứu vãn được lòng tin của nhân dân. Bà Đỗ Thị Hằng (SN 1953, ngụ P.Mỹ Độ, TP.Bắc Giang), nguyên giáo viên cấp 3, bị kết án 5 năm 6 tháng tù về tội “mua bán phụ nữ”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Năm 2002, mãn hạn tù, bà đi kêu oan khắp nơi nhưng không được giải quyết.

4128. Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”

Hình ảnh
Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”                                   Thái Sinh PNTB: Mình sống ở miền Núi Lào Cai từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng họa hoằn mới gặp được một cây Vàng Tâm trong những khu rừng nguyên sinh. Nay thì chả thấy... Chuyên gia lâm nghiệp nói Vàng Tâm thuộc Danh mục sách Đỏ VN. Ngày xưa các cụ bảo, gỗ Vàng Tâm người ta dùng để làm đồ thờ tự, làm quan tài an táng cho các bậc vua chúa...vì nó quý lắm. Còn cây Mỡ thì ở trong rừng khá nhiều, bọn mình thường chặt về làm nhà tạm.  Thế rồi vài chục năm gần đây, từ khi có chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây mỡ được mang về trồng đại trà, chủ yếu để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng, nay thì có thêm sản phẩm ván bóc. Người  ta bảo, Mỡ thuộc họ Vàng Tâm, vì nhìn bề ngoài nó cũng hơi giống Vàng Tâm, cả cây, lá và hoa.  Thế nên một số bà con Yên Bái vừa rồi mới "vớ bở" bán được Mỡ cho những người mua "Vàng Tâm" về trồng đường phố Hà Nội!

4055. Lão Khoa làm 'diễn viên'

Hình ảnh
LÃO KHOA LÀM “DIỄN VIÊN” Bộ ảnh nhiếp ảnh gia Vũ Quang Huy  chụp nhà thơ Trần Đăng Khoa. Nguồn: Vnn Bây giờ nhớ lại một thời, chúng ta chỉ thấy thương thôi. Thương cho một số người và thương cho cả một thời đại. Cũng thương cho cả chính mình. Cái thời ấy nó thế... - Thưa nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhân dịp “đầu năm Con Dê”, thay mặt anh em báo Văn nghệ, đặc biệt là các phóng viên trẻ, tôi muốn được gõ cửa “xông đất” anh. Cũng nhân thể hỏi anh dăm ba chuyện. Anh đồng ý chứ! - Khiếp! Ông cứ vẽ! Tôi là cái mõ làng. Ai mà chẳng gõ được cơ chứ. - Cách đây không lâu, tôi có được xem một bộ phim tài liệu rất thú vị về anh khi anh còn là một cậu học trò do một hãng phim nước ngoài quay. Bộ phim ấy, họ quay năm nào vậy?

4018. Chuyện tử tế ở xứ Kim Chi

Hình ảnh
Chuyện tử tế ở xứ Kim Chi PNTB: Đọc bài viết này của Người đồng bằng mình cứ tự hỏi: Không hiểu nền giáo dục Hàn Quốc, một nước đặc tư bản chủ nghĩa họ có phép màu gì mà dạy được những con người tử tế, những con người mà ở xứ ta nghe thấy lạ hoắc, phải "bói" chưa chắc thấy! ( NĐB ) Đây là bài đăng trên báo xuân Ất Mùi Sài Gòn Tiếp Thị. Gởi đến các bạn như món quà xuân muộn, đồng thời là lời tri ân những người bạn Hàn tốt bụng, tử tế của chúng tôi. Bài báo ở đây Hơn mười ngày đi bụi trên đất nước Hàn Quốc – xứ sở Kim Chi, chúng tôi không chỉ đắm say trước cảnh sắc của trời thu nơi đây mà còn bồng bềnh trong men ấm tình người. Ngôn ngữ của lòng tử tế đã vượt qua mọi rào chắn, mọi khoảng cách và đưa đôi vợ chồng già thong dong rong ruỗi trên những nẻo đường ở Seoul, Gyeonju, Busan, Jeju…