Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê bình văn học

1535.Dưới ngọn bút Nguyễn Du, ngôn ngữ Việt giàu thêm biết bao

Hình ảnh
Dưới ngọn bút Nguyễn Du,  ngôn ngữ Việt giàu thêm biết bao Tại Pari, trong kỳ họp thứ 37 ngày 25 tháng 10 năm 2013, UNESCO đã quyết định cùng với Việt Nam sẽ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du vào năm 2015. Như vậy, Đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta đã trở thành "Danh nhân văn hóa thế giới" như Nguyễn Trãi (năm 1980) và Hồ Chí Minh (năm 1990). Đó không chỉ là tin vui, mà là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam, đặc biệt đối với những người say mê Truyện Kiều và các tác phẩm khác của Nguyễn Du.

1508. Hiểu Tổ Quốc đến xót xa...

Hình ảnh
HIỂU TỔ QUỐC ĐẾN XÓT XA… Nguyễn Anh Tuấn Nhà thơ Đỗ Nam Cao Lần đầu tiên tôi được đọc thơ Đỗ Nam Cao, qua tập di cảo Thơ mang tên ông do nhà báo Nguyễn Thế Khoa (người sưu tầm, biên soạn) thay mặt gia đình ĐNC đưa tặng. Nhiều bài hay trong tập thơ đó, nhưng có một bài khiến tôi cứ nghẹn ngào mãi sau khi đọc - đó là bài : GỬI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Trường Sa ư với ngày thường xa thật Đảo ở đâu tôi có hỏi đâu mà Điều khốn nạn là chỉ khi máu đổ  Đảo mới gần mới thật đảo của ta

1431.Về Anh Cu Bịp của Nguyễn Quang Lập

Hình ảnh
Về Anh Cu Bịp của Nguyễn Quang Lập Nguyễn Trần Sâm   Trong các truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập, Anh Cu Bịp là truyện khá đặc biệt. Rất khó gọi tên tính chất đặc biệt của nó, nhưng đại loại là thế này. Vẫn là phong cách và chất liệu ngôn ngữ Bọ Lập, vẫn đậm chất trào lộng, với những nhân vật có những hành vi kỳ quặc, và ẩn sau đó vẫn là những suy tư, day dứt, nhưng ở đây tính chất gây cười có vẻ ít hơn, còn những suy tư, day dứt, thậm chí nỗi đau đời, thì nhiều hơn hẳn so với những truyện khác.

1410.Ai làm hỏng " Di sản tục ngữ"?

Hình ảnh
Ai làm hỏng " Di sản tục ngữ"? Hay là những sai lầm của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương   trong  Từ điển tục ngữ Việt       Hoàng Tuấn Công   NQL: Công nhận Hoàng Tuấn Công là đại cao thủ ngôn ngữ. Đọc anh thật sướng.  Không mấy khi mình đọc bài viết học thuật kiểu này say mê đến quên cả giờ ăn.  Trong bài  “Giới 8X, 9X với di sản tục ngữ” trên báo  Lao động cuối tuần  (số 10-8/3/2013) Nhà ngữ học, TS Nguyễn Đức Dương viết:  “Không ít ý kiến cho rằng giới trẻ ở độ tuổi 8X, 9X ngày nay đang quá thờ ơ với tục ngữ [TN]. Một cô giáo dạy văn ở THCS tôi quen đã không chia sẻ nhận định ấy, mà thậm chí còn gay gắt bác lại. Theo cô, các em chỉ thờ ơ khi chưa thấu hiểu nội dung thôi, chứ một khi đã nắm được rồi, các em còn tỏ ra thích thú là đằng khác”.

1352. Trần Mạnh Hảo: “NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ” HAY NHỮNG LỚP SÓNG GIẢI THƯỞNG ĐÁNH CHÌM THƠ ?

Hình ảnh
PNTB: Phải nói thật là Thơ thì mình không hiểu mấy, chẳng dám mạn đàm. Song, Giải thưởng Hội Nhà văn vừa trao giải năm 2013 cho tập thơ "Những lớp sóng ngôn từ" của t.g Mã Giang Lân (GS-TS Lê Văn Lân) thì Trần Mạnh Hảo có bài phê bình có vẻ hơi nặng nhưng đọc rất hấp dẫn. Sáng nay bài viết vừa lên trang Trannnhuong.com, mình cóp về đây để bà con nào quan tâm thì đọc và ngẫm nghĩ xem. Những ý kiến trái chiều nhau là không khí dân chủ, là điều kiện tốt để đi đến chân lý, rất nên được trân trọng tiếp thu một cách bình tĩnh và sáng suốt.  “NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ” HAY NHỮNG LỚP SÓNG GIẢI THƯỞNG ĐÁNH CHÌM THƠ ? Trần Mạnh Hảo    TNc: Nhà thơ Trần Mạnh Hảo vừa gửi ý kiến trao đổi về tập thơ được Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2013. Ý kiến của đồng nghiệp trao đổi cũng là trách nhiệm của mỗi hội viên. Chúng tôi xin được lên trang bài viết này và mong nhiều ý kiến khác đóng góp.