Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật & Sự kiện

5647. Vài nhẽ cần minh định về ông Đinh La Thăng

Hình ảnh
Vài nhẽ cần minh định về ông Đinh La Thăng Nguyễn Tiến Tường Theo FB NTT Macallan 30 là loại rượu ông Thăng hay uống, mỗi chai vài chục triệu. Ở HN còn có giai thoại về người nhập rượu và xì gà cho quan chức. Riêng ông Thăng, mỗi ba tháng lại đặt hàng vài trăm triệu. Dẫu nhiên, ông không dùng một mình. Có nhiều người chịu ơn mưa móc của ông. Hoặc mưu lợi, hoặc tình cảm. Với tư cách con người, ông là một người hào sảng. Cái khó của dư luận là nhìn ông ở góc độ nào, con người hay lãnh đạo? Vì dẫu sao những gì ông có được để vung vít, rõ ràng là quốc khố, là của nhân dân. Và thường thì, một vài người cùng hưởng đặc ân, số đông còn lại là bên chịu thiệt.

5646. Vụ Đinh La Thăng: Đảng không cho 'hạ cánh an toàn'?

Hình ảnh
Vụ Đinh La Thăng: Đảng không cho 'hạ cánh an toàn'? Nhà quan sát nói những sai phạm của ông Thăng  "làm nhiều đảng viên, dù là cải cách hay bảo thủ  và cả nhân dân đều bất bình" Một nhà quan sát chính trị nói với BBC rằng "sai phạm của ông Thăng từ thời ngang hàm thứ trưởng mà lọt vào đến Bộ Chính trị thì tổng bí thư cũng không thể nói chung là rút kinh nghiệm được." Công an Việt Nam đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính Trị, và em trai ông, Đinh Mạnh Thắng. Truyền thông Việt Nam nói ông Đinh La Thăng bị điều tra về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật hình sự. Hôm 11/12, trả lời BBC, cây bút tự do Nguyễn An Dân nói: "Theo tôi, đây là việc lách quy chế đảng của những người muốn xử lý ông Thăng. Nếu đợi Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu khai trừ Đảng theo quy định (như trường hợp cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân

5643. Những câu hỏi xung quanh sự "biến mất bí ẩn" hồ sơ Trịnh Xuân Thanh

Hình ảnh
Những câu hỏi xung quanh sự "biến mất bí ẩn" hồ sơ Trịnh Xuân Thanh Bùi Hoàng Tám ( Dân trí ) - Hồ sơ cán bộ là loại tài liệu quan trọng nên không thể nói “khơi khơi” mất rồi thôi. Bộ hồ sơ không phải là “cái kim” để có thể “lẫn” vào đâu đó và càng không phải là “kim cương” để bọn đạo tặc phải kỳ công đột nhập vào kho lưu trữ của Bộ Nội vụ lấy đi. Vụ án Trịnh Xuân Thanh với rất nhiều bất ngờ đã và đang được các cơ quan chức năng từng bước điều tra làm rõ. Nó cũng khiến dư luận không khỏi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ngạc nhiên về tài sản thất thoát, ngạc nhiên về sự thăng tiến kỳ ảo… Song, có một “ngạc nhiên” rất cần được làm sáng tỏ, đó là hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh được lưu trữ cẩn mật ở Bộ Nội vụ đã “thất lạc” một cách đầy… “bí ẩn”.

5642. Anh Đinh La Thăng có được đãi ngộ thời kỳ tạm giam không?

Hình ảnh
Anh Đinh La Thăng có được đãi ngộ thời kỳ tạm giam không? Nguyễn Quang Lập Hình minh họa Nhiều người hỏi tui câu đó quá nên tui phải trả lời. Xin thưa, anh Thăng chắc được đãi ngộ thời kỳ tạm giam. Nhưng sự đãi ngộ không như mọi người suy đoán là anh ta sẽ ở phòng riêng, có điều hoà, ti vi và chế độ ăn uống riêng. Không có đâu. Nếu vậy thì cho tại ngoại hầu tra, vào tù làm gì. Đêm nay là đêm tù đầu tiên của anh Thăng. Tạm giam thì ai cũng như ai, nền xi măng lạnh toát, chăn chiên hôi rình, cơm canh rau nhạt hoét. Đêm 6/12 ba năm trước, mình nhớ lần đầu húp canh rau ấy mình sắp oẹ và suýt khóc, thấy hai cái camera mình cố nén lại, tự nhủ mình đừng khóc .. đừng khóc...Ăn cho hết... ăn cho hết. Mình ăn hết và ngủ rất ngon khiến mấy bạn tù khen nức nở, nói, không ai đêm tù đầu tiên mà ngủ ngon được như anh. Thực ra mình có ngủ giây nào đâu. Hi hi anh Thăng thì thế nào nhỉ, có khóc không, có ngủ được không?

5642. TÓM TẮT SỰ NGHIỆP CỦA ÔNG ĐINH LA THĂNG

Hình ảnh
TÓM TẮT SỰ NGHIỆP CỦA ÔNG ĐINH LA THĂNG   Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10/09/1960 tại Nam Định. Học vị: Tiến sỹ. 1983-1988: Kế toán viên, Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng công ty, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Công ty Cung ứng vật tư thuộc Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà. 1995-3/2001: Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn Tổng công ty Sông Đà; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

5636. TS. ĐOÀN HƯƠNG BỊ “VẠ MIỆNG”?

Hình ảnh
TS. ĐOÀN HƯƠNG BỊ “VẠ MIỆNG”? Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Ảnh: Cố NSNA Nguyễn Thọ TSKH. Đoàn Hương vốn là người nổi tiếng. Số đông, nhất là lớp trẻ từ lâu đã rất ngưỡng mộ chị, nhất là khi chị bình thơ. Chị có giọng nói khàn khàn mà hút hồn người, bởi nghệ thuật ngôn từ của một tiến sỹ văn chương được kết hợp với lượng tri thức khá phong phú, đa lĩnh vực. Trong nhiều năm qua, chị thường xuyên được VTV3, chương trình “Cafe sáng” mời đàm về nhiều chuyên đề hấp dẫn của cuộc sống. Điều đó càng làm cho chị trở thành NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNG. Mà phàm đã là người của công chúng thì thường bị săm soi. Nói không quá, có thể từng nốt ruồi nhỏ đến sợi tóc vương trên má…, đố có qua được con mắt số đông. Chỉ một chút sơ xuất, nhất là trong phát ngôn là có thể bị “ném”. Hôm 23/9, nói về chuyên đề “Vạ miệng”, Đoàn Hương “chém” rất hay. Chị dẫn câu của Đức Phật có dạy rằng, trên đời này có ba thứ mà khi buông ra không bao giờ lấy lại được. Đó là mũi tên khi đã rời cung, hai là lời nói và ba

5634. GỠ BĂNG ĐẠI BIỂU QH ĐẶNG THUẦN PHONG CHIA SẺ 6 BẤT AN

Hình ảnh
ĐẠI BIỂU QH ĐẶNG THUẦN PHONG CHIA SẺ 6 BẤT AN   Sau khi nhận định về sự cố gắng, nỗ lực của Chính Phủ qua một năm thực hiện “Chính phủ hành động sáng tạo và liêm chính” trong điều kiện rất nhiều khó khăn, hệ lụy, đại biểu Đặng Thuần Phong chia sẻ 6 bất an xã hội (gỡ băng phát biểu ngày 9/6/2017). Thực ra những điều này người dân nói nhiều rồi, nhưng đây là lời nói thật được cho là hiếm hoi của một đại biểu giữa "thanh thiên bạch nhật" – Hội trường Diên Hồng của Quốc Hội. “ Chúng tôi chia sẻ với Chính Phủ, song hy vọng rằng Chính Phủ và Quốc Hội  chú trọng thêm những vấn đề bất an mà nhân dân luôn bức xúc như sau: Bất an thứ nhất: Tại sao chỉ có một mình Chính Phủ hành động kiến tạo và liêm chính trong khi đất nước có cả hệ thống chính trị? Chức năng của Chính Phủ là kiến tạo, nhưng còn hành động và liêm chính, tại sao không song hành? Bất an thứ hai: Tham nhũng và lãng phí quá lớn, chưa chặn đứng, là vấn nạn đưa quốc gia đến bờ vực của sa sút lòng

5600. Thủ tướng ngồi toilet và “thứ trưởng đi xe ôm”

Hình ảnh
Thủ tướng ngồi toilet và “thứ trưởng đi xe ôm” PNTB:  Làm một quan chức dù to hay nhỏ, nên đọc bài này. Bởi những anh khệnh khạng, ra vẻ ta đây, lúc nào cũng phải đầu bóng mượt, áo quần là lượt, đi xe sang... nhưng nói năng thì như robot đã cài đặt sẵn mẫu câu , nếu gặp trường hợp phải ứng xử thì nói rất ngờ nghệch, khiến mạng xã hội dậy sóng... Những người như thế càng nên đọc bài này.  Dù có bị đứt mất dây thần kinh xấu hổ rồi chắc cũng phải chột dạ. Nếu không thì "đen đầu cũng kể làm người". Chuyện kể ông Trương Đình Tuyển, chuyện xe ông Dương Trung Quốc và chuyện Thủ tướng Phần Lan ngồi trong toilet, sẽ cho ta cái nhìn rất khác về tư duy “thứ trưởng đi xe ôm” ở VN. 1. “Hơn cả văn minh” Ngày 23/11/2015, dư luận Phần Lan đọc được một thông tin chấn động: Hai tuần trước, đương kim Thủ tướng nước họ đã phải ngồi trong toilet suốt chuyến bay kéo dài 1 giờ đồng hồ. Đã có kế hoạch đi Oulu từ trước, nhưng bị lỡ mấy chuyến bay, cuối cùng Thủ tướng Juha Sipilä và p

5592. Bà Trần Lệ Xuân qua lời kể và bình luận

Hình ảnh
Bà Trần Lệ Xuân qua lời kể và bình luận Năm 1963, bà Nhu và con gái lớn Ngô Đình Lệ Thủy công du Hoa Kỳ Nhân 54 năm cuộc đảo chính 01/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, BBC Tiếng Việt nhắc lại một số lời và bình luận kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân. Sinh năm 1924 tại Hà Nội, bà Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, qua đời ngày 24/04/2011 tại Rome, Ý, ở tuổi 87. Trong tuần sau đó, BBC phỏng vấn ông Trương Phú Thứ, người tiếp xúc bà nhiều lần trong giai đoạn bà Trần Lệ Xuân sống ở châu Âu về cuộc đời bà: Gia đình túng thiếu "Những năm 63-65, gia đình bà ấy khá túng thiếu, cho tới tận sau này, có một ân nhân ẩn danh cho bà một số tiền rất lớn và bà mua được hai căn apartment ở bên Paris, Quận 16 gần trung tâm. Bà Nhu ở một cái, một cái cho mướn để lấy tiền sinh sống."

5591. Ba giờ với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường

Hình ảnh
Ba giờ với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường Tác giả: Hòa Khánh (Quê Mẹ) FB Loc Pham : Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), người Việt Nam duy nhất đậu hai bằng Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Văn chương năm 23 tuổi ở Đại học Montpellier (Pháp). Ông tham gia kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại (1954) thì trở về Hà Nội và làm giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, LS Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn phân tích sâu sắc những sai lầm trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng để tránh mắc lại sai lầm. Vì phát biểu này, LS Nguyễn Mạnh Tường đã bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống khó khăn thiếu thốn như một “kẻ bị khai trừ” (tên cuốn sách tự thuật của ông xuất bản năm 1992 tại Pháp). Ông mất năm 1996 tại Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi.) . KD :  Bạn bè gửi cho bài viết này, về người Ls – trí thức

5586. Biệt phủ: nhục đúng cách, hèn đúng tầm

Hình ảnh
Biệt phủ: nhục đúng cách, hèn đúng tầm Kỳ Lâm  (VNTB) bình luận:  Vụ biệt phủ của ông Phó Thống đốc là phát hiện mới nhất liên quan đến giá trị hiện sản của tầng lớp lãnh đạo địa phương, trung ương trong các bộ ngành. Dù khác nhau về mặt vị trí địa lý, diện tích khối tài sản, chức vụ – vai trò trong Đảng và chính quyền thì đều giống nhau ở mỗi việc: chối tội. Từ ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái đến ông Nguyễn Phước Thanh – Phó thống đốc NHNN, kể cả ông Nguyễn Xuân Quang – Cục phó Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) mất 400 triệu trong khách sạn khi đi “thanh tra miền Tây”, không một ông nào dám thừa nhận nguồn gốc tài sản, đúng hơn là trung thực với nguồn tài sản của mình ( Kỳ Lâm ) Nhiều người tin rằng, sự hèn – nhục đó xứng tầm làm lãnh đạo

5583 - 50 năm nhìn lại số phận của Kim Ngọc và Đặng Kim Giang

Hình ảnh
50 năm nhìn lại số phận của Kim Ngọc và Đặng Kim Giang Tác giả: Kim Trần Vũ Thư Hiên giới thiệu:   Bài viết của tác giả Kim Trần gửi cho tôi, xin chia sẻ cùng các bạn. Những chỗ in đậm, in nghiêng, gạch dưới đều bị mất vì tôi không biết cách làm trong Facebook, mong các bạn thông cảm. LÊ DUẨN: Tại Đại hội Đảng III (5-10 tháng 9.1960) Đảng Lao động Việt Nam, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị, có đoạn: “Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất phát triển”  (Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội toàn quốc đảng Lao Động Việt Nam lần thứ III tháng 5/9/1960. Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 21 trang 531. NXB Chính trị Quốc gia. 2002).

5567. Thầy Cương và sự ra đi của kẻ sĩ cuối cùng

Hình ảnh
Thầy Cương và sự ra đi của kẻ sĩ cuối cùng Nguyễn Thông Tôi gọi cụ Văn Như Cương là kẻ sĩ cuối cùng bởi thế hệ mang cốt cách kẻ sĩ Bắc hà nay gần như không còn nữa. Chỉ còn lại những trí thức mà thôi. Không có bất cứ sự chỉ đạo nào, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi thầy giáo Văn Như Cương trút hơi thở cuối cùng, báo chí đồng loạt thông tin về sự ra đi nổi tiếng này. Một thầy dạy toán khi biết tin thầy Cương từ trần đã nói với tôi, chẳng khác gì quốc tang, tang lễ quốc gia nhiều khi cũng không được quan tâm bằng. Tràn lan sự tiếc thương vô bờ bến. Điều đó nói lên rằng khi lòng dân đã nuôi giữ trân trọng, quý mến hình ảnh ai đó thì con người ấy luôn được dành cho sự chú ý đặc biệt, không cần phải “đúng quy trình”.

5560. VĨNH BIỆT THẦY VĂN NHƯ CƯƠNG

Hình ảnh
VĨNH BIỆT THẦY VĂN NHƯ CƯƠNG Thầy Văn Như Cương Hơn 35 năm trước, mình đã được biết đến danh tính thầy giáo Văn Như Cương. Ấy là do lúc đó mình hay chơi với một thầy giáo trẻ tên Ngọc Anh, dạy ở trường cấp III Bảo Thắng, bên cạnh nhà mình. Suốt ngày chú ấy ca ngợi thầy giáo dạy toán Văn Như Cương... Thầy Văn Như Cương quả thật là thần tượng của Ngọc Anh. Sáng qua, báo đưa tin: "Phó giáo sư Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80", khiến mình không khỏi bàng hoàng. Nhớ lại hồi ấy, anh bạn Ngọc Anh lúc thì gọ i Thầy Văn Như Cương, lúc thì Giáo sư Văn Như Cương. Cũng lạ, gần 40 năm qua, nhiều người vẫn gọi ông là GIÁO SƯ VĂN NHƯ CƯƠNG, cả báo chí đôi khi vẫn viết "nhầm" GIÁO SƯ VĂN NHƯ CƯƠNG (cứ gõ cụm từ GIÁO SƯ VĂN NHƯ CƯƠNG vào mạng Google mà xem, mình không nói điêu đâu). Nhưng cũng lạ, khi viết "nhầm" như thế, báo không đính chính, mà chẳng có ai, có cơ quan tổ chức nào nói gì ! Được biết, duy chỉ mỗi ý kiến của chính thầy Văn Như Cương nói với báo rằn

5558. BBC: Vì sao Tướng Trương Giang Long nghỉ chờ hưu?

Hình ảnh
Vì sao Tướng Trương Giang Long nghỉ chờ hưu?   BBC Tiếng Việt  / 05-10-2017 Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng  Tổng cục  Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân Trước tin Thiếu tướng Trương Giang Long vừa nhận quyết định nghỉ công tác chờ hưu trí theo thông báo của Bộ Công an, cựu Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang nói ông "bất ngờ" và "ngạc nhiên" về quyết định này.  Nói với BBC hôm 04/10, Đại tá Quang cho rằng dù vì lý do nào đi nữa, Bộ Công an không nên công bố quyết định này trước Hội nghị Trung ương 6 hiện đang diễn ra.  Thiếu tướng Tiến sĩ Giáo sư Trương Giang Long là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân và Giám đốc Học viện Chính trị Công An Nhân dân. Quyết định cho ông Long về nghỉ được truyền thông Việt Nam đăng tải rộng rãi hôm 3/10.

5551. Thơ của thầy Thái Bá Tân:

Hình ảnh
Thơ của thầy Thái Bá Tân Thầy giáo Thái Bá Tân Thái Bá Tân là ai?   Theo Wikipedia, ông sinh ra trong dòng họ Thái, được coi là hậu duệ của Tao Đàn Phó Nguyên Soái  Thái Thuận  dưới triều  Lê Thánh Tông . Ông từng học Đại học ngoại ngữ Matscova (khoa phiên dịch tiếng Anh) 1967 – 1974. Phiên dịch tiếng Anh và Nga ở Bộ Thủy Sản. Dạy tiếng Anh và văn học Anh tại Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội 1975 – 1978. Sau đó ông về làm biên tập sách tại nhà xuất bản Lao động, Hội nhà văn. Hiện thuộc biên chế Hội Nhà văn Việt Nam, phó chủ tịch Hội đồng Văn học nước ngoài và ủy viên Ban đối ngoại của hội. Hiện ông đang sống và làm việc tại  Hà Nội . Đã xuất bản khoảng 70 đầu sách, gồm thơ dịch, truyện ngắn và thơ sáng tác. Hơn hai mươi lăm năm tổ chức lớp học thêm tiếng Anh cho sinh viên, với gần 300 người một lớp, rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên đã trưởng thành và thành công từ lớp học tiếng Anh này của ông.

5549. Nhà thơ Hữu Loan: Kể chuyện bố mẹ vợ bị hành quyết trong CCRĐ

Hình ảnh
Nhà thơ Hữu Loan:  KỂ CHUYỆN BỐ MẸ VỢ BỊ HÀNH QUYẾT TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan. Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà

5545. Nhà văn Nguyễn Tuân chiêu đãi giáo sư Trần Đức Thảo một chầu hát cô đầu chui ở ATK

Hình ảnh
NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN CHIÊU ĐÃI GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO  MỘT CHẦU HÁT CÔ ĐẦU CHUI Ở ATK Ảnh minh họa PNTB: Một bài viết hay, xúc động. Trần Đức Thảo và đêm hát cô đầu chui ở ATK Thời gian sống ở ATK, tôi (Trần Đức Thảo) bị sai khiến làm mấy việc vơ vẩn như ngồi dịch những tài liệu cũ kỹ, mà rồi sau chẳng dùng được vào việc gì! Hoặc là theo chân mấy phái đoàn Trung ương đi thanh tra này nọ với vai trò của một cây cảnh: đi tới đâu cũng được giới thiệu là trí thức ở bên Tây mới về tham gia cách mạng! Rồi được vỗ tay, hoan hô. Chứ chẳng làm được một việc gì hữu ích cả! – Sống như thế thì tẻ nhạt quá, làm sao bác chịu nổi? – Ấy trong quãng thời gian sống ở bên lề chính trị như thế không hẳn là tẻ nhạt đâu. Thỉnh thoảng cũng có những giây phút rất thú vị, rất vui. Bởi sống ở hậu phương thời kháng chiến, luôn luôn được chứng kiến những ngang trái xảy ra thật là bất ngờ, làm bật cười, cười đến chảy nước mắt. Trong cách mạng mà cũng có lúc ăn chơi lén lút, đáng ghi nhớ

5537. Tạ Duy Anh: CHỊ DẬU và CỤ KÌNH

Hình ảnh
Chị Dậu và Cụ Kình Tạ Duy Anh   Chị Dậu Để khất thuế, giọng chị Dậu, con mẹ nhà quê, mới thảm thương, bi thiết làm sao. Có cảm giác bảo chị làm con chó liếm chân cho quan, chắc chắn chị cũng sẽ liếm, chỉ cốt sao chồng chị đang đau ốm không bị bắt, bị trói có thể dẫn đến chết. Mà nếu chẳng may anh Dậu chết vì đòn, thì với cái đám quan lại ngu, đểu và tham còn hơn chó ấy, làm sao vạch được trời mà kêu oan. -Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho. -Tha này, tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, rồi lại sấn đến trói anh Dậu.

5519. CHUYỆN PHIẾM VỀ GIẢI MEKONG

Hình ảnh
CHUYỆN PHIẾM VỀ GIẢI MEKONG Đào Nguyên Phó thủ tướng Thái Lan trao giải cho Trần Nhương. PNTB: Chúc mừng Trần lão gia 'nẫng' giải thưởng văn học Mekong. TP - Trần Nhương vừa trở về từ lễ trao “Giải thưởng văn học sông Mekong lần thứ 8” (Mekong River Literature Award 2017). Nhiều người ngỡ ngàng không hiểu lão “Trần Ham Vui” (nickname của lão) viết gì mà “ẵm” giải dễ dàng thế. Thì ra, lão lục tìm trong “gia tài cũ”, lấy một cuốn tiểu thuyết có cái tên rõ “sến”: “Bến đỗ đời anh”, để tham dự giải. “Sến” nhưng “chất”? “Bến đỗ đời anh” xuất bản từ năm 1990, do NXB Phụ nữ ấn hành: “Thành Chương làm bìa hẳn hoi”, Trần Nhương khoe. Tưởng gì hóa ra bìa in hình một cô gái, có lẽ chỉ Trần Nhương không biết cô gái ấy là ai còn đa phần những người mê dòng phim mỳ ăn liền ngày trước đều biết đó là “ngôi sao” nổi tiếng nhất bấy giờ, diễn viên điện ảnh Diễm Hương. May là thời đó vấn đề bản quyền chưa được quan tâm, nếu như thời nay nhà xuất bản cũng như tác giả sẽ bị kiện tun