Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử

5650. Lê Anh Hùng - Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào?

Hình ảnh
Lê Anh Hùng - Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào? Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật. Từ nhiều năm trước, trong dư luận đã lan truyền thông tin rằng kết quả Hội nghị Thành Đô là một bản mật ước, theo đó lãnh đạo CSVN đề nghị và lãnh đạo Trung Quốc đồng ý để Việt Nam trở thành một khu vực tự trị của Trung Quốc. Hội nghị Thành Đô là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam cũng như trong các cộng đồng người Việt hải ngoại suốt nhiều năm qua. Chỉ 4 ngày sau khi được Đại sứ Trung Quốc thông báo, ba nhà lãnh đạo Việt Nam là TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đã có mặt tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) vào đúng ngày Quốc khánh lần thứ 45, trong khi Đặng Tiểu Bình thậm chí không thèm xuất hiện như lời hứa hẹn lấp lửng ban đầu.

5613. Chuyện chiếc tràng kỷ ở nhà cụ bà Trịnh Văn Bô

Hình ảnh
Chuyện chiếc tràng kỷ ở nhà cụ bà Trịnh Văn Bô XUÂN BA  (nhà báo)     Cụ Hoàng Thị Minh Hồ tại nhà riêng, biệt thự 34 Hoàng Diệu, Hà Nội - Ảnh: Xuân Ba  PNTB: Hôm nay thì cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã mồ yên mả đẹp tại nghĩa trang gia đình ở Vĩnh Phúc rồi. 5000 lạng vàng ông bà hiến cho quốc gia lúc khó khăn nhất "một miếng khi đói/ một gói khi no", phải được coi là một nghĩa cử đối với đất nước mà nhà cầm quyền ở thời kỳ nào cũng không được phép quên. Tin cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô qua đời ở tuổi 104 loang nhanh… Ngồi buồn soát lại những tấm ảnh cũ chụp thời vẫn qua lại để viết bài về cụ bà Trịnh Văn Bô. Thời mà nhiều người ít nhắc đến công tích từng hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng thời gian khó cùng việc hiến mấy ngôi nhà cũng cho cách mạng, trong đó có nhà 48 Hàng Ngang (nơi Cụ Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập). Người ta cũng chả mấy khi nhắc

5599. Hát lên sau “Bài ca tháng 10″…

Hình ảnh
Hát lên sau “Bài ca tháng 10″… Hà Hiển   /Tản mạn Mình đã chăm chú xem từ đầu đến cuối chương trình văn nghệ và lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga do BCHTW đảng CSVN, quốc hội, chủ tịch nước và mặt trận tổ quốc tổ chức do VTV phát trực tiếp sáng Chủ nhật vừa qua. Nhận xét chung: Phần hội có nhiều bài hát Nga và Việt làm cho những người ở lứa tuổi U50 – U60 nhớ lại những kỷ niệm thời quá khứ của mình, trong đó có những hình ảnh của Liên Xô và mối tình hữu nghị Việt – Xô một thời. Phần lễ trang trọng với bài diễn văn dài của TBT Nguyễn Phú Trọng. Còn sau đây là một vài cảm nhận cụ thể hơn: 1) Diễn văn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – mình chăm chú nghe nhất đoạn sau đây:

5596. 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

Hình ảnh
100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI (7/11/1917 – 7/11/2017) Lê Phú Khải (Nguồn từ Văn Việt) Tác giả và các bạn Nga 1991 Mạc Văn Trang: Bài dài nhưng rất lý thú. Những ai "bảo hoàng hơn vua" càng nên đọc bài này. I. Những gì mắt thấy tai nghe May mắn cho người viết là được có mặt ở Liên Xô đầu năm 1991 trong một chuyến đi “công tác” được chứng kiến tận mắt, nghe tận tai, do các bạn Nga trong ban Tiếng Việt của Đài Phát thanh đối ngoại Liên Xô nói tiếng Việt rất thạo, nói về tình hình Liên Xô lúc đó. Tức tình hình Liên Xô lúc gây cấn nhất và chỉ vài tháng sau, Liên Xô tan rã. Sở dĩ tôi đặt chữ “công tác” trong dấu nháy (“ ”) vì thực chất là đi chơi, nói đi công tác để cho oai mà thôi (!) hai nước với danh nghĩa trao đổi phóng viên, hàng năm có những cuộc giao lưu. Lúc vui vẻ thì người ta đi hết rồi, nay mới đến lượt tôi, kẻ thường trú tận mãi đồng bằng Sông Cửu Long xa xôi.

5592. Bà Trần Lệ Xuân qua lời kể và bình luận

Hình ảnh
Bà Trần Lệ Xuân qua lời kể và bình luận Năm 1963, bà Nhu và con gái lớn Ngô Đình Lệ Thủy công du Hoa Kỳ Nhân 54 năm cuộc đảo chính 01/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, BBC Tiếng Việt nhắc lại một số lời và bình luận kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân. Sinh năm 1924 tại Hà Nội, bà Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, qua đời ngày 24/04/2011 tại Rome, Ý, ở tuổi 87. Trong tuần sau đó, BBC phỏng vấn ông Trương Phú Thứ, người tiếp xúc bà nhiều lần trong giai đoạn bà Trần Lệ Xuân sống ở châu Âu về cuộc đời bà: Gia đình túng thiếu "Những năm 63-65, gia đình bà ấy khá túng thiếu, cho tới tận sau này, có một ân nhân ẩn danh cho bà một số tiền rất lớn và bà mua được hai căn apartment ở bên Paris, Quận 16 gần trung tâm. Bà Nhu ở một cái, một cái cho mướn để lấy tiền sinh sống."

5591. Ba giờ với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường

Hình ảnh
Ba giờ với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường Tác giả: Hòa Khánh (Quê Mẹ) FB Loc Pham : Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), người Việt Nam duy nhất đậu hai bằng Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Văn chương năm 23 tuổi ở Đại học Montpellier (Pháp). Ông tham gia kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại (1954) thì trở về Hà Nội và làm giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, LS Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn phân tích sâu sắc những sai lầm trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng để tránh mắc lại sai lầm. Vì phát biểu này, LS Nguyễn Mạnh Tường đã bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống khó khăn thiếu thốn như một “kẻ bị khai trừ” (tên cuốn sách tự thuật của ông xuất bản năm 1992 tại Pháp). Ông mất năm 1996 tại Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi.) . KD :  Bạn bè gửi cho bài viết này, về người Ls – trí thức

5589. LÊN SA PA VÀO UỐNG CÀ PHÊ CỘNG

Hình ảnh
LÊN SA PA VÀO UỐNG CÀ PHÊ CỘNG PNTB Hôm qua đi dự đám cưới con anh bạn ở Sa Pa, được nhà thơ Hồng Thạo cho quá giang bằng xe con bán tải. Tiệc xong lại đưa cả “mâm” đi đãi café CỘNG, ngay cạnh vườn hoa Xuân Viên. Nét độc đáo (hay nói cách khác là “độc nhất vô nhị”), không phải đồ uống, mà là được trải nghiệm một không gian “lùi” lại khoảng ba bốn mươi năm trước.

5583 - 50 năm nhìn lại số phận của Kim Ngọc và Đặng Kim Giang

Hình ảnh
50 năm nhìn lại số phận của Kim Ngọc và Đặng Kim Giang Tác giả: Kim Trần Vũ Thư Hiên giới thiệu:   Bài viết của tác giả Kim Trần gửi cho tôi, xin chia sẻ cùng các bạn. Những chỗ in đậm, in nghiêng, gạch dưới đều bị mất vì tôi không biết cách làm trong Facebook, mong các bạn thông cảm. LÊ DUẨN: Tại Đại hội Đảng III (5-10 tháng 9.1960) Đảng Lao động Việt Nam, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị, có đoạn: “Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất phát triển”  (Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội toàn quốc đảng Lao Động Việt Nam lần thứ III tháng 5/9/1960. Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 21 trang 531. NXB Chính trị Quốc gia. 2002).

5549. Nhà thơ Hữu Loan: Kể chuyện bố mẹ vợ bị hành quyết trong CCRĐ

Hình ảnh
Nhà thơ Hữu Loan:  KỂ CHUYỆN BỐ MẸ VỢ BỊ HÀNH QUYẾT TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan. Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà

5539. Nhà văn và câu chuyện hoà giải dân tộc

Hình ảnh
Nhà văn và câu chuyện hoà giải dân tộc Lưu Trọng Văn/  T heo FB LTV Nhà thơ Hữu Thỉnh và Nhà văn Phan Nhật Nam (Ảnh Internet) Gã có tí toáy viết văn nhưng không nhận mình là nhà…văn. Tuy vậy chuyện văn chương là chuyện rung dây động …lòng con người nên gã cũng quan tâm nhiều lắm. Mới đây nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo một tài thơ đương đại của nước nhà có đưa ra lời bình về việc nhà văn Phan Nhật Nam từ chối thẳng thừng lời mời của nhà thơ Hữu Thỉnh nhân danh Hội NV VN về nước dự diễn đàn các nhà văn hoà giải, hoà hợp dân tộc. Nói cho nhanh, gã tôn trọng ý kiến của Phan Nhật Nam. Và nói cho nhanh nữa gã không đồng tình bác Tạo cho rằng việc Phan Nhật Nam từ chối lời mời là….quá khắt khe.

5543. Trung Quốc hoãn chiếu phim liên quan chiến tranh biên giới Trung – Việt vì sợ kích phát biểu tình

Hình ảnh
Trung Quốc hoãn chiếu phim liên quan chiến tranh biên giới Trung – Việt vì sợ kích phát biểu tình Đạo diễn Phùng Tiểu Cương.  (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images) Theo kế hoạch ban đầu, ngày 29/9 bộ phim có tên “Phương Hoa” (tiếng Anh: Youth) của đạo diễn Phùng Tiểu Cương sẽ được phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), tuy nhiên kế hoạch phát sóng đã đột nhiên bị hủy bỏ. Có phân tích cho rằng, bộ phim bị gấp rút yêu cầu dừng phát sóng có nguyên nhân liên quan tới chiến tranh Trung – Việt, nó có thể dẫn đến những bàn tán trong xã hội và khiến người ta lật lại lịch sử, thậm chí có thể kích động những binh lính từng tham gia chiến tranh Trung – Việt biểu tình. Bộ phim Phương Hoa bị hoãn chiếu gấp Khoảng 1 giờ 37 phút sáng ngày 24/9, trên Weibo của đạo diễn Phùng Tiểu Cương đăng tải thông tin cho biết,  “đã thương lượng với Cục điện ảnh và các cơ quan liên quan, Phương Hoa sẽ tiếp thu kiến nghị của các bên về thay đổi thời gian phát sóng trên CCTV, lịch phá

5502. Thành ngữ mới: Phồn vinh giả tạo

Hình ảnh
Thành ngữ mới: Phồn vinh giả tạo Hôm rồi, dư luận ồn ào quanh chuyện một nhóm nhà sử học viết bộ sử mới đã không dùng những từ “ngụy, ngụy quân, ngụy quyền, chính quyền ngụy” để gọi chính thể Việt Nam cộng hòa như lâu nay nhà cầm quyền vẫn kết án. Có người bảo đó là cuộc cách mạng về tư tưởng tư duy, báo hiệu một sự thay đổi căn bản. Có người khác bảo họ chỉ làm màu thế chứ thực tâm chả thay đổi gì đâu. Lại có người nói rằng sự thay đổi chỉ cốt lợi dụng tên gọi chính quyền cũ để sử dụng hợp pháp những tài liệu văn bản của Sài Gòn trước năm 1975 về các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thôi, nhằm mục đích đấu tranh đòi biển đảo thôi. Lại có ông tướng về hưu hung hăng đòi truy tố mấy nhà viết sử bởi theo ông ngụy muôn đời vẫn là ngụy… Mỗi vị một phách, chả biết thế nào. Cứ sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, dân đen ngoảnh qua ngoảnh lại theo ý các ông các bà ấy chắc gãy mẹ nó cổ.

5491. Mông Cổ đã chuyển đổi dân chủ không một tiếng súng như thế nào

Hình ảnh
Ảnh: Mông Cổ đã chuyển đổi dân chủ không một tiếng súng như thế nào Mông Cổ được xếp vào nhóm các nước tự do, theo báo cáo Tự do trên thế giới năm 2017 của Freedom House. Ảnh: Chụp màn hình. Kể từ đó, Mông Cổ rũ bỏ hình ảnh một nước độc tài toàn trị, vươn lên trở thành một trong những nước tự do nhất châu Á, sánh cùng các nước tự do khác như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Ấn Độ (màu xanh). Trong khi đó, Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước khác ở châu Á được xếp vào nhóm các nước không tự do (màu tím) hoặc tự do một phần (màu vàng), theo báo cáo Tự do trên thế giới năm 2017 của Freedom House. Cuối những năm 1980, Mông Cổ đã trải qua gần 70 năm “kiên trì” trên con đường xã hội chủ nghĩa, lại nằm giữa hai đất nước cộng sản khổng lồ là Trung Quốc và Liên bang Xô viết. Ít ai nghĩ Mông Cổ sẽ có một số phận khác.

5482. Không có gì phải khen, mà xấu hổ thì mới đúng

Hình ảnh
Không có gì phải khen, mà xấu hổ thì mới đúng Nguyễn Thông Nhân dịp có bộ sử mới, nhiều vị nức nở khen chuyện ban biên soạn đã bỏ không dùng những từ và cụm từ "ngụy, ngụy quân, ngụy quyền", đã gọi chính thể ở miền Nam trước 1975 là Việt Nam cộng hòa chứ không phải chính quyền ngụy... Trước hết, không có gì phải khen, mà xấu hổ thì mới đúng. Đến bây giờ mới dám mon men tôn trọng lịch sử như vậy là quá dở, quá trễ. Người dân và rất nhiều nhân sĩ trí thức đã làm như vậy lâu rồi, chỉ có nhà cai trị cứ cố tình "thù muôn đời muôn kiếp không tan" thôi.

5480. Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: Nhiều vấn đề quan hệ Việt - Trung chưa được nhắc đến

Hình ảnh
Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: Nhiều vấn đề quan hệ Việt - Trung chưa được nhắc đến PGS.TS Trần Đức Cường nuối tiếc bộ sử chưa nói sâu về quan hệ Việt - Trung các thời kỳ hay sự kiện Gạc Ma năm 1988. ·    Chiến tranh xâm lược của Trung Quốc được đưa trong sách Lịch sử Việt Nam - Bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập do Viện Sử học biên soạn có gì khác biệt so với các sách sử trước đây, thưa ông? - Bộ thông sử gồm 15 tập, gần 10.000 trang do đội ngũ cán bộ Viện Sử học nghiên cứu hơn 9 năm, khái quát lịch sử nước ta từ khởi thuỷ đến năm 2000.

5478. Sử và viết sử

Hình ảnh
Sử và viết sử Nguyễn Thông PNTB: Đúng vậy, Sử và Viết sử là khác nhau. Sử diễn ra khách quan, còn viết sử nếu muốn phản ánh đúng sử thì có thế nào viết thế. Viết sử mà bình luận, thêm dấm thêm ớt vào thì chả còn gì là sử... NT: Muốn có bộ sử ký thực sự là lịch sử, tôn trọng sự thật khách quan, phải có những nhà chép sử không bị lệ thuộc vào cái gì, kể cả vua.

5469. “NHẬN THỨC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH”- QUY LUẬT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT KARL MARX.

Hình ảnh
“NHẬN THỨC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH”- QUY LUẬT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT KARL MARX. PNTB   Karl Marx (1818 - 1883) 35 năm trước, khi dùi mài kinh sách Marxism, nhiều người trong chúng tôi đưa ra câu hỏi: Tại sao không gọi là Chủ nghĩa Mác – Ăng ghen – Lê nin, mà chỉ nói Chủ nghĩa Mác – Lê nin? Vậy thì vai trò của Ăng ghen (F. Engels) ở đâu? Các thầy đều thống nhất trả lời: “Bởi Enggels với Marx LÀ MỘT!. Hai tư tưởng ấy như hai cây violon trong một dàn nhạc giao hưởng, nên nói tên học thuyết không cần nói đến tên Enggels. Những người CS chúng ta phải hiểu rằng, nói đến Marx là đã có Enggels trong đó. Còn Lenine là giai đoạn 2, giai đoạn hiện thực hóa Chủ nghĩa Marx trên thực tế tại Nga và Liên Xô. Cho nên chỉ cần nói Marx, Lenine là đủ. Enggels, ta hiểu như cái gạch nối giữa Marx và Lenine…”

5467. Karl Marx được tôn thờ từ khi nào?

Hình ảnh
Karl Marx được tôn thờ từ khi nào? BBC 12 tháng 8 2017 Một số cuộc tranh luận mới đây ở châu Âu đặt lại vấn đề từ khi nào Karl Marx được tôn thờ trong phong trào cộng sản quốc tế và liệu bản thân Marx có tin chủ nghĩa tư bản sẽ tự tan rã. Trong một bài trên tạp chí Polityka ở Ba Lan (12/06/2017), nhà nghiên cứu Edwin Bendyk nêu ra vấn đề sau Brexit, châu Âu cần đặt câu hỏi có hay không một cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Theo ông, đây cũng là vấn đề làm đau đầu phái Tả châu Âu và một số nhà lý luận và lý thuyết gia đã tìm lại học thuyết của Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản để tìm lời giải. Vấn đề là Marx chưa bao giờ dự báo sự tan rã của chủ nghĩa tư bản như các tín đồ gán cho ông. Marx chỉ mô tả chủ nghĩa tư bản là hệ thống liên tục gặp khủng hoảng nội tại rồi đổi mới.

5464. Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn

Hình ảnh
Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn FB Hoàng Hải Vân Trước đây có tài liệu viết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương (Mười Hương) bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở khu biệt giam Chín Hầm, nơi được coi là địa ngục trần gian ở Huế. Người ta bảo ông bị các cai ngục của Ngô Đình Cẩn tra tấn vô cùng man rợ. Trong lần gặp ông để viết về Phạm Xuân Ẩn và Phạm Ngọc Thảo, tôi hỏi ông có chuyện đó không, ông trả lời là ông có bị giam ở Huế nhưng bị tra tấn thì không. Ông Mười Hương kể, trong thời gian ông bị giam, Ngô Đình Nhu có đến gặp ông. Cuộc gặp này có mặt Ngô Đình Cẩn. Theo ông Mười Hương thì vừa gặp ông, Ngô Đình Nhu nói ngay : “Cộng sản các anh ác lắm. Họ Ngô của tôi suýt nữa thì tuyệt tự…”. Ông Mười Hương nói : “Nhưng cụ Hồ đã không làm khó cho ông Ngô Đình Diệm…”. Ngô Đình Cẩn nói chen vào : “Đúng rồi, cấp trên của các anh thì rất tốt, làm bậy chỉ có cấp dưới thôi”. Ngô Đình Nhu cũng tán thành với ý kiến của Ngô Đình Cẩn. Mục đích cuộc gặp là để biết người biết ta

5424. Người xưa xử nghiêm quan chức sai trái

Hình ảnh
Người xưa xử nghiêm quan chức sai trái Trinh Nguyễn ( TNO )  Theo các chuyên gia về lịch sử, văn hóa, những sai phạm pháp luật của quan lại thời xưa bị xử phạt nghiêm. TIN LIÊN QUAN §   Q.Thanh Xuân (Hà Nội) thông tin vụ “Chủ tịch phường trông xe cho phó chủ tịch quận” §   Xe chở phó chủ tịch quận Thanh Xuân đỗ sai vị trí §   Chuẩn bị xét xử 14 cán bộ liên quan sai phạm đất đai ở Đồng Tâm Chặt tay vì đút lót PGS-TS Tạ Ngọc Liễn, Viện Sử học, cho biết trước đây những vị quan thanh liêm, không ăn đút lót, giữ liêm sỉ của nhà Nho quân tử thường rất nghèo. Những vị công bộc như thế cũng là tấm gương về việc chống ăn đút lót. “Ông Trần Thủ Độ chẳng hạn, là một tấm gương về việc chống ăn đút lót. Có một người đến đút lót vợ ông ấy để xin một chức quan trong thôn. Ông bảo chặt tay người đó. Đó là tấm gương quyết liệt”, ông Liễn nói.