Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn

5256. Marinet

Hình ảnh
Marinet Vũ Thư Hiên PNTB: Đoạn hồi ký này ông Vũ Thư Hiên viết về hồi bị giam ở trại Phong Quang (thuộc huyện Bảo Thắng - nơi mình công tác). Hồi ấy cứ thấy người ta gọi Trại 1, để phân biệt với Trại 2 (cùng địa bàn huyện) ở khu vực xã Phong Hải. Trại giam Phong Quang là nơi đồi rừng thâm u giáp ranh giữa 2 xã Phong Niên và Xuân Quang, có lẽ cái tên Phong Quang ra đời từ đó. Tất nhiên, hồi ấy (1974) mình không hề biết có một nhà văn, nhà báo cao cấp của Tạp chí Cộng sản (con trai cụ Vũ Đình Huỳnh, người phục vụ, kề cận Chủ tịch Hồ Chí Minh) lại bị giam ở đây. (Hệ lụy của 'trận đánh nội bộ' với những người CS theo 'chủ nghĩa xét lại  Khrushchyov ( Ники́та Серге́евич Хрущёв) ( VTH ) Tự nhiên nhớ đến một bạn tù hẳn đã không còn và chẳng để lại dấu vết. Nhớ và thương. Đưa mấy dòng hồi ức về con người bất hạnh ấy lên đây để các bạn của tôi biết có một người như thế đã từng sống trên trái đất.

5247. Cùng chuyên gia Nguyễn Trần Bạt lan man chuyện tỉ phú Việt

Hình ảnh
Cùng chuyên gia Nguyễn Trần Bạt lan man chuyện tỉ phú Việt Ông Nguyễn Trần Bạt Nguyễn Thông: Ông bạn Xuân Ba vừa nhoáy vội mấy dòng cho tôi. Rằng: "Gửi Nguyễn Thông. Tao gửi mày nội dung trò chuyện với chuyên gia Nguyễn Trần Bạt về tỉ phú Việt. Tiếc hùi hụi cùng xót xa khi một vấn đề được triển khai công phu và hơi bị thú vị đã bị khuôn và gò lại trong một bài viết ngắn (còn 1/3) rất chi là phải chăng để đăng trên tờ báo giấy. Còn đây mới là toàn bộ nội dung cuộc trao đổi, mày ạ. Xuân Ba".  Tôi xin giới thiệu toàn bộ bài viết thú vị của lão bạn

5220. Góp tí ti giải mã bí ẩn Đồng Tâm

Hình ảnh
Góp tí ti giải mã bí ẩn Đồng Tâm XUÂN BA   (nhà báo) Từng bần thần háo hức rồi thất vọng trước cái cổng chính làng Hoành Đồng Tâm nhưng không được vào… Rồi những thời khắc nhúc nhắc chen chân để tròn mắt chứng kiến cuộc vào thôn Hoành xã Đồng Tâm của ông Đô trưởng Nguyễn Đức Chung ngày 22/4/2017 trực tiếp thương thảo với người dân và giải quyết biến cố Đồng Tâm chỉ trong có vỏn vẹn có 2 tiếng đồng hồ theo phương thức Win-Win, tạm hiểu là các bên cùng thắng! Người dân thắng và chính quyền không thua!  

5204. Giật thột chuyện 28 năm trước

Hình ảnh
Giật thột chuyện 28 năm trước  (viết nhân việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức) XUÂN BA   (nhà báo) Phong tỏa cổng làng ở Đồng Tâm Ảnh Zing.vn Chiều mười tám (18.4.2017) hóng được cánh đồng nghiệp thạo tin rằng sắp diễn ra việc đối thoại của cấp trên với dân làng Đồng Tâm (Mỹ Đức) tôi bám theo mấy anh em viết trẻ về cái làng quê mấy bữa nay đang nóng trên các phương tiện truyền thông việc bắt giữ người trái pháp luật…Nhưng đến địa phận Đồng Tâm, mọi lối vào làng đã bị chặn cứng! Tần ngần trước ngã rẽ chắc chẳng phải lối chính vào làng đương bị chặn bởi mấy chiếc xe bò, xe ba gác chổng ngược, loanh quanh mãi rồi cũng gặp được hai đàn ông đứng tuổi với ba thanh nam thanh niên chắc đang làm cái việc canh gác…   Năn   nỉ cùng trình ra đủ thứ giấy tờ tùy thân nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu kiên quyết kèm câu trả lời gióng một chắc nịch rằng  báo ta báo tây, báo trung ương hay địa phương lề phải lề trái  gì… đều cấm tiệt vào làng. Đợi thêm một hồi nữa, hóa ra cái tin đối thoại

5092. Thày tôi

Hình ảnh
Thày tôi   Cụ Nguyễn Văn Du (91918 - 1992) PNTB - Hôm nay là ngày giỗ lần thứ 25 của Thày tôi. Post lại bài viết này (rút trong tập Ký Mảnh vườn ký ức, NXB Hội Nhà văn 2014) như một nén tâm nhang tưởng nhớ Thày. Thày tôi sinh năm Mậu Ngọ - 1918. Thày được học chữ quốc ngữ đến trình độ lớp bốn, là một trong những người có học vấn khá nhất trong bối cảnh gần như cả làng mù chữ. Vì vậy, thày tôi được Ủy ban Kháng chiến Hành chính cho làm Phó ban Văn hóa xã. Thày tôi kể: năm 1950, quê tôi nằm trong vùng tề. Các hoạt động của chính quyền nhân dân rút vào bí mật, thậm chí ngừng hoạt động bởi toàn bộ địa bàn hoàn toàn thuộc địch kiểm soát. Nhà tôi có một căn hầm bí mật ở ngoài vườn có cửa thông vào trong gian buồng, để khi ông chú họ tôi là cán bộ Việt Minh ở huyện thỉnh thoảng về có chỗ trú ẩn. Chú là họ hàng về đằng bà nội tôi, người thuộc làng An Cầu, xã Vĩnh An. Có hôm giữa đêm, ông xuất hiện như một bóng ma ở trong nhà. Thày bu tôi dậy, thắp nhỏ cái đèn mổ vội con gà làm cơm

5042. Người lính không sợ chết, nhưng ai cũng chỉ muốn về nhà

Hình ảnh
Người lính không sợ chết, nhưng ai cũng chỉ muốn về nhà HUY ĐỨC   (nhà báo) Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội phát biểu tại buổi lễ + Thêm một ngôi nhà cho vợ liệt sỹ Trường Sa: cô giáo lại Thị Huế (Trường Marie Curie Hà Nội xây tặng) "Thắp nén nhang thơm mát dạ người/ Hãy về vui chút, anh Trung ơi", thầy Nguyễn Xuân Khang đã làm mọi người lặng đi khi kết thúc bài phát biểu của mình như vậy. "Trung" là Phạm Quang Trung, đại úy hải quân QĐND VN, hy sinh ngày 18-7-2012 "khi đang làm nhiệm vụ" trên vùng biển Trường Sa. Thầy Nguyễn Xuân Khang là hiệu trưởng   Marie Curie Hanoi School , Trường đầu tư 440 triệu xây tặng vợ và hai con của liệt sỹ Phạm Quang Trung một căn nhà.

5012. Sương xuân và hoa đào

Hình ảnh
Sương xuân và hoa đào Nhà văn Vũ Thư Hiên PNTB:   TS Nguyễn Xuân Diện đánh giá đây là một tùy bút đặc sắc. Còn tôi, cho rằng nó đặc sắc bởi lời văn của ông nhẹ nhàng, dung dị, không đánh bóng ngôn từ. Vũ Thư Hiên tả cảm xúc có lúc tưởng như hơi quá một tí mà vẫn thật, vẫn tự nhiên, không sáo mòn, nên câu chữ của ông rung động lòng người. -----------------------------------------  Tôi bao giờ cũng hình dung Tết gắn liền với đất Bắc, nơi đi trước mùa xuân phải có một mùa đông. Mùa đông ở nơi này mỗi năm mỗi khác, nó có thể lạnh nhiều hay lạnh ít, độ ẩm có thể cao hay thấp, nhưng nhất thiết không thể không có gió bấc và mưa phùn. Không khí se lạnh làm cho con người phải co ro một chút, rùng mình một chút, chính là sự chuẩn bị không thể nào thiếu được để cho ta bước vào một cái mốc thời gian mới đối với mỗi người mỗi nhà. Thành thử ở Sài Gòn trùng vào những dịp xuân sang tôi vẫn không thấy lòng mình rung động cảm giác về cái Tết ruột rà, cái Tết đích thực. Xin các bạn Sài Gò

5011. Chuyện thư từ

Hình ảnh
Chuyện thư từ Phải công nhận bây giờ người ta sướng thật, nhất là bọn trẻ. Nếu phải đi xa, cuộc sống xa cách người thân, đối với chúng cứ nhẹ hều. Làm gì nghĩ ngợi cho mệt đầu, bởi khi cần thì móc cái điện thoại di động “ma phôn” bấm vài nhát, tất cả hiện lên ngay trước mặt, cả cha mẹ, vợ chồng con cái, người yêu, bồ biếc, cả khung cảnh quê hương, làng xưa phố cũ, thậm chí con chó con mèo từng gắn bó với mình đang nuôi ở nhà… có tuốt trong máy, sinh động, không khác gì đang bên nhau. Chẳng còn cảm giác xa xôi, trong Nam ngoài Bắc, thậm chí tận bên Mỹ nếu đi máy bay phải mất hơn 1 ngày đằng vân, vậy mà đường viễn liên hàng vạn cây số chỉ trong nháy mắt bấm một nhát là có thể í ới, nhìn nhau được ngay. Với những công nghệ hiện đại như Facebook, Skype, Fiber… vừa trò chuyện, vừa ngấm nguýt liếc nhau, tán phét cả ngày mà không mất xu nào. Thế mới kinh.

5002. Chuyện giò chả

Hình ảnh
Chuyện giò chả Bây giờ nói chuyện thèm ăn giò, bọn trẻ nó cười cho. Thèm gì chả thèm, lại đi thèm giò. Khổ, nào chúng có bao giờ phải chết thèm chết nhạt như mình hồi xưa mà hiểu. Có lần trong một bài về thời bao cấp, tôi kể rằng hồi bé có khi cả năm cũng chỉ được một đôi lần ăn giò (mà chỉ độc món giò lụa), cô em tôi đọc xong, nó giãy nảy lên anh viết thế là sai toét rồi. Hỏi sao sai, nó bảo chính xác là chỉ 1 lần thôi, dịp tết âm lịch, chứ ngoài ra không còn lần nào nữa. Ngày rằm, ngày cúng giỗ cũng chỉ thịt lợn thịt gà kho nấu luộc, tôm cá có hơn ngày thường chứ tịnh không có giò nhé. Đó là món của bậc thượng lưu, đại phú, làm chi mà đến được dân quê.

4983. Ma !

Hình ảnh
Ma ! Hình minh họa …Hồi sơ tán tránh máy bay Mỹ ném bom, ở miền bắc, trước năm 1973, chúng tôi về một vùng làng quê… Làng quê này biệt lập với xung quanh, bạn cùng tuổi trong làng phần đông mù chữ, cái gì cũng ngơ ngác, khi nghe bọn tôi kể chuyện. Xung quanh làng là ruộng với tre, đầu làng một cây đa già, rễ phủ xuống đầy mặt đất, cạnh đấy là một cái miếu. Nói là miếu nhưng cũng to, bên trong có mấy bức tượng, tối âm u…Ban ngày từ ngoài nhìn vào mờ mờ ,ảo ảo …chứ chưa nói ban đêm. Anh Lãng, chỉ huy dân quân ở đây, nói với chúng tôi: - Miếu ấy thiêng lắm! Dân ở đây ai cũng sợ, bọn trẻ không dám đến đây, ngày rằm, mùng một đều phải cúng…Nửa đêm, ma hay về. Các em cũng không nên đến gần…

4970. Tháp tùng ông Võ Văn Kiệt đi "Xé Rào"

Hình ảnh
Tháp tùng ông Võ Văn Kiệt đi "Xé Rào" Tác giả: Tống Văn Công Từ tháng 12– 1976 ông Võ văn Kiệt làm bí thư Thành ủy thay ông Nguyễn Văn Linh được điều lên làm Trưởng ban cải tạo Trung ương. Ngày 16– 2–1978 Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban Cải tạo, nâng số hộ tư sản từ 6000 lên 28.787 hộ và “quét sạch sành sanh” tư sản công thương nghiệp trong mấy ngày. Sau đó cơ chế quản lý xã hội chủ nghĩa được thực hiện nghiêm ngặt. Chẳng bao lâu sau tất cả các xí nghiệp bắt đầu vấp những khó khăn giống nhau: Máy móc hư hỏng không có phụ tùng thay thế; nhiên liệu, nguyên liệu cạn kiệt không có ngoại tệ để nhập khẩu.

4904. Khi ngòi bút chạm vào quyền lực

Hình ảnh
Khi ngòi bút chạm vào quyền lực Hồi ký Tống Văn Công Mấy chục năm đấu tranh chống tham nhũng của “báo chí cách mạng Việt Nam” trong chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ có cuộc đấu tranh trên báo Lao Động đối với ban lãnh đạo Tổng cục Cao su đứng đầu là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng cục trưởng Đỗ Văn Nguyện là giành được thắng lợi. Không phải các nhà báo làm vụ này tài giỏi hơn những đồng nghiệp ở các vụ khác mà chỉ vì vụ này bắt đầu ngay sau Đại hội 6 năm 1986 khi mà luồng gió dân chủ sau “đổi mới” đang mạnh và các nhà lãnh đạo cộng sản chưa bị hoảng sợ bởi sự sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu.

4895. Chuyện đổi tiền (3)

Hình ảnh
Chuyện đổi tiền (3) Nguyễn Thông Hình minh họa (Internet) Sau khi ăn tết Đinh Tỵ 1977, tháng 3 tôi lên Hà Nội nhận quyết định phân công công tác. Sau bao phen vất vả nhờ cậy, đã được ông Kim Toàn tổng biên tập báo   Hải Phòng   đồng ý nhận về, ai ngờ miền Nam đang thiếu giáo viên, tôi tới trụ sở Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trên đường Đại Cồ Việt thì Vụ Tổ chức phát cho tờ quyết định vào Nam dạy học, tại Trường dự bị đại học TP.HCM (lúc ấy còn mang tên Trường dự bị đại học Tiền Giang, bởi tiếp quản từ Viện đại học cộng đồng Tiền Giang, gần TP.Mỹ Tho). Thế là tắt hy vọng được về Phòng gần gũi thày bu và gia đình. Vị cán bộ của Bộ dặn đi dặn lại rằng cần thu xếp đi ngay, nếu chống lệnh sẽ không bao giờ được phân công lại. Thấy tôi buồn bã thần mặt ra, bác ấy thương tình, động viên, thôi ráng vào vài ba năm rồi xin chuyển chắc được. Tôi ra đến cửa, bác còn dặn với nhớ coi kỹ tờ hướng dẫn, nhớ đổi tiền thì vào đó mới có tiền mà tiêu.

4894. Chuyện đổi tiền

Hình ảnh
Chuyện đổi tiền Hình minh họa (Internet) Mấy hôm nay, đầu tháng 12, tháng cuối cùng của năm 2016, thiên hạ rộ lên tin đồn đổi tiền. Chính ngài thủ tướng, rồi lãnh đạo ngân hàng nhà nước đã chính thức đứng ra bác bỏ. Bản thân tôi cũng cho rằng chả có lý do gì phải đổi tiền. Trong bối cảnh kinh tế và nhất là xã hội như thế này, chỉ có điên mới đổi tiền. Làm như thế không khác gì tự sát. Nhưng nhân sự lộn xộn vớ vẩn, lại sực nhớ những chuyện liên quan đến đổi tiền mà đời mình đã trải qua. Nó như cuốn phim quay chậm lại, có cả thời trẻ thơ, cả khi bước vào đời, cả những lúc lăn lộn với cuộc mưu sinh vất vả.

4828. Chuyện nước mắm (phần 4 - cuối)

Hình ảnh
Chuyện nước mắm (phần 4 - cuối) Bây giờ, cứ vừa bước chân vào quầy thực phẩm ở các siêu thị thì đập vào mắt là “trên giời dưới mắm”. Đủ loại thương hiệu, đủ hạng cao cấp bình dân, muốn loại nào cũng có. Nhiều loại mắm, cứ theo nhà sản xuất quảng cáo, có cảm giác chỉ cần rưới vào cơm là vét sạch nồi, thay cho thịt cá rau quả. Mắm thế mới là mắm. Nhưng tôi chả bao giờ tin, bởi tôi đã dành đam mê mắm của mình cho mắm cáy mắm tôm mà bu tôi làm từ khi xưa rồi.

4813. Phận hoa bên lề

Hình ảnh
Phận hoa bên lề Tùy bút của  Chu Văn Sơn Trên FB của mình, Thúy Quỳnh ( thuyquynh.nguyen ) đã viết: DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI SỐNG CHẬM, NGHĨ SÂU Tuỳ bút hay nhất mình được đọc từ trước tới giờ.   Bái phục tác giả   Chu Văn Sơn , nghĩ và viết đến thế này là hết phần của thiên hạ rồi. PNTB: Thúy Quỳnh nói không quá. Đọc bài này mới rõ thế nào là VĂN. Chỉ một bông hoa lau mà nói được quá sâu về những phận Người. Không có tâm hồn nhân văn, chân thành, trung thực, và không có tài không thể viết được như thế. PHẬN HOA BÊN LỀ Chu Văn Sơn Đó là loài hoa nở vào cuối năm. Đó là loài hoa mọc nơi cuối đất. Đó là loài hoa đợi ở cuối đời.

4766. Chuyện ăn độn (2)

Hình ảnh
Chuyện ăn độn (2) Phần trước, tôi đã nhắc chung đến việc ăn độn ở miền Bắc trước năm 1975 và trên cả nước sau thời điểm ấy. Thực ra thì không phải ai cũng chịu cảnh ăn độn. Cán bộ trung ương dù thời nào cũng vậy, ngay cả khi chiến tranh ác liệt, gian khổ, thiếu thốn, đói kém nhất vẫn không phải ăn độn. Họ còn có cả vùng quy hoạch trồng lúa đặc sản ở Mễ Trì (huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) hoặc vùng lúa huyện Hải Hậu (Nam Hà, tức Nam Định và Hà Nam bây giờ) chuyên cấy lúa tám thơm, dự hương cung cấp gạo ngon cho trung ương. Hồi những năm 1973-1976 tôi học đại học, trường nằm ngay vùng lúa Mễ Trì ấy, buổi chiều ra đồng ngồi hóng gió, hương lúa thơm dìu dịu như say lòng người. Cây lúa còn thơm như vậy thì hạt gạo thơm đến thế nào.

4727. Chút kỷ niệm nghề báo với Vinh Ba Sàm

Hình ảnh
Chút kỷ niệm nghề báo với Vinh Ba Sàm * VÕ VĂN TẠO Tác giả cùng Nghị sĩ và Tham tán Chính trị Sứ quán CHLB Đức   trước Tòa án Hà Nội, trong vụ xử sơ thẩm Ba Sàm 23-3-2016  Do chỗ tuổi tác, Vinh thường gọi đùa tôi là “đại ca”. Lần từ Nha Trang nhắn tin nhờ Vinh mua hộ lẵng hoa và thùng bia Heineken mang đến tặng thanh niên can đảm Nguyễn Văn Phương (đọc tuyên ngôn biểu tình chống TQ bành trướng biển Đông) và trí thức Hà Nội liên hoan mừng Phương “tai qua nạn khỏi” (an ninh hủy lệnh triệu tập để điều tra), suốt ngày tối mắt tối mũi lo cập nhật thông tin, Vinh hồi âm vỏn vẹn: “Xin tuân lệnh!”.

4718. Chuyện với người cha của Trịnh Xuân Thanh

Hình ảnh
Chuyện với người cha của Trịnh Xuân Thanh XUÂN BA Tác giả Xuân Ba và ông Trịnh Xuân Giới (phải) PNTB: Ngày còn công tác ở Ban Dân vận tỉnh ủy, mỗi khi mình về Ban DV Trung ương công tác là gặp trực tiếp anh Giới để báo cáo và đề xuất... Anh hiền khô và được lãnh đạo các ban dân vận tỉnh, thành rất quý mến... Gần đây đọc báo giật mình, không ngờ nhân vật "nổi tiếng" Trịnh Xuân Thanh lại là con trai của anh Giới... (Xuân Ba)  Không gian trước chùa như phóng khoáng thoáng đãng trong nắng với gió thu Hà thành. Nên từ xa, cái dáng ông lâu ngày chưa gặp lại trên cái chiếc cúp cũ mèm rất dễ nhận ra. Mà hình như khác? Khác là cái cúp 92 thuở nào mà tôi vẫn gặp ông cưỡi hồi là Hiệu trưởng trường Đoàn Trung ương và cả khi là Phó ban Dân vận nay được thay bằng thứ xe khác ngó xuôn gọn hơn. Vẫn cái dáng manh mảnh lòng khòng và may chưa dính bụng bự. Khác chăng là ông nuôi râu lẫn ria. Đã trắng phớ cả. Xem nào năm nay ông sắp tám mươi, hình như bảy tám bảy chín?

4697. Chuyện ăn độn

Hình ảnh
Chuyện ăn độn Mới chỉ vài chục năm thôi nhưng chuyện này đã xưa như cổ tích. Bọn trẻ bây giờ, ngay cả những đứa sống ở vùng nông thôn nghèo cũng chả biết ăn độn là gì. Chúng không hình dung ăn mà lại độn, độn thế nào, độn cái gì, sao lại phải độn… Tôi có đứa cháu họ, có lần nó xin ông ơi cho cháu ăn độn với, thì ra nghe người nhớn nói, nó tưởng độn là món ngon, kiểu như gà quay, khoai tây chiên chẳng hạn. Cũng có lần nó đòi về hưu, nó bảo ông bà về hưu sao không cho cháu theo, cháu thích về hưu lắm, thích hơn ở thành phố.