4218. Việt Nam bí mật tổ chức hội thảo quốc phòng?

Việt Nam bí mật tổ chức hội thảo quốc phòng?

 reuters.comThứ Năm, ngày 12.5.16

Việt Nam đang muốn hiện đại hóa quốc phòng
Hà Nội (đã) tổ chức một cuộc hội thảo quốc phòng "bí mật" với các nhà cung cấp vũ khí Hoa Kỳ trong tuần này, trước khi Tổng thống Obama có thể ra quyết định hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, hãng tin Reuters cho biết như thế hôm 11/5?

Tổng thống Obama dự kiến sẽ đến công du Việt Nam từ ngày 22 đến 25/5, một chuyến đi đã được chờ đợi gần cả chục năm nay.

Obama là vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm thứ ba đến Việt Nam từ khi hai quốc gia thiết lập bang giao năm 1995. Tổng thống Clinton đến Việt Nam năm 2000, 6 năm sau khi ông tuyên bố hủy bỏ lệnh cấm vận kinh tế Việt Nam, mở đường bình thường hoá ngoại giao. Năm 2006, Tổng thống George W. Bush viếng thăm Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công du dự hội nghị Thượng đỉnh APEC, đưa Việt Nam trở thành thành viên của WTO.

Các nguồn tin từ giới ngoại giao ở Washington đều cho rằng có nhiều khả năng Tổng thống Obama sẽ là người đóng lại trang sử đen tối của Mỹ ở Việt Nam khi đưa ra quyết định cuối cùng liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam, một kẻ thù của Hoa Kỳ và thế giới tự do cách đây trên 50 năm, để đi đến bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa hai quốc gia.

Đây là một quyết định khó khăn nhưng sẽ là di sản lịch sử quan trọng của Obama vì mặc dù hai nước có rất nhiều quyền lợi tương đồng nhưng dường như giữa Hà Nội và Washington vẫn còn khá nhiều khác biệt về những giá trị mà họ tôn vinh.

Washington luôn phàn nàn Hà Nội về thành tích nhân quyền yếu kém và Hà Nội thì luôn tỏ ra nghi ngờ thiện chí hợp tác của Washington, thậm chí ở một số nơi kín đáo, Hà Nội còn nói thẳng ra rằng Washington chưa từ bỏ ý đồ khai tử chế độ cộng sản Việt Nam.

Để chuẩn bị cho quyết định quan trọng này, Washington đã gửi 2 nhân vật cao cấp ngoại giao tới Hà Nội đầu tuần này để thương thảo nhưng với những gì có thể nghe và thấy được thì cuộc đàm phán này dường như đã thất bại.

Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, sau hai ngày đàm phán đã đưa ra tuyên bố hôm 10/5 rằng Hoa Kỳ vẫn bảo lưu quan điểm như năm 2014 về vấn đề vũ khí và hợp tác an ninh, quốc phòng với Việt Nam. Nhân quyền, theo ông cho biết, sẽ luôn là yếu tố quyết định sự thành bại trong quan hệ Mỹ-Việt và, điều đó tuỳ thuộc vào thái độ, thiện chí và hành động cụ thể của Hà Nội.

Tuy nhiên, một nhà bình luận thời sự ở Luân Đôn cho rằng, "Tổng thống Obama là người quyết đoán, cho nên có tới 70-80%, Obama sẽ ra quyết định này", bất chấp sự phản đối của một số nhà lập pháp và các tổ chức bảo vệ nhân quyền. Nhận định này cũng trùng hợp với nhận định của tạp chí Foreign Policy của Mỹ, số ra ngày 9/5 cùng chủ đề.

Một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Bắc Kinh ở Ottawa, Canada thì cho rằng "Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ đóng kịch" để tránh sự phản ứng "mạnh mẽ" của Trung Quốc và nước này đã tính trước tình huống này rồi. Nhưng nguồn tin này cảnh báo, mọi sự chuyển hướng chiến lược của Hà Nội bây giờ chỉ đẩy chế độ này đến "cửa tử" sớm hơn mà thôi! Và điều này đã được chính Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nhở qua cụm từ "Đại cuộc" với giới lãnh đạo Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam của ông, hồi đầu tháng 11 vừa qua.

Tương lai của Việt Nam sẽ về đâu và ra sao khi người dân Việt trong cũng như ngoài nước gần như hoàn toàn bất lực, không có quyền quyết định ngay chính vận mạng mình và gia đình mình?

Hội thảo diễn ra chỉ hơn một tuần trước chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam và trong khi Washington đang cân nhắc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với quốc gia cựu thù.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.