3793. Tuyên truyền khoa học... tuyệt vời ! (*)

Trồng 300 mét vuông cây thanh long và dứa cayenne trên đất bùn đỏ

Tác giả: Văn Việt

PNTB: Đọc cái này gợi cho mình nhớ lại cách nay nửa thế kỷ, báo chí ta đã từng đưa tin khoa học, rằng để triệt để tiết kiệm, người ta nuôi lợn bằng cứt trâu rất tốt, vì trâu nó ăn cỏ, dù đã nhai đi nhai lại nhưng tiêu hóa vẫn chưa hết, ỉa ra còn nhiều dinh dưỡng, lợn ăn vào rất... chóng lớn!... Vì ngày ấy dân ta còn 'ngu' hơn bây giờ nên tin sái cổ.PN
  
.KD: Mình rất ít khi đưa tin trên Blog, nhưng cái tin này đọc thấy ghê quá, nên muốn đưa để bạn đọc chia sẻ.
Không biết có ai dám ăn những loại hoa quả trồng trên đất bùn đỏ này không chứ mình thì đọc đã thấy ghê sợ. Mà sao không thấy nhà khoa học nào lên tiếng, về loài cây trái này trồng trên bùn đỏ, cho dinh dưỡng cơ thể con người, để tiếp thị, quảng cáo cho một cái lợi nữa của bauxit nhỉ? :D


* Ý KIẾN BẠN ĐỌC BLOG:  Ngay sau khi đăng bài viết này, chủ Blog KD/KD nhận được email của một bạn đọc Blog phản biện về bài báo. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, xin đăng toàn văn nội dung ý kiến đó như sau:

Nếu cây ăn quả được trồng trên đất bị nhiễm độc một cách tự nhiên, hay bị sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, thì đã bị coi là không an toàn, xuất khẩu không được, mà dùng trong nước cũng không nên. Vậy mà họ lại trồng cây quả trên bãi chất độc, thì đó là điều khủng khiếp. Giả sử tư nhân làm việc đó thì các cơ quan nhà nước phải cấm. Đằng này Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng lại đứng ra tổ chức thực hiện.

Vốn dĩ, rau quả Việt Nam đã bị tai tiếng về hàm lượng các chất độc hại. Bây giờ lại thực hiện và tuyên truyền về việc trồng cây ăn quả trên bãi chất độc bùn đỏ, thì uy tín của rau quả Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

Hôm qua (30/7/2105) chương trình TV TTXVN truyền đi truyền lại nhiều lần sự kiện này. Điều đáng nói là: Khi người trồng thanh long và dứa trên đất bùn đỏ tường thuật về quá trình thí nghiệm, thì chỉ nhắc đến các thông số như tỷ lệ cây sống cây chết, tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ rễ khô rễ tươi… , hoàn toàn không đề cập đến việc các loại chất độc có xuất hiện trong cây hay không, và nếu có thì ở mức độ nào. Cây mới trồng 2 tháng thì tất nhiên chưa có quả để kiểm tra độc tố, nhưng vẫn có thể kiểm tra độc tố trong rễ, thân cây và lá chứ? Điều đó cho thấy ý thức và trình độ của những người thực hiện có phù hợp với thí nghiệm này hay không.

Về nguyên tắc, người ta có thể thực hiện thí nghiệm khoa học, nhưng phải thí nghiệm với các loại cây khác, chứ không thể với cây ăn quả như thanh long và dứa. Trong trường hợp vì “quá tò mò” mà thí nghiệm trồng cây ăn quả trên bãi chất độc thì phải kín đáo. Hơn nữa, mới trồng 2 tháng thì chưa đủ kết quả để công bố linh đình. Vậy mà lại vội vàng tuyên truyền rộng rãi trên TV và báo chí.



Tại sao lại tuyên truyền như vậy? Có lẽ là để thuyết phục dư luận, rằng không đáng lo lắng về tác hại của bùn đỏ bị thải ra từ khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Động cơ đó được thể hiện rất rõ trong tựa đề của bài báo



Gần đây người ta đã dùng 'Thành tự lọc sắt từ bùn đỏ' để trấn an dư luận, như thể sau khi vớt được quặng sắt ra khỏi hồ bùn đỏ rất độc hại thì… hồ bùn đỏ sẽ hết độc hại. Điều đó cũng giống như cách tư duy: Nếu tách được một số người tử tế ra khỏi bộ máy tham nhũng thì… bộ máy tham nhũng sẽ hết tham nhũng.

Bây giờ lại muốn dùng phương cách mới để thuyết phục dư luận rằng: Nếu trồng được một số loại cây trên đống bùn đỏ độc hại mà chúng không bị chết thì… đống bùn đỏ sẽ hết độc hại. Điều đó cũng giống như cách tư duy: Nếu đưa được một số người tử tế vào bộ máy tham nhũng mà họ không bị toi thì… bộ máy tham nhũng cũng sẽ hết tham nhũng  :D
—————-
Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cải tạo đất nền sau khai thác và bùn đỏ của Nhà máy Khai thác luyện bauxit- alumin kết hợp với một số chế phẩm hữu cơ thành nền đất trồng tại Tân Rai-Lâm Đồng”, nhóm các nhà khoa học của các Sở Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Lâm Đồng, Trường Đại học Đà Lạt, Công ty Bauxit Lâm Đồng cùng các chuyên gia trong tỉnh đã trồng thử nghiệm thành công bước đầu cây thanh long và cây dứa cayenne trên 300 mét vuông đất bùn đỏ được trung hòa bằng các vật liệu hữu cơ có tính axit. 
Cây thanh long và dứa cayene bám rễ, đâm chồi trên đất bùn đỏ được trung hòa ở mỏ bauxit Tân Rai, Bảo Lâm
Số liệu phân tích của Đề tài nêu trên cho thấy: Hàng năm khối lượng khai thác quặng bauxit tại các mỏ Tân Rai- Lâm Đồng lên tới 2,32 triệu mét khối, dẫn đến nguy cơ tổng lượng bùn đỏ phải lưu giữ từ 80- 90 triệu mét khối. Bùn đỏ là chất độc hại do có tính kiềm cao, tốn kém rất nhiều kinh phí sau 20 năm mới chuyển hóa, phân hủy thành nguyên liệu sản xuất phân bón kiềm, vật liệu xây dựng, xử lý nước thải ngành dệt nhuộm…

Với việc trung hòa bùn đỏ bằng các chất hữu cơ như bã nấm, rác rau, than bùn… đã giảm độ pH của đất xuống còn 8,21, các nhà khoa học nói trên tiến hành trồng, chăm sóc cây thanh long và dứa cayene bám rễ và đâm chồi trong vòng 2 tháng, các loài giun sau đó cũng sống được trong đất. Thời gian tới, Đề tài tiếp tục trung hòa bùn đỏ thành đất sản xuất nông nghiệp để trồng thử nghiệm từ 30 – 40 loại cây.
———-

Nguồn: KD/KD
(Title chính do PNTB)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.