Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện

5556. Đi thăm bồ!

Hình ảnh
Đi thăm bồ! Truyện ngắn của Trần Kỳ Trung Ngồi yên ổn trên máy bay, ông mãn nguyện.  … Xung quanh chuyện “bồ” của ông, từ một nhân viên hợp đồng lên trưởng phòng rồi phó giám đốc, có gia tài khủng…trong một thời gian rất ngắn làm “dậy sóng” dư luận, tất cả mọi người trong Tổng công ty đều bất bình. Con vợ già của ông ghen lồng lộn, định “tung tóe” mọi chuyện ra ngoài xã hội. Cực chẳng đã, ông cho thằng “đệ’ là phó Tổng giám đốc, thay ông, đứng ra “chịu trận”. Nó tự nhận kỷ luật do ông ký: “Còn quan liêu trong công tác tổ chức, khoán trắng cho cấp dưới, cả nể, không thực tế kiểm tra…”. Bù lại, đứa con của thằng phó tổng này, vừa ra trường, ông ký cho lên chức Trưởng phòng…Thằng phó tổng giám đốc sau khi nhận án kỷ luật: “cảnh cáo, khiển trách, cần rút kinh nghiệm” cũng vừa đến tuổi về hưu.

5555. THẦN THAM BIẾN HÓA

Hình ảnh
THẦN THAM BIẾN HÓA Hoàng Thế Sinh Truyện  Hôm tôi đến làm việc với Trung tâm Sutila thì ông Lẻm giám đốc vừa chuyển đi làm giám đốc một trung tâm kinh tế - xã hội khác. Thật tiếc vì ông Lẻm xem ra cũng có tài. Bởi từ ngày là giám đốc Trung tâm Sutila, ông Lẻm đã gây được cảm tình, tin tưởng với cấp trên. Và vì thế Sutila được đầu tư mua sắm mấy giàn vi tính, ô tô và xe máy thực hành, máy học ngoại ngữ, trang bị nội thất với nào ti vi Sanyo, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, xây dựng nhà xưởng, hàng trăm triệu cho lớp hướng dẫn "Vào đời tức thì" và vân vân. Từ cái xác Sutila, ngày nay, Sutila có hàng chục tỉ đồng vốn cố định và đã giúp cho nhiều đối tượng ngơ ngác bước vào đời tức thì (!?). Công việc điều hành Sutila đang trôi chảy, thuận lợi, sao ông nỡ bỏ đi? Tò mò vì chẳng hiểu ông Lẻm được thăng tiến hay bị "đá đít" nên tôi bỏ làm việc với giám đốc Sutila mới, đi tìm ông Lẻm để hỏi cho ra nhẽ. Gặp ông Lẻm, tôi trình bày những băn khoăn của mình. Nghe

5553. CÁI LÒ VI SÓNG

Hình ảnh
CÁI LÒ VI SÓNG Truyện PNTB Nhà lão Thẩn hay ăn đồ nướng, hâm nóng thức ăn nên có thói quen thường xuyên dùng lò. Ngày trước toàn lò tôn. Nhưng do sự phát triển xã hội, hàng hóa gia dụng nhiều, lão rước về cái lò vi sóng. Hồi mới mang cái lò về, cả nhà lão mừng như vớ được của. Ai cũng háo hức. Văn hóa Tây mà. Mấy đứa trẻ chỉ mong chóng đến bữa để thực thi chức năng nấu món, hâm nóng đồ ăn nguội…Sau khi cài đặt trị số, ấn nút một phát, trong lò bật sáng, quay vù vù theo đúng quy trình về thời gian và sức nóng. Hết quy trình, lò tự động ngắt điện là rút ra.

5257. Cảm động về một nhân cách (*)

Hình ảnh
Gần 30 năm che chở chị gái, phút cuối trên giường bệnh em trai tiết lộ 1 bí mật đầy xúc động Nếu trên đời này có một mối quan hệ sâu sắc và tồn tại mãi mãi, thì đó là mối quan hệ giữa tôi và em trai mình. Dù có dùng bao nhiêu từ ngữ, tôi cũng không thể diễn tả hết sự biết ơn của mình. Chúng tôi lớn lên từ trang trại ở một ngôi làng xa xôi hẻo lánh và yên tĩnh. Có một lần, tôi ăn cắp 5 nghìn từ ngăn kéo của cha mình để mua một chiếc khăn tay hoa, nhưng ngay sau đó cha tôi đã phát hiện ra là tiền mất.

5256. Marinet

Hình ảnh
Marinet Vũ Thư Hiên PNTB: Đoạn hồi ký này ông Vũ Thư Hiên viết về hồi bị giam ở trại Phong Quang (thuộc huyện Bảo Thắng - nơi mình công tác). Hồi ấy cứ thấy người ta gọi Trại 1, để phân biệt với Trại 2 (cùng địa bàn huyện) ở khu vực xã Phong Hải. Trại giam Phong Quang là nơi đồi rừng thâm u giáp ranh giữa 2 xã Phong Niên và Xuân Quang, có lẽ cái tên Phong Quang ra đời từ đó. Tất nhiên, hồi ấy (1974) mình không hề biết có một nhà văn, nhà báo cao cấp của Tạp chí Cộng sản (con trai cụ Vũ Đình Huỳnh, người phục vụ, kề cận Chủ tịch Hồ Chí Minh) lại bị giam ở đây. (Hệ lụy của 'trận đánh nội bộ' với những người CS theo 'chủ nghĩa xét lại  Khrushchyov ( Ники́та Серге́евич Хрущёв) ( VTH ) Tự nhiên nhớ đến một bạn tù hẳn đã không còn và chẳng để lại dấu vết. Nhớ và thương. Đưa mấy dòng hồi ức về con người bất hạnh ấy lên đây để các bạn của tôi biết có một người như thế đã từng sống trên trái đất.

5229. Gã thợ săn và con vẹt

Hình ảnh
Gã thợ săn và con vẹt Truyện của Hòang Thế Sinh   Minh họa: Trần Nhương         Gã thợ săn gỡ khẩu súng săn dựa vào gốc cây, rồi treo cái lồng bẫy chim hoạ mi lên cành cây, bỗng nghe tiếng quát khe khẽ:"Cút đi! Cút đi!". Lạ thật, rừng xanh hoang vắng, chỉ có tiếng lá lao xao, chỉ có tiếng suối rì rào, mà người ở đâu quát mình thế nhỉ? Gã thợ săn ngó nghiêng một lúc, rón rén đi về phía bụi cây dại, định chui vào nấp thì lại nghe tiếng quát:"Cút đi! Cút đi! Cút đi!". Gã vừa hãi vừa tức, liền quay ra định nhấc lồng chim mồi bỏ đi, chợt phát hiện một con Vẹt cánh xanh, mỏ đỏ, loè loẹt như tay hề chèo đang đậu ngất ngư trên cành cây. Gã lẩm bẩm:"A, thì ra là mày! Đồ nói leo, thật đáng ghét!". Gã lẩm bẩm với vẻ cay cú, vén tay áo, bẻ một cành cay dứ dứ về phía con Vẹt, quát tướng:

3865. Nuôi bố mẹ già

Hình ảnh
Nuôi bố mẹ già Nguyễn Quang Lập Thứ hai ngày 25/1/2016 2:20 PM   Minh họa: Trần Nhương Nói thật mình chẳng lo gì chỉ lo già yếu lẩm cẩm, sống mà phải lụy đến người khác là cái sống buồn chán nhất. Đã từng trải qua hai năm nằm liệt giường, ăn có người đút ỉa có người chùi nên nghĩ đến khi đó mình lại cứ rùng mình. Người già thường hay lẩm cẩm, trái tính trái nết rất khó chiều. Thành ra nuôi bố mẹ già khổ gấp ba con trẻ. Ăn uống chẳng đáng bao nhiêu nhưng chiều ông bà già thật cực gấp ba mươi lần chiều con trẻ, đừng nói gấp ba. Chẳng có bố mẹ nào muốn làm khổ con cái nhưng trời đày đến cảnh ấy chẳng biết làm sao. **** Ba mình mất sớm, mất khi ông hảy còn tỉnh táo. Đi như ông thật sướng, trời thương lắm mới cho đi như thế. Mạ mình mất năm 83 tuổi, đi cũng nhẹ nhàng,cả đời không đau ốm gì, trừ lần cuối cùng ốm để mà chết. Nhưng đến tuổi 80 bà bắt đầu lẩn, ăn rồi bảo chưa ăn, ra khỏi nhà là đi lạc lung tung. Lắm lúc phải huy động cả trung đội cháu tỏa ra khắp làng mới

3746. Hai bức chân dung

Hình ảnh
Hai bức chân dung Vũ Thư Hiên / Thứ Ba, ngày 29/12/2015  1 Chiến tranh kết thúc, thiếu tá Cường được chuyển ngành sang công an. Khi nhận lệnh ông băn khoăn lắm – nên xử sự thế nào đây? Về nguyên tắc, ông có quyền đề đạt nguyện vọng: xin phục viên hoặc chuyển sang ngành nào khác thích hợp. Chuyện làm ông buồn là ông phải ra đi, nhưng vẫn có người được giữ lại. Người đi rõ ràng là người bị cấp trên đánh giá thấp. Ông chiến đấu dũng cảm, không hề phạm kỷ luật, ông gương mẫu trong mọi việc, luôn được biểu dương, khen thưởng, trên biết cả, vậy ông bị đánh giá thấp ở điểm nào? Nghĩ chán rồi ông phủi tay: đi thì đi, trước sau cũng một lần, có ai ở mãi trong quân ngũ?

3870. Mùi Cọp

Hình ảnh
  Mùi Cọp Quý Thê PNTB: Câu chuyện thật nhân văn, cảm động. Đọc chảy nước mắt. --------------------------- Anh ơi! Tôi giả vờ ngủ. Chúng tôi còn giận nhau. Thực ra tôi biết nàng trở về nhà vào lúc 12 giờ khuya. Nàng cởi bộ áo lấp lánh kim tuyến treo lên móc. Nàng vào phòng tắm. Tôi nghe tiếng chiếc gương xen nước chảy rào rào. Tôi nghe cả tiếng cửa phòng tắm mở. Nàng nhẹ nhàng lên giường nằm cạnh. Tôi nghe tất cả, nhưng tôi thấy lúc chưa phải để giải hòa. Chúng tôi đã giận nhau hơn một tuần nay. - Anh đi ngủ gì sớm thế? – Nàng khẽ chạm vào vai tôi rồi nói nghe như một lời mời mọc.  - Mình ơi em vừa tắm xong – Nói xong nàng đột ngột lôi hẳn tôi quay lại. Nàng nói:  - Hôm nay em sẽ dành cho anh một sự ngạc nhiên!

3448. Trả ơn

Hình ảnh
Trả ơn Minh Tâm Theo Blog Bùi Văn Bồng Hình sưu tầm Internet Lời bình của nhà văn Nguyễn Quang Lập :   Không rõ đây là một sáng tác hay hồi ức của chính tác giả? Dù thực hay hư cũng quá hay! Hơn ba chục năm tôi mới gặp Trạch. Trận đánh thị xã Phước Long tháng 01-75, lão hứng trọn trái M79 nát tươm hai chân. Ai cũng tưởng lão ngoẻo rồi. Vậy mà bây giờ lão từ Thái Bình tìm đến nhà tôi tận Sài Gòn trên chiếc xe lăn.