Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư liệu

6278. Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer về việc xây cầu Long Biên

Hình ảnh
Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer  về việc xây cầu Long Biên   Cầu Long Biên, một cây cầu bằng thép bắc qua sông Hồng năm 1898 là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Nó không chỉ thể hiện sức mạnh về kinh tế mà nó còn là niềm kiêu hãnh về khoa học kỹ thuật hiện đại của người Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Dưới thời Pháp thuộc cầu Long Biên còn có tên gọi là cầu Doumer, tên của Toàn quyền Đông Dương (Paul Doumer) có nhiệm kỳ tại Đông Dương đúng bằng thời gian xây dựng cầu (1897-1902). Để góp phần tìm hiểu lịch sử cây cầu này, xin giới thiệu những dòng hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer viết về việc xây cầu Long Biên và một vài cây cầu khác trên đất nước Việt Nam, do Nguyễn Văn Trường, công tác tại Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội trích dịch từ cuốn hồi ký Đông Dương thuộc Pháp của Paul Doumer, in tại Paris, nhà xuất bản Vuibert & Nony, năm 1930. ***** “Có một việc cần thiết phải làm ngay đối với tôi. Đó là xây một cây cầu lớn bắ

6277. HỌC SỬ, SỬ HỌC VÀ NHÀ NGUYỄN

Hình ảnh
HỌC SỬ, SỬ HỌC VÀ NHÀ NGUYỄN (Bài của Truong Huy San, t rên dòng thời gian f.b Thứ Hai,13/6/2022) Nhà thơ Nguyễn Duy Ngày 10-6-2022, phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhà thơ Nguyễn Duy kể: “Tháng 8-1998, tôi và anh Tô Văn Trường (Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam), tháp tùng Cụ Sáu (Cố vấn Võ Văn Kiệt) đi Tứ Giác Long Xuyên. Bên bờ kênh Vĩnh Tế, gợi nhiều câu chuyện về Nhà Nguyễn… vậy mà, tên tuổi các Chúa Nguyễn, các Vua Nguyễn đều bị xóa, cả một triều đại lớn của dân tộc bị hạ bệ, bị vong ơn… Tôi đề xuất: Phải làm cuộc hội thảo quốc gia về Nhà Nguyễn. Cụ Sáu hưởng ứng và “xắn tay áo” cùng với tôi lao vào cuộc vận động. Nhưng làm ở đâu? Và ai làm? Sài Gòn thì không thể được rồi. Huế cũng không. Tôi đề nghị Thanh Hoá. Chỉ Thanh Hoá mới có thể làm được. Trầy trật gần 10 năm. Trước kỷ niệm 450 năm Nguyễn Hoàng đi mở cõi (1558-2008). Cụ Sáu vận động Hội Khoa học lịch sử (GS Phan Huy Lê lúc ấy đương kim chủ tịch) lo phần nội dung. Tôi

6268. Lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ được như thời vua Minh Mạng

Hình ảnh
Lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ được như thời vua Minh Mạng. Nhà Nguyễn có công vô cùng to lớn trong mở rộng lãnh thổ Việt Nam. Điểm qua vài dữ liệu để biết ơn tiền nhân, không quên lịch sử. Từ năm 1611 – 1816 vua chúa nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi từ Phú Yên cho đến tận Hà Tiên. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, vua chúa nhà Nguyễn lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ XVII, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711. Năm 1816, vua Nguyễn Ánh cho cắm cờ xác định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 12 năm Kỷ Mão (đầu năm 1820), vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh qua đời. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Nguyễn Phúc Đảm (25/5/1791-20/1/1841) lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mạng. Minh Mạng là một vị vua tài giỏi siêng năng, thức khuya dậy sớm, thắp đèn đọc sớ chương đến canh ba mới ngh

6245. Chân dung, chân tướng nhà thơ Phạm Tiến Duật

Hình ảnh
Chân dung, chân tướng nhà thơ Phạm Tiến Duật   Tôi được biết nhà thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn tây” khi anh làm việc ở Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. Thỉnh thoảng về công tác, anh em nói chuyện với nhau nhưng chỉ tào phào, vui vẻ. Tuy nhiên tôi vẫn có ấn tượng với anh về sự chân thành, dung dị và khắc khổ... Có một lần, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội gì đó khá lớn, có kết hợp cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật khu vực. Tôi dẫn đoàn nghệ sĩ Lào Cai đi dự. Buổi sáng mấy anh em mải chơi, gần 12h trưa mới về đến nhà ăn UBND tỉnh. Xe lượn vào khuôn viên, thấy anh Duật ngồi bó gối dưới gốc cây trên sân và vẫy tay. Tôi dừng lại mở kính xe. Anh Duật bảo, “hết cơm rồi, chúng mày ra đường mà ăn”. Thế là mấy anh em cười hề quay ra… Không ngờ, đó là lần cuối cùng gặp anh Phạm Tiến Duật, một trong những nhà thơ nổi tiếng thời chống Mỹ. Hôm nay tình cờ bắt gặp bài “CHÂN DUNG, CHÂN TƯỚNG NHÀ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT” dưới ngòi bút của Nhật Tuấn. Xin được chép lại trên tường nhà để những ai quan tâm hi

6242. Tưởng niệm về Phan Khôi

Hình ảnh
Tưởng niệm về Phan Khôi Trần Duy [*] (Tư liệu do học giả Lại Nguyên Ân công bố) Phan Khôi (1887 - 1959) Tên ông Phan Khôi tôi được nghe lúc tôi còn học trường Trung học Khải Định tại Huế. Năm 1947-1948, tên nhà văn Phan Khôi lại đến với tôi trong một hội nghị văn hóa tại Hạ Hòa, Phú Thọ, sau đó là lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc. Năm 1949 tôi lại được ăn ở cùng lán với nhà văn Phan Khôi tại cây số 7 đường Tuyên Quang, là cơ quan của Hội Văn nghệ. Năm 1956-1957, một số anh em văn nghệ đề nghị nhà văn Phan Khôi giúp họ ra tờ báo Nhân văn mà ông làm Chủ nhiệm, còn tôi làm Thư ký tòa soạn. Đầu năm 1959 anh Phan Thao là con cả của ông báo tin cho tôi: Bác Phan mất! Tôi đến hôm liệm bác, anh Phan Thao nhấc tờ giấy đắp mặt và tôi được nhìn bác lần cuối cùng lúc 10 giờ sáng ngày 17 tháng 01 năm 1959. Năm thời điểm ấy của đời tôi cũng là năm dịp may tôi được tiếp xúc với một con người mà nhiều người đều biết, đều e ngại, đều cảm phục, và cũng là một tên tuổi mà trong chúng ta không