Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phóng sự

5196. Đối thoại ở thôn Hoành

Hình ảnh
Điều gì đang xảy ra bên trong Làng Đồng Tâm, Mỹ Đức? vnexpress   19/4/2017 Nguyễn Quang Lập:   Rất cảm phục Bảo Hà. Thời này quá hiếm những nhà báo như chị. Đa phần chỉ lên fb chém gió là giỏi, có các vàng họ cũng chẳng dám có một chuyến đi như chị. Cho dù bài báo chỉ là những ấn tượng và cảm xúc, người ta cũng hiểu thông điệp chị gửi gắm. Những gì dù có viết ra cũng không được đăng thì hãy giữ lấy Bảo Hà nhé. Kỳ Duyên:   Đọc bài này của nhà báo Bảo Hà, như một trang văn học đâu đó của thời con người chả ai còn biết tin ai, thấy buồn thương vô hạn cho người dân Đồng Tâm. Họ Đồng Tâm nhưng họ cũng luôn là tầng lớp người thiệt đơn thiệt kép nhất trong XH này, trong đất nước nông nghiệp và tư duy, tầm nhìn… tiểu nông này! Trần Vũ Hải:   "Đối thoại" là tiêu đề khá đắt, khi nói về vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức. Nữ phóng viên kể lại câu chuyện mình bị dân Đồng Tâm " bắt giữ" thế nào và "được đối thoại" để hiểu nỗi lòng của họ ra sao. Tất nhiên, dân Đồng Tâm

4972. "Trời ơi! Tôi không muốn tin đây là sự thật"

Hình ảnh
"Trời ơi! Tôi không muốn tin đây là sự thật" TRINH PHÚC Thấy hình ảnh này chắc nhiều phụ huynh sẽ thất vọng vì đã đầu tư cho con học liên kết ngoại ngữ (ảnh Trinh Phúc (GDVN) - Có phụ huynh đã phải thốt lên như vậy khi xem hình ảnh học trò chơi game ở lớp liên kết ngoại ngữ trường Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội. Tôi từng thắc mắc không biết con mình vì sao chơi game giỏi thế? Hình ảnh, học sinh chơi game trong sự bất lực của thầy giáo nước ngoài tại trường Trung học Cơ sở Gia Thụy, quận Long Biên khiến nhiều phụ huynh bức xúc.Chia sẻ, những suy nghĩ của mình với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, chị Nguyễn Hồng Anh ở quận Long Biên cho rằng: “Nếu không có hình ảnh thì còn bán tín, bán nghi. Chứ đằng này, hình ảnh rõ ràng như thế, từ nhà trường đến Sở chắc không còn gì để bao biện nữa.

4913. Cuộc trùng phùng sau 37 năm chiến tranh biên giới phía Bắc

Hình ảnh
Cuộc trùng phùng sau 37 năm chiến tranh biên giới phía Bắc Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường hội ngộ cùng "cô bộ đội" Trần Thị Mùi và   "em bé" Hoàng Thị Thu Hiền trên cầu Tài Hồ Sìn sau 37 năm chiến tranh biên giới. Ảnh:   Hoàng Phương. Tại cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng), nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường gặp lại cô bộ đội và em bé trong bức ảnh ông chụp cách đây 37 năm, khi cuộc chiến biên giới phía Bắc nổ ra tháng 2/1979. ·   Chiều 20/12, tại cầu Tài Hồ Sìn thuộc xã Bạch Đằng (Hòa An, Cao Bằng), nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã hội ngộ với bà Bùi Thị Mùi (58 tuổi) và chị Hoàng Thị Thu Hiền (40 tuổi). Đây là hai nhân vật trong bức ảnh cô bộ đội bế em bé ông chụp ngày 24/2/1979, khi quân Trung Quốc nổ súng tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam, trong đó có Cao Bằng. Tại cây cầu này 37 năm trước, họ gặp nhau vội vã và chỉ kịp ghi lại một tấm hình.

4809. Những ngôi mộ mồ côi sau tai nạn bí ẩn ngành Đường sắt

Hình ảnh
Những ngôi mộ mồ côi sau tai nạn bí ẩn ngành Đường sắt 04/11/2016  01:00 GMT+7 -  Sau vụ tai nạn, 113 người được chôn tại một khu đất thuộc ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa lập thành nghĩa trang với một đặc điểm chưa từng có, toàn bộ là mộ vô danh. Hơn 10 người ở các lứa tuổi đang chăm sóc từng ngôi mộ ở nghĩa trang Đường Sắt 17/3/1982. Họ là những người dân địa phương cám cảnh cho những mảnh đời vất vưởng đã đến thắp lên nén nhang trên các mộ phần vô danh...

4776. Những hình ảnh đầu tiên ở Triều Tiên - đất nước kỳ lạ

Hình ảnh
KỲ 1: Những hình ảnh đầu tiên ở Triều Tiên - đất nước kỳ lạ 19/10/2016 11:14 GMT+7 Một cụm dân cư thôn quê thuộc tỉnh Bình An Bắc Đạo - Ảnh: THÁI LỘC PNTB:   Nom bức ảnh lại nhớ đến thời bao cấp ở Việt Nam XHCN cách nay khoảng nửa thế kỷ.  Giống quá. Nếu không chú thích và nhất là để ảnh đen trắng thì cầm chắc là người ta tưởng ảnh chụp ở VN vào thập niên 60 - 70! TTO - Không dùng nội tệ. Không điện thoại. Không Internet. Không tự ý ra khỏi khách sạn. Không tiếp xúc người dân. Không quay phim, chụp ảnh tùy thích... Đó chỉ có thể là Triều Tiên. Câu chuyện về đất nước bí ẩn này lôi kéo chúng tôi ngay từ Sài Gòn. Và một chặng đường dài trung chuyển từ thủ đô Hà Nội sang Hong Kong , Bắc Kinh cho đến TP biên giới Đan Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc...

4716. Cá hay Thép? "Cá!"

Hình ảnh
Có một sự thật khác ở Cà Ná Mai Quốc Ấn Chợ cá Cà Ná vẫn còn hoạt động nhưng vẫn còn đó nỗi lo về dự án thép. Ảnh: báo DV Có một sự thật khác đã diễn ra tại Cà Ná, Phước Diêm – nơi dự kiến triển khai dự án thép Hoa Sen Cà Ná. Văn bản số 981 về việc thông tin tuyên truyền về dự án thép Hoa Sen Cà Ná của Sở Thông tin truyền thông Ninh Thuận ra ngày 15.9.2016. Đây là văn bản nhằm “để góp phần tạo sự đồng thuận của nhân dân địa phương đối với việc triển khai dự án Khu liên hợp thép Hoa Sen Cà Ná trong thời gian tới”. Tuy nhiên, có một sự thật khác đã diễn ra tại Cà Ná, Phước Diêm- nơi dự kiến triển khai dự án thép Hoa Sen Cà Ná.

4545. Vụ phá rừng Pơmu ở biên giới Việt - Lào quá khủng khiếp

Hình ảnh
Vụ phá rừng Pơmu ở biên giới Việt - Lào quá khủng khiếp 04:13 PM - 20/07/2016   Thanh Niên Online Trưởng đoàn công tác của tỉnh Quảng   Nam   khi tiếp cận hiện trường vụ phá rừng Pơ mu tại vùng biên Việt - Lào đã thốt lên: “Quá khủng khiếp!” "Phải tìm cho ra phần tử thoái hóa biến chất" Trưa 20.7, sau hơn một tiếng rưỡi đi bộ từ đường Quốc lộ 14B đoạn ngay sát biên giới Việt - Lào, đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam mới tiếp cận khoảnh 5 tiểu khu 351 thuộc rừng phòng hộ Nam Sông Bung (ở xã La Dêê, H.Nam Giang).

4162. Chim chết là việc chim chết

Hình ảnh
“Vương quốc” chim đã chết TP/ Thứ Sáu, ngày 29.4.16 Xác chim và lông chim vương vãi khắp đảo. Chim chết là việc chim chết, không liên quan gì đến ông cả. Ông PGD  Sở NN&PTNT Quảng Bình nói vậy. TP - Trong lúc cá chết trắng bờ biển miền Trung chưa có dấu hiệu dừng lại, thì chim trời cũng dần thưa thớt và mất bóng hẳn dọc các làng chài ven biển trong mấy ngày qua. Ngay như đảo Chim, từng được xem là vương quốc của hơn 2 triệu hải âu xám (loài hải âu đặc hữu, quý hiếm) cách cảng Hòn La chừng 12 hải lí, thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), tuyệt không còn một bóng chim, nằm trơ trọi giữa bốn bề sóng nước.

4157. Bỏ giám đốc, lập trang trại gà

Hình ảnh
Bỏ giám đốc, lập trang trại gà Thái Sinh /NNVN /27/04/2016  Ngọc Linh và chú gà Đông Tảo Linh đón tôi ở khu trang trại mới mua đang xây dựng, mọi thứ còn ngổn ngang cho hay: Cháu mua khu đất này 300 triệu hồi trước Tết, thuê san ủi hết 100 triệu, xây chuồng trại nuôi gà hết 100 triệu nữa. Nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL Yên Bái - nhà thơ Ngọc Bái kỳ vọng rất nhiều về người con trai mang tên ngọn núi Ngọc Linh. Ông không thể ngờ về người con trai được ăn học tử tế với tương lai rạng ngời đã bị nàng A phiền đánh gục, buộc phải đưa vào TP.Hồ Chí Minh tách khỏi lũ bạn hư hỏng.

4130. Người Pa Dí chăn ngựa

Hình ảnh
Người Pa Dí chăn ngựa Đỗ Doãn Hoàng Nhà thơ Pa Dí Pờ Sảo Mìn. Ảnh Ngọc Dương Người chăn, dắt ngựa cho “vua Mèo” Vương Chí Sình rồi vạm vỡ cống hiến cho cách mạng, cho vùng biên ải đầy biến cố tày trời năm xưa. Còn Pờ Sảo Mìn, lại là người con của cộng đồng Pa Dí thượng võ, bao đời lại lừng danh với tài “nài”. Ông Vù Mý Kẻ, đang sống ở Hà Giang, nguyên “giám mã” của Vua Mèo Vương Chí Sình, nguyên Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tuyên (nay tách thành Hà Giang và Tuyên Quang).

4034. Kỷ niệm 28 năm cuộc chiến Gạc Ma

Hình ảnh
Trung sỹ bị thương ở Trường Sa bị từ chối giải quyết chế độ vì... không thuộc “đơn vị chiến đấu” Quang Đạt Ảnh minh họa:  news.zing.vn Những hiện tượng oái oăm trên đất nước chúng ta còn tồn tại quá nhiều, như trường hợp người Trung sĩ này. Quy chế là một chuyện, nhưng nếu có tình cảm ưu ái thực sự đối với những chịu đựng, vất vả và mất mát, hy sinh của người lính Trường Sa chống giặc TQ xâm lược, thì thiếu gì cách nghĩ ra để có thể giúp được phần nào tình cảnh khó khăn của họ, nhất là khi họ đang lâm căn bệnh hiểm nghèo. Một lời kêu gọi từ thiện chẳng hạn, sẽ có bao nhiêu bàn tay đưa ra nâng đỡ trong cả một cộng đồng. Khốn thay, đến một cái tên của liệt sĩ trên bia tưởng niệm mà còn phải đục bỏ thì công khai xướng xuất một sự quyên góp cho người từng trực diện nơi biển đảo nay đã lọt vào mõm “ông anh”, mà cái mõm ấy lại đã từng hứa hẹn với đàn em quá nhiều “cái tốt” – và cũng đã lên tiếng lúc cần thiết để chống lưng cho em trong cuộc tranh gi

4023. Chuyện hôm nay của những người lính trở về từ Gạc Ma 28 năm trước (Kỳ 1)

Hình ảnh
Chuyện hôm nay của những người lính trở về từ Gạc Ma 28 năm trước (Kỳ 1) THỦY PHAN/ 11/03/16 06:10 Cựu binh Nguyễn Văn Lục phải đi làm thuê đủ nghề để mưu sinh (Ảnh: Thủy Phan) (GDVN) -   Sau trận chiến ở đảo Gạc Ma, rạng sáng ngày 14/3/1988, những người lính trở về cuộc sống đời thường kể từ đó đến nay họ vẫn luôn vật lộn vượt qua đói nghèo. Kỳ 1: Vất vả mưu sinh   Những ngày giữa tháng 3 lại nhắc nhở chúng ta về trận chiến bi hùng ở đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988. Sau trận chiến đẫm máu đó, nhiều người lính may mắn trở về nhà. Cho đến tận bây giờ, trong lòng họ vẫn đau đáu một ký ức như mới ngày hôm qua.  Việc gì cũng không chối Căn nhà nhỏ của anh Nguyễn Văn Lục, ở thôn Trung Thủy, (xã Quảng Thủy, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), người tham gia cuộc hải chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988 may mắn thoát chết trở về rất im ắng.

3965. Làng của những ngôi nhà vuông

Hình ảnh
Làng của những ngôi nhà vuông Phóng sự của Thái Sinh Làng của người Hà Nhì nhìn từ trên núi Nhìu Cồ San Từ trên núi Nhìu Cồ San nhìn xuống, những làng người Hà Nhì nằm chênh vênh trên các sườn núi của vùng cao Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) như những chiếc nấm đất. Tôi có cảm giác núi chỉ khẽ cựa mình thì những ngôi nhà kia sẽ lăn cả xuống vực sâu. Nhưng không, trải qua 300-400 năm những ngôi nhà trình tường hình vuông dựng ở nơi cao nhất Việt Nam vẫn bám chặt vào núi, kiên gan như những con người nơi đây… Bí ẩn những ngôi nhà trình tường Hơn 10 năm trước, Lần đầu tiên đặt chân lên Y Tý, đến lúc này tôi không thể quên được cái cảm giác ngỡ ngàng đến không thể tin nổi vào mắt mình về những ngôi nhà trình tường như những khối vuông rubich. Ngôi nhà nào cũng lợp bằng cỏ dày tới cả mét, trên các nóc nhà địa y và cả cây rừng to bằng cổ tay mọc trên đó. Hỏi ra mới hay, những cây mọc trên mái nhà là hạt cây rừng do chim chóc tha về hoặc lẫn vào trong cỏ đã mọc lên. Nhìn nhữn

3953. Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Con của những người anh hùng

Hình ảnh
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Con của những người anh hùng 01:31 PM - 17/02/2016   Thanh Niên Online Thiếu tá Ngân Thế Phong thắp hương cho bố là liệt sĩ Ngân Xuân Bình, đang nằm tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Cao Bằng, sáng 17.2.2016 - Ảnh: Hà Quỳnh Trang PNTB: Là người chứng kiến cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 17/2/1979, đã nghe, đã thấy nhiều sự hy sinh anh dũng của những người lính quân đọi NDVN cùng thời. Thế mà nay đọc lại phóng sự này vẫn không cầm nổi nước mắt. Họ là những sĩ quan biên phòng đang canh giữ từng tấc đất, thước biển thiêng liêng của Tổ quốc, tiếp nối nhiệm vụ của người cha, đã hy sinh ngay trong những ngày đầu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược (17.2.1979). Suốt đời theo gương bố

3929. Người đàn bà hát ru Hoàng Sa

Hình ảnh
Người đàn bà hát ru Hoàng Sa Chuyện ghi ở Lý Sơn: Kỳ 2 Một Thế Giới   -   11:22 08-02-2016 Những người vợ mang con ra bờ biển ngóng chồng trở về- Ảnh: Lê Đình Dũng.   Ơ hớ ơ ơ ơ…            (Chứ) ốc u đã nổi lên rồi            Để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa… Điệu hát ru não nề vang lên khắp Cù Lao Ré. Tiếng ốc u như từ muôn thuở trước cứ vọng về. Người đàn bà hát ru Hoàng Sa, trong bóng chiều xéo sóng, đứng đó lặng lẽ… >> Cuộc trở mình của đảo Lý Sơn Điệu buồn ốc u Người đàn bà đó là Đỗ Thị Hảo (70 tuổi, xã An Vĩnh, Lý Sơn). Trên hòn đảo này, chỉ còn mình bà biết hát ru về Hoàng Sa.

3926. Chuyện khó tin giữa Thủ đô

Hình ảnh
Nhà phố cổ 5m2: Đi phải bò, thay quần áo phải... nằm 09/02/2016  02:00 GMT+7 - Ngôi nhà vỏn vẻn chưa đầy 5m2 và cao khoảng 1,1m. Muốn di chuyển quanh nhà, anh Xuân phải bò hoặc đi bằng đầu gối. Muốn thay áo anh phải quỳ, thay quần thì chỉ có cách nằm sõng xoài ra giữa nhà! Căn nhà chỉ có thể quỳ bò Trái với vẻ ngoài hào nhoáng, sầm uất ở mặt tiền phố cổ, sâu trong con ngõ 44 Hàng Buồm là những căn nhà vỏn vẻn trên dưới 10m2. Bước chân vào ngõ, nơi đây như biến thành một căn hầm thực sự.

3683. 'Đảo ma' giữa biển Nhật Bản

Hình ảnh
'Đảo ma' giữa biển Nhật Bản Lan Phương  BBC Tiếng Việt, tường thuật từ Nagasaki /  11 tháng 12 2015 Image caption  Đảo Hashima nằm cách cảng  Nagasaki  19km, từ xa như một chiếc tàu chiến Nằm giữa vùng biển ngoài tỉnh Nagasaki (Nhật Bản), đảo Hashima, thường được dân địa phương gọi là “Tàu chiến” (Gunkanjma) vì vẻ ngoài đe dọa giữa biển khơi với màu xám của hơn 40 năm bị bỏ hoang. BBC giới thiệu hình ảnh những khu vực du khách không được đặt chân tới trên hòn đảo này. 'Đảo ma' của kỷ nguyên công nghiệp Mùa đông tại thành phố cảng Nagasaki , ông Baba Hironori, thuyền trưởng của chiếc tàu câu cá nhỏ đưa tôi ra đảo nói: “Tôi đánh cá và đưa khách đi lại ở đây 40 năm rồi. Màu sắc của hòn đảo không thay đổi, chỉ có màu xám của bê tông.”

3654. Mùa đông ở Ý Tý

Hình ảnh
Mùa đông ở Ý Tý Thái Sinh     Ngôi làng của người Hà Nhì chìm trong sương mù. Ảnh Ngọc Dương Lúa đã chín vàng trên các sườn núi, cũng là khi những cơn gió heo may đem cái lạnh tràn ngập khắp các đỉnh núi nơi miền cao Ý Tý. Mùa đông ở nơi này dường như đến sớm hơn mọi miền đất nước, mùa đông đến cùng với những đám mây mù đặc như sữa giăng mắc suốt cả mùa đông ẩm ướt… 1. Trở lại  Ý Tý lần này như một sự ngẫu hứng, Chánh Văn phòng UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) Bùi Khánh Linh bảo tôi: Trên Ý Tý mùa này lúa đang chín, đẹp mê mải…Thế là tôi vội nhảy lên xe đi theo anh như chẳng định trước. Con đường ngược lên Ý Tý men theo dòng sông Hồng qua các xã: Trịnh Tường, Cốc Mỳ, A Mú Sung, A Lù phần lớn đã được trải nhựa, còn vài chục cây số nữa qua đất A Lù đang làm có lẽ phải vài tháng nữa mới hoàn thành.

3639. Nơi tận cùng dòng Lũng Pô

Hình ảnh
Nơi tận cùng dòng Lũng Pô Phóng sự của Vũ Ly   Suối Lũng Pô- Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Dòng suối Lũng Pô bắt nguồn cánh rừng đại ngàn trên dãy núi Nhìu Cồ San chảy xuống, tạo ra đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc trước khi nhập vào sông Hồng. Đó chính là “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Đến nơi tận cùng của dòng Lũng Pô tôi mới hiểu những con người nơi đây họ đã làm gì để sống và giữ đất… Lũng Pô Xanh Tôi đã nhiều lần lên Lũng Pô, tiếng địa phương Lũng Pô có nghĩa là suối rồng. Từ trên cao nhìn xuống, dòng suối Lũng Pô uốn khúc quanh một mỏm đồi tựa đầu rồng hướng ra dòng sông Hồng, hướng về cội nguồn Đất Tổ, hướng về Biển Đông nơi sinh ra dân tộc Việt là con Lạc cháu Rồng.

3618. Đất và người Lũng Cú

Hình ảnh
Đất và người Lũng Cú Phóng sự của Thái Sinh Cao nguyên đá Hà Giang. Ảnh Ngọc Dương Hàng ngày những người dân cực bắc Lũng Cú căm cụi xếp những bờ đá cao chất ngất để giữ từng nắm đất, tạo nên những nương, ruộng bậc thang dài tít tắp. Phải, họ cũng giống như cây tung tống thá này, đứng hiên ngang giữa đất trời bao đời nay bão giông không quật ngã nổi, kiên gan bám mảnh đất biên giới bạt ngàn đá. Lần đầu tiên lên Hà Giang tôi ao ước được đặt chân lên Lũng Cú, cái mảnh đất tận cùng ở nơi cực bắc của Tổ quốc, mỗi khi nhìn lên bản đồ tôi phải ngửa cổ mới nom thấy được. Sau mấy ngày chờ đợi, mãi sớm nay trong cái nắng gió tưng bừng của miền cao nguyên đá tôi ngược lên Đồng Văn.