Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê bình văn học

6239. Tác giả “khóc” tác phẩm

Hình ảnh
Tác giả “khóc” tác phẩm PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Khi đạo diễn “sáng tạo quá đà” làm thay đổi ý tưởng nhân văn của kịch bản văn học, khiến tác giả phải thốt lên: “Tôi đã phải “khóc” tác phẩm của mình!”. Ở thị xã Đồ Sơn (nay là quận Đồ Sơn) TP Hải Phòng có ngôi đền Bà Đế đã được người dân xây dựng lâu đời. Tôi từng chứng kiến nhà viết kịch Trần Tuấn Tiến suốt hơn bốn năm lặn lội đi lại nhiều lần nơi đây để tìm hiểu cặn kẽ nhiều nguồn tư liệu về “Truyền thuyết Bà Đế” , để viết ra kịch bản sân khấu chèo. Khi vở chèo “nổi tiếng”, thì tác giả lại gặp “nỗi buồn phát khóc”.    Sau khi trao đổi với Trần Tuấn Tiến và được sự đồng ý, tôi (NND) xin phản ánh lại câu chuyện của anh.   Tóm tắt Cốt truyện và lịch sử ngôi đền Ở vùng biển Đồ Sơn có gia đình thuyền chài họ Đào , nghèo khó, sống nhân hậu, tuổi đã cao mà không có con. Ông bà cầu tự mãi mới sinh hạ được một người con gái. Tương truyền, khi đẻ ra đứa trẻ tỏa mùi thơm ngát , nên ông bà đặt tên là Hương. Lớn lên, Hương trở th

5757. Đối mặt với lương tri*

Hình ảnh
Đối mặt với lương tri* ĐĂNG BẢY / Thứ ba, 17 Tháng 4 2018 21:18   Lệ thường, khi đọc một tác phẩm văn học về đề tài đương đại, người đọc vô hình trung liên tưởng đến nhiều điều: na ná chuyện này mình đã thấy ở đâu, nhân vật nọ có nguyên mẫu nào trong thực tế đời sống, và từ những ẩn dụ, ví von, ngụ ý, tác giả có thái độ đúng hay sai, v.v... Tiểu thuyết  Cuộc cờ  của tác giả Phạm Quang Long với bốn trăm trang có lẻ do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành từ đầu năm 2018 đương nhiên nằm trong điểm ngắm ấy. Câu chuyện về dự án “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” ở một địa phương với những thành công và hệ lụy của nó đang là hiện thực ấm nóng. Diễn biến số phận của một dự án – từ nghị quyết, quy hoạch đến triển khai - dưới sự điều hành của giới chức sắc sở tại, đó là cả một cuộc cờ ly kỳ và gay cấn làm sao? Mà giới chức sắc đó được tác giả Phạm Quang Long kh

5720. ĐÔI LỜI VỀ GIẢI THIÊNG TRONG VĂN HỌC

Hình ảnh
ĐÔI LỜI VỀ GIẢI THIÊNG TRONG VĂN HỌC . Nguyễn Ngọc Dương / PNTB Gần đây, tôi được xem chương trình TV QPVN (truyền hình Quân đội nhân dân), phỏng vấn Trung tá – T.S Phạm Duy Nghĩa (PDN), Trưởng ban Lý luận phê bình văn học Tạp chí Văn nghệ quân đội về vấn đề Giải thiêng trong văn học. Đây là vấn đề mới và rất hữu ích để có cái nhìn đúng đắn hiện tượng Giải thiêng đang xuất hiện trong thực tiễn sáng tác về lịch sử. Qua chương trình và kết hợp trải nghiệm thực tiễn, tôi có mấy cảm nhận như sau: Về khái niệm Giải thiêng, theo T.S Phạm Duy Nghĩa, “nó có nguồn gốc từ tiếng Pháp ( d ésacraliser ), có nghĩa là làm mất đi tính thiêng liêng của một đối tượng nào đó, xóa bỏ tính trang nghiêm, tính thần tượng, kiểu mẫu của đối tượng vốn đã được in sâu, mặc định từ lâu đời trong tâm thức của cộng đồng, dân tộc”.

5689. VỀ TRUYỆN “BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC” - NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI

Hình ảnh
VỀ TRUYỆN “BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC” Nhà văn Hoàng Quốc Hải Nhà văn Hoàng Quốc Hải. Ảnh: Internet. Tễu Blog: Bài này đã đăng báo  Văn Nghệ  số 4 93023), ra ngày 27.1.2018, phát hành cả nước từ ngày 25.1.2018. Bản tác giả gửi đến  Văn Nghệ  và các trang mạng có tiêu đề là "Về truyện  Bắt đầu  và Kết thúc ", nhưng bị Báo  Văn Nghệ  đổi thành "Về truyện  Mở đầu  và Kết thúc ". Đọc cái tiêu đề của  Văn Nghệ , người ta sẽ bảo: ông lão lẩm cẩm, đến cái tên truyện còn ghi nhầm thì còn viết bài phê phán cái gì! Báo  Văn Nghệ  thâm thật! Hay là có nội gián? Mấy năm nay, nhiều nguồn tin không thể kiểm chứng tải về từ nhiều nước, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc do người có học đi du lịch đem về. Trong đó họ nói,Trần Ích Tắc trá hàng để làm tình báo, Trần Quốc Toản không phải hy sinh khi truy đuổi giặc bên bờ sông Như Nguyệt, mà ông chỉ bị thương, giặc bắt đưa ông về Tàu. Ông qui thuận, nên được trọng đãi. Hiện con cháu ông rất thành đạt. Họ đã được xem cả gia phả, tộc

5682. HỘI NHÀ VĂN VN TỌA ĐÀM VỀ TRUYỆN NGẮN CA NGỢI TRẦN ÍCH TẮC

Hình ảnh
Hội Nhà văn VIệt Nam tọa đàm về truyện ngắn ca ngợi Trần Ích Tắc Chiều 19-1-2018, đúng ngày kỷ niệm 44 năm Trung Cộng dùng vũ lực để cướp Hoàng Sa, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu, HN, Ban Sáng tác của Hội đã tổ chức một cuộc tọa đàm ở phạm vi hẹp về truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” của tác giả Trần Quỳnh Nga. Chủ trì tọa đàm là Ông Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Sáng tác, kiêm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một số nhà văn, chuyên gia về lý luận văn học đã có mặt: Hoàng Quốc Hải, Trần Đình Hiến, Trần Đình Sử, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Văn Chinh, Nguyễn Văn Thọ, Lê Minh Khuê, Trịnh Bá Đĩnh, Trần Bảo Hưng, Khuất Quang Thụy, Khuất Bình Nguyên. Nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM cũng có mặt tại tọa đàm…. Được biết, báo  Văn Nghệ  có ghi chép tại chỗ và đăng số tới (tuần sau). Truyện ngắn  “Bắt đầu và Kết thúc”  đăng trên báo  Văn Nghệ  số 50 ra ngày 16 - 12 - 2017. Truyện ngắn này đã gây bão dư luận trên mạng xã hội từ suốt

5263. Tôn Ngộ Không bị giam 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, ẩn ý thâm sâu đằng sau là gì?

Hình ảnh
Tôn Ngộ Không bị giam 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, ẩn ý thâm sâu đằng sau là gì? Hồng Liên ĐKN   - Nếu như Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân là tuyệt thế kỳ thư vĩ đại nhất trong “Tứ đại danh tác”, thì bộ phim cùng tên của đạo diễn Dương Khiết cũng xứng đáng được tôn vinh là tác phẩm bất hủ nhất của điện ảnh Trung Hoa. Làm nên thành công ấy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các nhạc khúc trong phim. Và trong những nhạc khúc bất hủ ấy, có một bài hát, mà dẫu chỉ xuất hiện trong một phân cảnh nhỏ của phim, nhưng lại khiến lòng người mãi bồi hồi da diết. Đó chính là bài hát kể lại tâm sự của Tôn Ngộ Không suốt 500 năm bị đè dưới Ngũ Hành Sơn. Không hào tráng như ca khúc mở đầu “Đường chúng ta đi”, không tươi vui ngộ nghĩnh như “Ngộ Không trộm đào”, lại không ngọt ngào trong sáng như “Tình nhi nữ”, vậy mà “500 năm bãi bể nương dâu” cứ vương vấn mãi trong lòng người xem.

5139. Nghĩ về lời hát mở đầu trong phim Tam quốc Diễn nghĩa

Hình ảnh
Nghĩ về lời hát mở đầu trong phim Tam quốc Diễn nghĩa PNTB Điện ảnh Trung quốc cũng rất kỳ công xây dựng bộ phim nhiều tập từ nguyên tác của La Quán Trung. Và Đài THVN đã mua phim này chiếu đi chiếu lại nhiều lần. Thính giả xem mãi không chán. Khỏi nói về cái hay, cái đẹp của nghệ thuật điện ảnh, mình còn thích lời bài hát mở đầu bộ phim. Đó là một bài thơ, (không biết ai dịch mà hay thế?). Chả hiểu hết nhưng cũng vỡ ra được một cái gì theo cảm nhận của riêng mình. Còn ai bảo đúng, bảo sai cũng mặc.

5083. Tùy bút thơ

Hình ảnh
Tùy bút thơ Vũ Đình Mai Có lẽ từ thủa các vua Hùng Chưa bao giờ đất nước ta             đông đúc các nhà thơ                      như thời ta đang sống và có lẽ     dân tộc ta          một dân tộc sinh ra và lớn lên               bên cánh cò tiếng võng lại thờ ơ với thơ như lúc này.

5062. Vài suy nghĩ về thơ Việt đương đại

Hình ảnh
Vài suy nghĩ về thơ Việt đương đại Tác giả: TS Văn học   PHẠM DUY NGHĨA PNTB: Ai đã, đang và sẽ làm thơ không nên bỏ qua bài này. "Và văn học, một khi xa rời những vấn đề mang tính vĩnh cửu của nhân loại, xa rời trách nhiệm công dân, thờ ơ trước vận mệnh của đất nước, dân tộc, con người, thì bị nhân quần xa lánh là điều tất yếu, dễ hiểu" (PDN).    Trong nền văn học của mỗi quốc gia, ở từng thời đại hoặc giai đoạn lịch sử, mỗi thể loại lại có những bước thăng trầm. Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI ở Việt Nam, nếu như diện mạo văn xuôi đã định hình khá rõ nét trong hành trình đổi mới thể loại và nhận được nhiều đồng thuận trong đánh giá, nhận định của giới nghiên cứu, thì về cơ bản thơ vẫn đang ở trong giai đoạn tìm đường. Một giai đoạn tranh tối tranh sáng, dở hay lẫn lộn, cái cũ còn dùng dằng, cái mới chưa tỏ mặt. Đánh giá về thơ, quả thực là việc khó ở thời điểm hiện tại. Bài viết này chỉ là một góc nhìn nhỏ, xuất phát từ đặc trưng thể loại, trước l

3950. Cảm nhận về bộ Câu đối tết của Phó nhòm tây bắc

Hình ảnh
Cảm nhận về bộ Câu đối tết của Phó nhòm tây bắc Trịnh Kim Thuấn Mỗi khi tết đến Xuân về, người Việt mình thường có nét văn hóa truyền thống làm Câu đối tết. Đúng ngày ông Táo chầu giời, mình vào trang Phó nhòm tây bắc bắt gặp bộ 3 cặp câu đối gửi Táo quân mang lên báo cáo Ngọc Hoàng. Đọc một mạch cứ ngỡ là bài thơ, nhưng đó là những câu đối “tống cựu nghinh tân” giữa năm Giáp Ngọ và năm Ất Mùi. Đọc xong, ngẩn ra, ngỡ rằng PNTB xưa nay chỉ tọ tẹ viết văn, không biết làm thơ, làm câu đối. Ai ngờ bộ câu đối hay và mới! Thế là rút máy điện thoại gọi: “A lô! PNTB đấy à. Vừa gặp Táo nhà Phó nhòm đang trên đường lên giời 23 tháng Chạp. Táo nhà ông tiết lộ bộ ba Câu đối gửi nhà giời năm nay. Thấy có nhiều ý tứ sâu sắc, Thuấn tôi viết mấy lời cảm nhận (Không phải bình loạn đâu). Có gì không phải bỏ qua nhé!”

3798. Một tập thơ sính chữ, sáo nhàm và khô cứng

Hình ảnh
Một tập thơ sính chữ, sáo nhàm và khô cứng Posted on   12.01.2015   by nguyentrongtao PNTB:   Quả là thẩm thơ chẳng dễ chút nào. Đến như Hội đồng thơ Quốc gia có thể vẫn bị "hớ"(?), huống chi có "nhà thơ làng" cứ làm được mấy bài... văn vần là vỗ đùi đen đét, tự sướng, được khen một câu là về mất ngủ, không được khen thì... buồn!. NTT: Tập thơ NGỮ PHÁP GIÓ của Nguyễn Thanh Mừng mới xuất bản đã có vài bài phê bình, giới thiệu trên báo trung ương và báo địa phương. Tối nay, tôi nhận được qua Email bài viết dưới đây của Văn Khúc, một bút danh là lạ. Văn Khúc không hào hứng với tập thơ này và cho rằng cả người viết Lời giới thiệu đầu sách cũng “đặt ra cho tôi nhiều câu hỏi”. Mời bạn cùng xem:

3402. Điểm danh THẬP LOẠI GIÁO SƯ

Hình ảnh
Các loại người trong tác phẩm khuyết danh: ”Văn Tế Thập Loại Giáo Sư”  Nguyễn Trần Sâm Năm 2010, trên hàng chục (có thể hàng trăm) trang mạng xuất hiện tác phẩm khuyết danh Văn Tế Thập Loại Giáo Sư (gọi tắt là Văn Tế). Về hình thức, đây không phải loại văn tế đặc trưng mà là thơ song-thất-lục-bát, bắt chước Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Cụ Tiên Điền. Tôi đọc và thực sự kính phục tác giả của nó. Trong vỏn vẹn 392 chữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh hiện thực sinh động về cuộc đua chen mua bằng bán tước, với tài dùng từ ngữ không chê vào đâu được, từng từ được chọn lựa đắt đến mức không thể nào thay thế nổi. Tôi nghĩ tác phẩm này xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa Văn của các thế hệ sau.

2312.Tục ngữ có thần bí?

Hình ảnh
Tục ngữ có thần bí? Nguyễn  Đức Dương /Theo  Văn Việt 0. Bên cạnh hàng loạt câu đọc lên ai cũng hiểu được ngay (như “ Ác tắm thì ráo; sáo tắm thì mưa ”, “ Cám treo heo nhịn đói ”, “ Chị ngã em nâng ”, “ Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa ”, “ Gần mực thì đen; gần đèn thì sáng ”, “ Gầy là thầy cơm ”, “ Gió thổi là chổi trời ”, “ Én bay thấp mưa ngập bờ ao; én bay cao mưa rào lại tạnh ”, v.v. và v.v.), kho tục ngữ [TN] Việt còn có không ít câu ít nhiều khó hiểu, nhất là đối với những ai đã lỡ quen với hệ ngữ pháp Chủ–Vị vốn đậm màu “dĩ Âu vi trung” (lấy châu Âu làm trung tâm), mà nhà ngữ học Cao Xuân Hạo từng bài bác gay gắt. Đâu là nguyên do gây nên điều đó? Mục đích chính của bài này là thử trả lời thật thuyết phục câu hỏi vừa nêu.

2296.Về những kẻ đốt đền

Hình ảnh
Về những kẻ đốt đền Nguyễn Thế Duyên Theo blog Bà Đầm Xòe   Giáo sư, anh hùng lao động  Vũ Khiêu Dạo này, khi cái độc quyền về thông tin của nhà nước bị internet cướp mất, chúng ta mới ngã ngửa người ra là trong đám ráo sư quốc doanh có rất nhiều ông có lắm vấn đề cả về nhân cách lẫn tri thức. Nhưng thôi! Đừng bàn đến họ cho tốn thời gian và giấy mực. Trong phần này tôi chỉ xin đề cập đến hai vị hiện đang nổi đình, nổi đám trong giới văn chương đó là giáo sư Vũ Khiêu và một ông vô danh tiểu tốt Đỗ Minh Xuân, một kĩ sư cơ khí đang ( Nói như một người nào đó) lắp ráp lại truyện Kiều bằng Cờ lê và búa.

2285.Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều?

Hình ảnh
Cười té ghế hay đau thắt lòng  với chữ sửa Truyện Kiều? Đặng Vỹ Theo ĐS & PL   Mỗi từ, mỗi câu trong Truyện Kiều là mỗi viên ngọc long lanh trong kho tàng ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, điều đó có lẽ không cần phải bàn. Nhưng nay có lẽ phải bàn lại vì có người… chê dở, và đã sửa tới 1/3 tác phẩm!

2237.Nghịch lý văn chương và thông điệp đẫm máu

Hình ảnh
Nghịch lý văn chương  và thông điệp đẫm máu PNTB: Muốn tiếp cận chân lý cần nhìn sự vật ở nhiều góc độ. Đọc những bài "choang" nhau như thế này có lẽ mở ra cho đầu óc con người dần tiếp cận chân lý, chứ mắt cứ dán mãi vào một điểm thì...làm sao nhớn lên được? ------------------------------ Nhân đọc “PGS.TS. Phan Trọng Thưởng: Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn”   đăng trên   vanvn.net   ngày 19.4.2014  Hà Nhân

1768.Nguyên khí” và thân phận kẻ sĩ mọi thời

Hình ảnh
Nguyên khí” và thân phận kẻ sĩ mọi thời Đặng Văn Sinh Cuối năm 2013, bản thảo  Nguyên khí  của nhà văn Hoàng Minh Tường được NXB Tri thức cấp giấy phép, nhưng chỉ một thời gian sau, không biết vì nguyên nhân gì, Cục Xuất bản lại có lệnh thu hồi. Nhà xuất bản  Dân khí  thuộc  Diễn đàn Xã hội dân sự  nhận thấy đây là cuốn tiểu thuyết có nhiều sáng tạo về nội dung cùng với phong cách văn chương đặc sắc, nên đã kịp thời ấn hành vào đầu năm 2014 để đem đến cho bạn đọc một cách nhìn mới về thân phận người trí thức Việt Nam qua Vụ án Lệ Chi Viên. Dưới đây Bauxite Việt Nam xin giới thiệu bài phê bình của nhà văn Đặng Văn Sinh về cuốn tiểu thuyết này. Bauxite Việt Nam Mở đầu tác phẩm, Hoàng Minh Tường dẫn lời Thân Nhân Trung soạn cho văn bia tiến sĩ đề danh khoa thi năm Nhâm Tuất (1442), trong đó có đoạn  “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các