Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôn ngữ

6247. Tiếng Việt – lan man Cái và Con, Con và Cái.

Hình ảnh
Tiếng Việt – lan man Cái và Con, Con và Cái Nguyễn Ngọc Dương/PNTB   Từ hồi còn đi học, nhớ có lần GS Trần Quốc Vượng giải thích từ “Cái” trong câu “Con dại Cái mang” nghĩa là Mẹ, (con dại, người mẹ phải chịu). Từ này có từ thời mẫu hệ, khi đó người mẹ là quyền lực nhất, lớn nhất, nên “Cái” được tôn vinh thực sự, không cần đến một ngày trong năm dành cho nữ giới. Vì thế tất cả những cái gì lớn nhất đều kèm theo từ Cái. “thúng cái”, “trống cái”, “đường cái” … Rồi khi ghép “cái” với “con”, thành “con cái” thì mang nghĩa bao quát nói chung là những đứa con: “Chúng mày là con cái nhà ai ?”… Từ “Cái”, nếu thời mẫu hệ được “tôn vinh” để chỉ những vật to tát (như trên) thì đến thời phụ hệ nó bị “hạ cấp” để chỉ những gì bé nhỏ, yếu thế? Những con vật như con cò con vạc, con bống, trong nhiều bài ca dao bị gọi là “cái”. “Cái cò, cái vạc, cái nông…” hay “Cái cò lặn lội bờ sông/ gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non…” hoặc “ Cái bống là cái bống bình /Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi/ Dọn

5971. Sinh nhật thứ 426 năm cha đẻ chữ Quốc ngữ: Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân

Hình ảnh
Sinh nhật thứ 426 năm cha đẻ chữ Quốc ngữ: Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân 13/03/2017 Sinh Viên & Giới Trẻ Thái Hà  (13.03.2017) – Kỷ niệm 426 năm ngày sinh Cha Alexander Rhodes, người khai sinh chữ Quốc ngữ (15/3/1591 – 2017) Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày. Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.

5770. BỔ SUNG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT ?

Hình ảnh
BỔ SUNG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT ? PNTB Mấy hôm nay, nhiều tờ báo trong nước và trên mạng xã hội đăng tải, chia sẻ bài viết: “ Tiến sĩ ngôn ngữ Hồ Xuân Mai: ‘Tôi tra 5 cuốn từ điển tiếng Việt, không thấy 2 từ ‘THU GIÁ’. Tiến sĩ Mai còn khẳng định: “ Trạm thu phí chuyển tên thành trạm thu giá: TỐI NGHĨA và NGÔ NGHÊ ! … “Thú thật, hiện tôi vẫn… đang bí, không biết giải thích thế nào về 2 từ “thu giá” mới toe này”. Như chúng ta đều biết, ngôn ngữ của bất kỳ dân tộc nào cũng đều là một hiện tượng không bất biến, nó luôn được phát triển, bổ sung trong hoạt động thực tiễn của con người. Chữ THU GIÁ trong tiếng Việt nếu chưa từng có trong bất kỳ cuốn từ điển nào như TS Hồ Xuân Mai khẳng định, thì giờ đây nó đang hiển hiện trong cuộc sống đó thôi. Công lao phát hiện ra hai từ này là của ngài thượng thư Bộ Lộ Nguyễn Văn Thể.

5767. NỊNH NGU, NỊNH THỐI...

Hình ảnh
NỊNH NGU, NỊNH THỐI:  TRƯỜNG HỢP NGUYỄN TUẤN CƯỜNG, VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÁN NÔM Chu Mộng Long Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Hán Nôm, tài khoản Fb Nandemo Meiyou, khẳng định khi anh ta "khảo cổ" (chắc là “khảo cổ học tri thức” giống Foucault?) thấy có từ "thu giá" đã từng được dùng! Mà đã Viện trưởng Viện Hán Nôm nói thì chắc là đúng như in! Vậy là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã bắt được vàng. Vàng ròng! Ông Viện trưởng Viện Hán Nôm ấy nói gì? Rằng thì là, theo ông ấy, Bộ Giao thông vận tải dùng chữ “thu giá” là đúng. Bởi vì từ xưa người Việt đã dùng chữ này và được ghi trong sách vở. Dẫn liệu mà ông Viện trưởng đưa ra là “thu giá mới”, ‘thu giá cũ”, “thu giá riêng”… Có nghĩa là theo ông, chỉ cần gọt cái đuôi “mới”, “cũ”, “riêng” đi thì ta có từ ngữ gọn, chuẩn, hay? Vậy sao ông không bạo gan đề xuất gọt cái đuôi khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thành “kinh tế thị trường” cho nó chuẩn xác. Hay là vì ôn

5751. Hủy-Tạo: Từ “giao hoan” và câu chuyện ngôn ngữ

Hình ảnh
Hủy-Tạo: Từ “giao hoan” và câu chuyện ngôn ngữ Jacques Lacan (1901 – 1981) Chu Mộng Long :   Nhà nghiên cứu phê bình Đặng Tiến ở Pháp có thắc mắc:  Tại sao các từ điển tiếng Việt hiện hành đều đồng loạt giải thích “giao hoan là cùng nhau vui vẻ” ? Bác mỉa mai: “Tôi ngạc nhiên mà cũng có hoang tưởng lén lút”. Hoang tưởng lén lút cái gì? Hiển nhiên là nghĩ đến quan hệ tình dục. Cách giải thích của từ điển như vậy ắt người nước ngoài học tiếng Việt dễ nhầm tưởng nghĩa-đang-sử-dụng của  giao hoan  là cùng nhau vui vẻ, giống như “liên hoan”. Mà không chỉ người nước ngoài, nếu một thanh niên bản ngữ tưởng từ điển là chuẩn, rất dễ bị ăn tát khi nói với cô gái nào đó, rằng “anh muốn giao hoan với em”. Một số học giả đặt hoài nghi, hay là tại thời điểm biên soạn từ điển, từ  giao hoan  không có nghĩa như hiện nay? Trong cảm thức của tôi, nghĩa gốc của  giao hoan  chỉ có thể là quan hệ xác thịt. Mà quan hệ xác thịt thì hiển nhiên là vui vẻ. Vui vẻ nhất trong mọi sự vui vẻ.

5727. THÔNG BÁO VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG VINH DANH CHỮ QUỐC NGỮ

Hình ảnh
THÔNG BÁO VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG VINH DANH CHỮ QUỐC NGỮ GS Nguyễn Đăng Hưng Ngày 31/12/2017, lo lắng về đợt tấn công liên tục chữ Quốc ngữ của một vị nguyên PGS.TS - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, tôi có nêu một đề nghị khá táo bạo trên phây: https://www.facebook.com/h.nguyendang/posts/10156171056979736 TÔI ĐỀ NGHỊ NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐỒNG TÂM HIỆP SỨC TẠO ĐIỀU KIỆN DI DỜI HÀI CỐT CỦA CỤ ALEXANDRE DE RHODES VỀ VIỆT NAM, CHỌN  MỘT ĐỊA ĐIỂM CHÔN CẤT THẬT TRANG TRỌNG, ĐỂ DÂN VIỆT CÓ ĐIỀU KIỆN THĂM VIẾNG THẮP HƯƠNG TRI ÂN VỊ ĐẠI ÂN NHÂN NÀY CỦA TOÀN DÂN TỘC.

5639. KHI SỰ NGU NHÂN DANH KHOA HỌC

Hình ảnh
Chu Mộng Long: KHI SỰ NGU NHÂN DANH KHOA HỌC Chu Mộng Long Tôi không cổ súy thiên hạ chửi một ông già trên tám mươi như ông Bùi Hiền dù ông đáng bị chửi khi công bố một “công trình khoa học” đe dọa và gây tổn thương cho cả cộng đồng. Sự thực, ông ấy gốc học tiếng Trung, tiếng Nga và chỉ làm cái việc dạy tiếng, không phải là chuyên gia ngôn ngữ học đích thực nên hiểu sai làm sai là chuyện thường tình. Nhưng tôi phải nổi giận mà viết bài cuối cùng này. Bài này dành cho những chuyên gia ngôn ngữ học như Phạm Văn Tình, Trần Ngọc Thêm, Lê Đức Luận… kể cả cái ông Ngô Như Bình đang dạy tiếng Việt bên đại học Harvard.

5631. Một đề xuất có tính hủy hoại văn hóa

Hình ảnh
Một đề xuất có tính hủy hoại văn hóa Trần Đình Sử Theo FB TĐS GS Trần Đình Sử Tôi đã định không phát biểu về đề nghị tào lao, có hại của ông Bùi Hiền, nhưng thấy một số người vẫn khuyến khíchông ấy và ông ấy quyết tâm làm đến cùng nên phải nói đôi lời., nhân có một phóng viên phỏng vấn. Ông Hiền không hiểu cái chữ mà ông ấy đề xuất sẽ có hại thế nào đối với chữ viết Việt Nam. Chỉ cần nói thế này là rõ: Nếu cái chữ của ông ấy mà được thông qua, thì toàn dân Việt Nam đang thoát nạn mù chữ lại mù chữ trở lại.

5629. Đừng để dân chúng lộn… ruột

Hình ảnh
Đừng để dân chúng lộn… ruột PNTB:   Có thể nói, đề xuất của ông TS Bùi Hiền này chỉ rắc rối hóa vấn đề. Chắc ngứa tay muốn làm để lấy danh, lấy tiếng? Lưu Trọng Văn  - Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của  tiến sĩ Bùi Hiền . Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo. Gã cho rằng tiến sĩ Bùi Hiển có quyền thay đổi hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay theo ý mình mà ông cho là khoa học hơn. Có điều ông đã tách chữ viết ra khỏi âm, với bất cứ ngôn ngữ nào âm tức là tiếng mới là hồn, cốt cách, văn hoá của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy.

5624. BỔ SUNG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Hình ảnh
BỔ SUNG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT PNTB Trong nhóm “Trà xanh – Điếu cày” ở đầu làng Cổ Hoàng, hôm nào cũng tụ tập luận bàn những chuyện giời ơi đất hỡi. Hôm rồi thấy “cãi nhau” về hai chữ TRÍ THỨC. Mấy lão Khế, Cậy, Mít, Bòng, Quýt, Táo… đều “tràng cảnh tắc đại thanh”, nhưng cả tiếng đồng hồ không định nghĩa nổi Trí thức là gì. Anh thì bảo, cứ có bằng đại học, cử nhân là trí thức tuốt tuột. Anh thì rằng, phải là “tầm cỡ” trên đại học như thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư mới được gọi là trí thức. Anh thì phản biện: “Cái thời buổi nhiều tiến sĩ giấy làm đồ chơi cho trẻ con, như cụ Nguyễn Khuyến đã làm thơ… mà cứ tiến sĩ được gọi là Trí thức thì phải có thêm từ TRÍ THỨC GIẤY vào Từ điển !”…

5615. Lạm bàn về nói ngọng và viết sai chính tả

Hình ảnh
LẠM BÀN VỀ NÓI NGỌNG VÀ VIẾT SAI CHÍNH TẢ   1       HIỆN TƯỢNG Người Việt Nam có ý thức dân tộc phải bắt đầu từ những việc nhỏ, như nói đúng âm chuẩn, viết đúng chính tả tiếng Việt. Muốn học ngoại ngữ, trước hết cần phải nói chuẩn, viết đúng chính tả tiếng mẹ đẻ. Người nói ngọng, viết sai chính tả khiến công chúng nghi ngờ tầm văn hóa của người đó… Thôi thì những người lao động phổ thông, chân lấm tay bùn, ít được học, có nói, viết sai đôi chỗ còn châm chước được. Nhưng đã là chính khách, là trí thức như nhà giáo, nhà báo, nhà văn, diễn viên, ca sĩ…mà nói ngọng, viết sai chính tả thì thật khó coi. Có lần nghe một ông “cốp” phát trên sóng truyền hình: “Kính thưa đồng chí Lông Đức Mạnh…”, lão Mộc hàng xóm nhà tôi hỏi: “Này ông ơi, Tổng bí thư Đảng đổi họ rồi à?!”…

5517. Bộ từ điển Nguyễn Lân chỉ là đoán mò, thiếu cung khiêm và theo cách dạy bình dân học vụ

Hình ảnh
Bộ từ điển Nguyễn Lân chỉ là đoán mò, thiếu cung khiêm và theo cách dạy bình dân học vụ Chu Mộng Long Cụ Nguyễn Lân PNTB: Bài tuy hơi dài, nhưng nên đọc bởi nó rất hay, có sức thuyết phục. Thế mới biết, khoa học không thể dùng 'học phiệt' được mà 'phải sòng phẳng'.  Chu Mộng Long : Giáo sư Nguyễn Huệ Chi muốn tôi trao đổi về ý kiến của chị Nghiêm Thúy Hẳng. Đó là lí do có bài viết này. Bài viết dài trong sự cần thiết để làm rõ một đoạn văn ngắn của chị Nghiêm Thúy Hằng Về cuộc tranh luận sách của Hoàng Tuấn Công: Ý kiến của Ts Nghiêm Thúy Hằng 1.  Xem trên trang của TS. Nghiêm Thúy Hằng, chưa thấy chị có bài trao đổi, tranh luận chính thức nào về sách của Hoàng Tuấn Công mà chỉ chia sẻ các ý kiến khác nhau. Chấp nhận tương tác đa chiều là dấu hiệu tốt của một nền học thuật lành mạnh, đáng khuyến khích. Nhưng trong một comment trả lời ý kiến của người khác, ngoài thái độ đồng tình đầy tự hào về ý kiến của PGS.TS. Lê Đức Luận (xem stt trước của tôi – Lại

3807. Lời chào của MC truyền hình

Hình ảnh
Tại sao MC truyền hình vẫn “thưa quý vị và các bạn”? 11/01/2016  18:48 GMT+7 MC Mai Ngọc trong một chương trình thời tiết về bão   -  Gần đây, có một số   bài báo chê trách   cách sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, tiếng Việt ngày nay được nhìn nhận là đang dần dần bị lệch lạc, thiếu chuẩn mực.   Câu chuyện về   “Thưa quý vị và các bạn” Cách đây chừng hơn chục năm, trên sóng truyền hình, các phát thanh viên vẫn giản dị thưa gửi với   “Xin chào các bạn”   rồi   “Thưa các bạn” .  Bỗng đùng một cái,  một tác giả cao niên bức xúc chuyện một cô phát thanh viên mới tí tuổi đầu đã “dám” ti toe lên trước màn ảnh nhỏ cả nước mà gọi bác và những người lớn tuổi hơn là “bạn”. Một giải pháp được đưa ra: để khỏi làm mếch lòng những người cao niên xem truyền hình, người ta thêm vào cụm từ   “Thưa quý vị”   vào. Lời thưa gửi bỗng biến thành   “Thưa quý vị và các bạn” .

3059. Tiếng Việt - tiếng Mỹ rắc rối quá.

Hình ảnh
TIẾNG VIỆT - TIẾNG MỸ : RẮC RỐI QUÁ POSTED BY THUỲ HƯƠNG Johnson  vẫn lắc đầu than: - Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn... Còn để chỉ