Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình thơ

6152. Thế nào là Nghiêm Minh?

Hình ảnh
Thế nào là Nghiêm Minh? PNTB Đó là thuật ngữ do hai thành tố NGHIÊM và MINH ghép lại. “Nghiêm”, là “không cho phép có một sự vi phạm dù là nhỏ nhất và bất cứ ai, đối với những điều quy định” (Từ điển TV). “Minh”, là rõ ràng, minh bạch, không bị bất kỳ một hành vi nào che đậy. Thuật ngữ Nghiêm minh thường được dùng trong việc xử trí những hành vi sai trái của con người như Kỷ luật và nhất là thực thi Pháp luật. Các vị lãnh đạo cao nhất của đảng, nhà nước VN luôn đề cao việc này (1) Trong phiên xử vụ án Đồng Tâm, Viện Kiểm sát “ Tái khẳng định việc truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội và đủ căn cứ”. Tuy nhiên, “VKS quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo từ Giết người sang Chống người thi hành công vụ, là thể hiện sự khoan dung và nhân đạo” (2) “Truy tố đúng người, đúng tội” nhưng “thay đổi tội danh” vì “khoan dung và nhân đạo”? Phó thường dân như tôi cũng thấy không lọt tai và có thể đặt câu hỏi, khi họ chen những vấn đề không thuộc quy định của pháp luật thay

5550. MỘT LẦN NỮA – “ EM LÀ ĐÔI MẮT” TẬP THƠ LỤC BÁT CỦA NHÀ THƠ KHIẾM THỊ NGUYỄN VIỆT ANH LẠI LÀM TÔI NGẠC NHIÊN

Hình ảnh
MỘT LẦN NỮA – “EM LÀ ĐÔI MẮT” TẬP THƠ LỤC BÁT CỦA NHÀ THƠ KHIẾM THỊ NGUYỄN VIỆT ANH LẠI LÀM TÔI NGẠC NHIÊN Trần Mạnh Hảo /   29- 09 2017 Nhà thơ trẻ khiếm thị Nguyễn Việt Anh. PNTB:  Bạn bè quý mến gửi cho bài bình thơ này. Trần Mạnh Hảo quả là có đôi mắt xanh khi nhìn và cảm thơ. Năm 2014, khi nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh in tập thơ lục bát ( mỗi bài chỉ 4 câu), chúng tôi (TMH) đã viết bài khen nhan đề : “Mặt trời khiếm thị vào thơ” (các bạn muốn đọc xin vào  google.com ,  đánh tên bài viết của TMH trên, sẽ đọc được) Nay, Nguyễn Việt Anh lại gửi tặng tôi tập thơ lục bát 4 câu có nhan đề : “ Em là đôi mắt” ( NXB Hội Nhà văn 2016). Tôi đọc và rất thích tập thơ này. Xin trích bài: “Lưu lạc” “Nào đâu cứ phải bôn ba Chỉ cần ở tại ngôi nhà thân yêu Vào ra sớm sớm chiều chiều Đủ lưu lạc giữa bao nhiêu nẻo đường” ( trang 51)

5106. Có bao nhiêu sự thật trong bài thơ Tình già của Phan Khôi?

Hình ảnh
Có bao nhiêu sự thật trong bài thơ Tình già của Phan Khôi? ( Nhân 85 năm phong trào Thơ mới (1932 - 2017) VNTN - Hơn mười năm trước, có người hỏi tôi:   Có bao nhiêu sự thật trong bài thơ Tình già của Phan Khôi?   Câu hỏi đó đã theo tôi trong suốt một thời gian dài. Cũng câu hỏi này nếu đem hỏi cho một bài thơ tình nào đó của Xuân Diệu hay của Nguyễn Bính thì có hơi ngớ ngẩn, chẳng đáng tốn thời gian để suy nghĩ, bởi hai nhà thơ này có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm bài thơ tình; tư duy ở các ông là tư duy của nhà thơ, tư duy nghệ thuật; sự thực hay hình mẫu được sử dụng cho tác phẩm bao giờ cũng gắn liền với hư cấu, tưởng tượng. Trong khi đó,   Tình già   là bài thơ tình duy nhất của Phan Khôi. Hơn nữa, Phan Khôi tuy có làm thơ, viết truyện ngắn, tiểu thuyết nhưng trước hết ông là nhà báo; tư duy ở ông là tư duy của nhà báo, chủ yếu là tư duy luận lý, luôn lấy tiêu chí trung thành với sự thực làm tôn chỉ cho sáng tác của mình. Vì vậy, con số hai mươi bốn hiện diện tớ

5104. Thơ Hữu Thỉnh và lời bình Chu Mộng Long

Hình ảnh
Thơ Hữu Thỉnh và lời bình Chu Mộng Long PNTB: Nhà thơ Hữu Thỉnh có bài thơ "Căn hộ biển" đăng trên Văn nghệ số Tết Ất Dậu. Nay Chu Mộng Long lại có lời bình (bằng thơ). Xét thấy hay, PNTB mang về đây phục vụ bà con để "Mua vui cũng được một vài trống canh".  Hữu Thỉnh: CĂN HỘ BIỂN Tặng các chiến sĩ Trường Sa Quây đại dương làm một căn hộ lính lát biển làm sân kê gió làm thềm mây đến treo tranh lồng tứ hải thủy triều đưa võng cõng trăng lên.

4163. Cảm nhận bài thơ "Đất Nước Mình" của cô giáo Trần Thị Lam (Hà Tĩnh)

Hình ảnh
Cảm nhận bài thơ "Đất Nước Mình" của cô giáo Trần Thị Lam (Hà Tĩnh) Nguyễn Thùy Trang/ Thứ Sáu, ngày 29.4.16   Phải nói bài thơ đã làm cho Thùy Trang khóc trong tâm trạng đau đớn cùng đất nước. Cô giáo Trần Thị Lam đã đem được cảm xúc đó tới cho người dân Việt Nam . Từng lời thơ của cô nếu đọc sơ qua thì chưa đủ thấm, phải đọc ngấu nghiến từng lời và nhắm mắt lại để cảm nhận hình ảnh đất nước quanh mình. Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

3665. Các cặp tiểu đối trong Truyện Kiều

Hình ảnh
Các cặp tiểu đối trong Truyện Kiều Vũ Đình Mai PNTB:  Nhân Kỷ niệm 250 năm Đại Thi hào Nguyễn Du, tác giả Vũ Đình Mai tiếp tục có bài viết và cần mẫn liệt kê "Các cặp tiểu đối trong Truyện Kiều" gửi tới PNTB. Xin trân trọng giới thiệu, mong những ai quan tâm đến kiệt tác của Đại thi hào dân tộc đọc và coi đây như một cách thưởng Truyện Kiều. VĐM - Ông cha ta đã sáng tạo rất nhiều cách thưởng thức Truyện Kiều: Lẩy Kiều, Nhại Kiều, bói Kiều, đố Kiều… Gần đây, đọc lại Kiều tôi mới phát hiện ra trong thơ của Cụ có quá nhiều những cặp đối. Hình như chính những cặp đối này đã góp phần rất lớn vào cái hay, cái đẹp, cái duyên dáng, uyển chuyển, làm nên cái kì vĩ trong tác phẩm của Cụ.